Cuốn chiếu có gây độc?

(Kiến Thức) - Cuốn chiếu thường sinh sống ở môi trường ẩm ướt, phổ biến dưới các hốc đá, khúc, lá rụng, dưới vỏ cây....

Cuốn chiếu có gây độc?
Hỏi: Nhà tôi đợt này có nhiều con cuốn chiếu. Xin hỏi, tại sao lại có tình trạng này? Cuốn chiếu có gây độc cho con người không? - Trần Hà Vinh (Hà Nội).
 
TS Phạm Đình Trọng, nguyên cán bộ Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật cho biết: Cuốn chiếu thường sinh sống ở môi trường ẩm ướt, phổ biến dưới các hốc đá, khúc, lá rụng, dưới vỏ cây. Có thể thời điểm này mưa nhiều, nhà ẩm ướt nên cuốn chiếu xuất hiện trong nhà nhiều. Đối với con người, nọc độc của cuốn chiếu là các chất ăn da không nguy hiểm. Chúng thường chỉ gây ra những tác động nhỏ, chủ yếu là làm mất màu da. 
Tuy nhiên, một số nọc độc mạnh hơn có thể gây đau nhức, phù nề, ban đỏ, rộp da và nứt da. Nếu nọc độc dây vào mắt có thể gây đau mắt hoặc các hệ quả nghiêm trọng hơn như viêm kết mạc và giác mạc. Các biện pháp sơ cứu bao gồm rửa sạch nơi nhiễm độc bằng nước, sau đó là làm giảm nhẹ tác động của nọc tại nơi nhiễm.

Cá nóc biển có độc hơn cá nóc nuôi?

Cá nóc biển có độc hơn cá nóc nuôi?
 

Hỏi: Có nhiều vụ ngộ độc chết người do ăn cá nóc xảy ra, cá nóc có một loại hay nhiều loại? Cơ chế gây độc của nó thế nào? - Đào Đặng Hồng Thảo (Nhơn Trạch, Đồng Nai).

PGS.TS Dương Thanh Liêm, Hội Hóa học TPHCM cho biết: Trong tuyến sinh dục, gan, ruột và da của cá nóc có chứa một lượng độc tố tetrodotoxin độc tính mạnh, đủ sức giết chết người rất nhanh. Tuy nhiên, do thịt của nhiều loại cá nóc lại thơm ngon, nên làm cho nhiều người chủ quan vì tưởng rằng thịt của nó không độc. Hơn 80 loài cá nóc có chứa độc tố tetrodotoxin.

Các loài cá nóc nuôi ít độc hơn nhiều so với các loài cá nóc tự nhiên ở biển. Vì theo nhiều kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, độc tố trong cá nóc được sản sinh từ một vài loài vi khuẩn phổ biến ở biển. Độc tố tetrodotoxin cũng có trong một số động vật biển như cá vẹt, sao biển, bạch tuộc khoen xanh và cua mắt đỏ.

Thường sau khi ăn cá nóc từ 20 phút - 3 giờ thì nạn nhân bắt đầu nhiễm độc. Hiện nay, chưa có thuốc giải độc cho người ngộ độc cá nóc vì mọi người đều mẫn cảm với độc tố tetrodotoxin. Tốt nhất nên tránh ăn thịt cá nóc và những loài động vật khác có chứa tetrodotoxin.

TIN LIÊN QUAN

TIN ĐỌC NHIỀU

Lá cây lô hội có chứa chất gây ngộ độc

(Kiến Thức) - Lô hội có nhiều tác dụng như làm đẹp da, kháng khuẩn... tuy nhiên loại cây này cũng có thể gây ngộ độc. 

Lá cây lô hội có chứa chất gây ngộ độc
Hỏi: Cây lô hội có chất gì có thể gây ngộ độc? - Nguyễn Thùy Trang (Hải Dương).
 

Hết hồn vì cá sấu khủng chui vào nhà... “xin ngủ cùng“

(Kiến Thức) - Một con cá sấu nặng 150 kg đã lén vào nhà nghỉ Humani ở Zimbabwe và ngủ qua đêm ngay dưới giường ngủ của giám đốc nhà nghỉ này, ông Guy Whittall.

Hết hồn vì cá sấu khủng chui vào nhà... “xin ngủ cùng“
Con cá sấu khổng lồ lén vào ngủ qua đêm dưới giường của ông Guy Whittall
Con cá sấu khổng lồ lén vào ngủ qua đêm dưới giường của ông Guy Whittall 
Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, ông Guy không hề biết con cá sấu đang ngủ dưới gầm giường của mình.
Khi tỉnh dậy vào sáng hôm sau, ông Guy không hề biết con cá sấu đang ngủ dưới gầm giường của mình. 

Tin mới