Cứu chim hồng hoàng bị ung thư bằng cách phẫu thuật mỏ

Con chim hồng hoàng quý hiếm đang nuôi nhốt tại vườn chim Jurong, Singapore đã may mắn thoát khỏi căn bệnh ung thư sau khi các bác sĩ thú y phẫu thuật loại bỏ mỏ.

Cuu chim hong hoang bi ung thu bang cach phau thuat mo

Chim hồng hoàng với mỏ sừng vàng lớn trên đầu 

Theo tờ Iflscience, con chim hồng hoàng tên là Jary, 22 tuổi sinh sống tại vườn chim Jurong, Singapore đã được phẫu thuật thành công trong quá trình chữa trị căn bệnh ung thư.

Các bác sĩ thú ý tại Vườn chim Jurong đã phát hiện con chim hồng hoàng đang nuôi nhốt tại đây bị ung thư sau khi tiến hành sinh thiết.

Ngay lập tức họ đã lên kế hoạch chữa trị cho con vật xấu số đem lại cơ hội sống sót cao nhất cho nó. Hóa trị không được áp dụng vì phương pháp này không đem lại hiệu quả trong những trường hợp trước đây.

Sau khi tham khảo ý kiến của các chuyên gia tại viện nghiên cứu đại học quốc gia Singapore (NUS), trung tâm công nghệ cao CUTE do NUS điều hành và Đại học Keio, Nhật Bản, các bác sĩ đã quyết định phải làm mỏ giả cho con vật.

Nhóm bác sĩ đã phải mất gần 2 tháng để tinh chỉnh, thiết kế cái mỏ đặc biệt cho phù hợp với Jary.

Xie Shangzhe, trợ lý giám đốc bảo tồn, nghiên cứu và dịch vụ thú y tại Khu bảo tồn động vật hoang dã Singapore cho biết: "Jary ăn uống bình thường chỉ 1 ngày sau khi phẫu thuật. Nó cũng tiết ra sắc tố vàng như mỏ thật. Điều này là dấu hiệu tốt cho thấy con vật đã chấp nhận chiếc mỏ giả".

Cuu chim hong hoang bi ung thu bang cach phau thuat mo-Hinh-2

Chim hồng hoàng với chiếc mỏ giả 

Hồng hoàng hay còn gọi là phượng hoàng đất là thành viên to lớn nhất trong họ Hồng hoàng. Chúng sinh sống trong các khu rừng của Ấn Độ, Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc.

Kích thước to lớn có thể dài tới 95–120 cm, với sải cánh dài tới 152 cm và cân nặng 2,15–4 kg. Hồng hoàng cũng có màu sắc đầy ấn tượng của chúng đã góp phần làm cho chúng trở thành một phần trong văn hóa và nghi lễ của một số các bộ lạc địa phương. Hồng hoàng sống khá thọ với tuổi thọ đạt tới 50 năm trong điều kiện nuôi nhốt.

Đặc trưng nổi bật nhất của hồng hoàng là phần mũ mỏ màu vàng tươi và đen trên đỉnh chiếc mỏ lớn của nó. Mũ mỏ rỗng bằng keratin hay chất sừng.

Hiện nay chim hồng hoàng được đưa vào danh sách Đỏ của IUCN, loài này đang bị suy giảm chủ yếu do mất môi trường sống, săn bắn trộm.

Kinh hoàng chim hồng hoàng xơi tái rắn độc châu Phi

(Kiến Thức) - Ngay cả những con rắn độc châu Phi cũng phải bất lực, trở thành thức ăn cho chim hồng hoàng, loài chim mỏ sừng mạnh mẽ.

Kinh hoang chim hong hoang xoi tai ran doc chau Phi
 Chim hồng hoàng, một trong những loài chim đặc biệt nhất ở châu Phi thực sự vô cùng mạnh mẽ, sở hữu chiếc mỏ sừng cứng như sắt, chim hồng hoàng là nỗi khiếp sợ của nhiều loài động vật nhỏ, thậm chí là cả rắn. 

Bi kịch tới từ cái độc của chim hồng hoàng mũ cát

Chim hồng hoàng mũ cát là nạn nhân mới của buôn bán trái phép xuyên quốc gia các bộ phận động vật hoang dã. Loài chim đang dần bị quét sạch để thỏa mãn sự phù phiếm của con người.

Năm năm qua, nhu cầu về sừng đỏ của hồng hoàng mũ cát, loài chim sinh trưởng ở Đông Nam Á, đã bùng nổ. Những sản phẩm từ sừng loài chim này được bán với giá gấp năm lần giá sản phẩm từ ngà voi. Chúng được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, và Hong Kong đóng vai trò quan trọng trong thảm kịch đón đợi hồng hoàng mũ cát. Ảnh: Muhammad Al Zahri.
 Năm năm qua, nhu cầu về sừng đỏ của hồng hoàng mũ cát, loài chim sinh trưởng ở Đông Nam Á, đã bùng nổ. Những sản phẩm từ sừng loài chim này được bán với giá gấp năm lần giá sản phẩm từ ngà voi. Chúng được săn lùng ráo riết trên thị trường chợ đen, và Hong Kong đóng vai trò quan trọng trong thảm kịch đón đợi hồng hoàng mũ cát. Ảnh: Muhammad Al Zahri.

Tin mới