Cường kích điện tử EA-6B Prowler Mỹ ngừng bay vĩnh viễn

(Kiến Thức) - Hải quân Mỹ vừa cho máy bay tấn công điện tử EA-6B Prowler cuối cùng nghỉ hưu sau gần 45 năm phục vụ.

Cường kích điện tử EA-6B Prowler Mỹ ngừng bay vĩnh viễn
Tạp chí Jane’s cho biết, buổi lễ "tiễn" máy bay tấn công điện tử EA-6B Prowler được tổ chức ngay trong ba ngày Lễ Hoàng hôn ở Căn cứ hải quân Whidbey Island từ ngày 25-27/6/2015.
Máy bay tấn công điện tử Prowler, vốn được phát triển từ loại máy bay tấn công hai chỗ ngồi A-6 Intruder, bắt đầu đi vào hoạt động trong Hải quân Mỹ vào năm 1971. Với việc cho Prowler nghỉ hưu sau gần 45 năm hoạt động, Đơn vị cuối cùng tức là Phi đội tấn công điện tử 134 hiện nay đã được chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng loại máy bay mới Boeing EA-18G Growler.
Cuong kich dien tu EA-6B Prowler My ngung bay vinh vien
Máy bay tấn công điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ.
Mặc dù là một nền tảng tấn công điện tử có năng lực cao, nhưng do Prowler đã phục vụ trong thời gian dài đã có những dấu hiệu già cỗi, cho nên nó cần phải được thay thế.
Hơn nữa, theo Jane’s, do EA-6B Prowler không có khả năng tự phòng vệ nên nó cần một tiêm kích hộ tống khi hoạt động ở những môi trường chống thâm nhập. Với khả năng tốc độ tối đa khá khiêm tốn chỉ ở ngưỡng 556 kt (1029,71 km/h), Prowler không thể theo kịp các chiến đấu cơ hiện đại của hải quân, và đương nhiên sẽ gặp nguy hiểm khi bay trong vùng không phận của đối phương.
Song đây lại không phải là vấn đề của phiên bản máy bay tấn công điện tử kế nhiệm của Prowler, vì nó được dựa trên khung tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet hiện nay của hải quân. Cho nên Growler có khả năng tự phòng thủ với các tên lửa đối không và vì thế nó không cần một tiêm kích hộ tống.
Cuong kich dien tu EA-6B Prowler My ngung bay vinh vien-Hinh-2
EA-6B Prowler kém khả năng tự phòng thủ nên luôn cần có các tiêm kích hộ tống khi thực hiện nhiệm vụ ở vùng không phận của đối phương.
Trong khi việc chuyển đổi từ Prowler sang Growler đã chứng kiến sự mở rộng năng lực hiện tại, thì còn một vấn đề nữa mà Hải quân Mỹ phải giải quyết đó là việc cắt giảm 50% nhân lực phi hành đoàn cần thiết. Với con số phi hành đoàn chỉ bằng một nửa so với đội vận hành Prowler, hải quân cũng đẩy mạnh một trong những ưu tiên hàng đầu là tái xác định lại các vai trò của kíp lái 2 người trên EA-18G Growler. Theo đó phi công hiện không còn phải dành nhiều thời gian vào việc điều khiển bay, mà dành nhiều thời gian hơn vào vận hành các hệ thống thực hiện nhiệm vụ.
Đối với phi đội của máy bay tấn công điện tử EA-6B Prowler, mỗi người được trang bị một dụng cụ cụ thể thể thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, nhưng với Growler thì cả 2 thành viên phi hành đoàn đều có thể truy cập được toàn bộ các hệ thống thực hiện nhiệm vụ trong khoang lái. Tuy nhiên, các hệ thống để thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên có thể được thiết lập dựa phần lớn vào nhiệm vụ bay ở thời điểm đó.
Ngoài hiệu suất tốt hơn, EA-18G Growler cũng dễ dàng bảo trì hơn, chỉ cần 1,6 giờ bảo dưỡng sau mỗi giờ bay. Trong khi Prowler cần đến 30 giờ bảo dưỡng sau mỗi giờ bay. Về số lượng, thời kỷ đỉnh cao có tới 170 chiếc EA-6B Prowler trong Hải quân Mỹ. Nhưng hiện nay tất cả số này chỉ cần có 114 chiếc Growler đảm nhiệm.

Điều chưa biết về vụ Su-24 Nga “dọa chết khiếp” TSB Mỹ

(Kiến Thức) - Cuối năm 2000, các máy bay Su-27 và Su-24 Không quân Nga đã qua mặt hệ thống radar tối tân Mỹ, viếng thăm bất ngờ những 2 lần tàu sân bay USS Kitty Hawk.

Điều chưa biết về vụ Su-24 Nga “dọa chết khiếp” TSB Mỹ

Mỹ biến căn cứ Iwakuni, Nhật Bản thành “tổ chim” làm gì?

(Kiến Thức) - Mỹ sẽ xây dựng căn cứ Iwakuni trở thành “tổ chim” số 1, cho thấy  học thuyết “tác chiến không-hải” của quân đội Mỹ đang được thực hiện nhanh chóng.

Mỹ biến căn cứ Iwakuni, Nhật Bản thành “tổ chim” làm gì?
Tờ Kyodo News cho biết, từ giữa tháng 7, lực lượng máy bay tiếp dầu trên không KC-130 của quân đội Mỹ đóng tại sân bay Futenma (Okinawa), bắt đầu di chuyển đến căn cứ Iwakuni, công tác này có triển vọng hoàn thành vào cuối tháng 8 năm nay.
Về Hải quân Mỹ, 59 máy bay trên tàu sân bay cũng có kế hoạch di chuyển từ căn cứ Atsugi tỉnh Kanagawa đến căn cứ Iwakuni vào năm 2017. Ngoài ra, Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Nhật tiết lộ, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 sẽ triển khai tại căn cứ Iwakuni. Khi đó số lượng máy bay chiến đấu thường trực của quân đội Mỹ tại căn cứ này sẽ đạt 127 chiếc, biến căn cứ này thành “tổ chim” hàng đầu của quân đội Mỹ tại Nhật Bản.

Thăm quan vũ khí Hải quân Nga ở IMDS-2015 (3)

(Kiến Thức) - Triển lãm vũ khí Hải quân Nga (IMDS-2015) không chỉ bao gồm các tàu chiến, súng, pháo mà còn gồm các thành phần phụ.

Thăm quan vũ khí Hải quân Nga ở IMDS-2015 (3)
Tham quan vu khi Hai quan Nga o IMDS-2015 (3)
Đây là một trong những thành phần phụ, có liên quan trong triển lãm vũ khí Hải quân Nga - bồn vệ sinh thiết kế cho tàu chiến. 
Tham quan vu khi Hai quan Nga o IMDS-2015 (3)-Hinh-2
 Hệ thống thiết bị điện tử Pantes.

Tin mới