Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô dùng thủ đoạn nào làm bằng giả?

Cựu lãnh đạo Đại học Đông Đô đã chỉ đạo cấp dưới tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào, không đào tạo theo tín chỉ mà chỉ hợp thức các bài thi bằng hình thức phát đề và đáp án để họ tự chép lại.

Cựu Hiệu trưởng ĐH Đông Đô dùng thủ đoạn nào làm bằng giả?
Viện KSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 10 bị can trong vụ án "Giả mạo trong công tác" xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô. Trong số các bị can có Dương Văn Hoà (cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô) và hai cựu Phó Hiệu trưởng Trần Kim Oanh, Lê Ngọc Hà.
Theo cao trạng, từ tháng 4/2017, Trần Khắc Hùng (Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô) đã chỉ đạo Dương Văn Hoà, Trần Kim Oanh, ký các thông báo tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy ngành ngôn ngữ Tiếng Anh; ký hợp đồng thoả thuận hợp tác tuyển sinh và hỗ trợ đào tạo với 15 cơ sở, trong đó 12 cơ sở đã triển khai tuyển sinh, phối hợp đào tạo.
Tuy nhiên, Đại học Đông Đô chưa làm thủ tục đề nghị và chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép đào tạo văn bằng 2 theo quy định tại Quyết định 22/2001 của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, trong đó có văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Tiếng Anh. Trần Khắc Hùng chỉ đạo Dương Văn Hoà ký ban hành quy định mức thu học phí toàn khoá đối với hệ này, mức giá từ gần 30-35 triệu đồng/học viên. Đồng thời ban hành chương trình đào tạo với số lượng 71 tín chỉ, trong thời gian 2 năm.
Cuu Hieu truong DH Dong Do dung thu doan nao lam bang gia?

Dương Văn Hoà cựu Hiệu trưởng Đại học Đông Đô. 

Quá trình tuyển sinh, đào tạo, thấy có nhiều người có nhu cầu lấy bằng nhanh để hoàn thiện đầu vào, đầu ra nghiên cứu sinh, học thạc sĩ, thi công chức… nên cuối năm 2017 đầu 2018, Trần Khắc Hùng tổ chức họp, quán triệt chủ trương làm và cấp văn bằng 2 chính quy không qua tuyển sinh, đào tạo theo quy định. Để làm và cấp bằng giả cho các cá nhân có nhu cầu, Trần Khắc Hùng chỉ đạo Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà (hai Hiệu Phó Đại học Đông Đô) các công việc.
Theo đó, bị can Oanh chỉ đạo cấp dưới tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào, không đào tạo theo tín chỉ mà chỉ hướng dẫn học viên hợp thức các bài thi bằng hình thức phát đề và đáp án để họ tự chép lại. Cá biệt có trường hợp không phải hợp thức bài thi. Sau khi học viên hoàn thiện các bài thi, các bị can rọc phách, chuyển cho các giáo viên của trường chấm bài, tổng hợp kết quả, lập bảng điểm khoá học cho từng học viên. Sau khi in bằng xong, Dương Văn Hoà ký phát hành.
Để có phôi in bằng giả, tháng 10/2018, Oanh chỉ đạo cấp dưới hợp thức hoá bằng cách làm các văn bản để Hoà ký gồm: Quyết định danh sách thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng thứ 2 từ năm 2015. Tháng 4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu trường giải trình về hoạt động đào tạo văn bằng 2 Tiếng Anh. Để che giấu sai phạm, Hoà đã ký hợp thức các quyết định công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy gồm: Quyết định về việc công nhận tốt nghiệp đại học hệ văn bằng 2 chính quy đợt 1; đợt 2.
Trần Khắc Hùng và Oanh còn chỉ đạo cấp dưới sử dụng các tờ giấy A4 đã đóng dấu "Trường đại học Dân lập Đông Đô" về việc công nhận thí sinh trúng tuyển hệ văn bằng thứ 2 năm 2015, 2016. Tuy nhiên, Cơ quan điều tra xác định, con dấu "Trường Đại học Dân lập Đông Đô" đã bị huỷ từ ngày 27/6/2017 khi đổi tên trường thành Đại học Đông Đô. Oanh là người chỉ đạo cấp dưới đóng các con dấu khống này trước khi thay đổi con dấu.
Quá trình làm và cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả, các bị can đã thực hiện theo chỉ đạo của Trần Khắc Hùng. Theo đó, hiệu trưởng Dương Văn Hòa biết rõ việc làm và cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua tuyển sinh, đào tạo là vi phạm pháp luật nhưng vẫn ký 431 văn bằng giả trong thời gian từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, thu lợi bất chính số tiền hơn 7,1 tỷ đồng.
Trong đó, Cơ quan điều tra đã điều tra làm rõ 210 trường hợp được cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả và việc sử dụng bằng giả để kiến nghị xử lý theo quy định; còn lại 221 trường hợp được cấp văn bằng giả đã xác định được họ tên, tuổi người được cấp bằng nhưng không xác định được nơi cư trú, đơn vị công tác. Trong vụ án này, các bị can vì vụ lợi đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao làm và cấp văn bằng, giấy chứng nhận giả cho các cá nhân không tham gia thi tuyển, đào tạo theo quy định.
>>>> Xem thêm video: Truy tố 10 bị can trong vụ cấp bằng giả tại Trường Đại học Đông Đô

Nguồn: ANTV.

Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô vừa bị Bộ Công an truy nã là ai?

Ông Trần Khắc Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Đại học Đông Đô là Chủ tịch nhiều công ty và từng được nhận biểu tượng "Rồng thiêng Doanh nhân hiền tài”.

Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô vừa bị Bộ Công an truy nã là ai?
Ông Trần Khắc Hùng là chủ tịch nhiều công ty

Xem xét trách nhiệm các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GÐ&ÐT

Cơ quan ANĐT - Bộ Công an xác định có 60 trường hợp sử dụng bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2) do Đại học Đông Đô cấp, trong đó có 55 người dùng bằng này để làm luận án tiến sỹ.

Xem xét trách nhiệm các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ GÐ&ÐT
 Làm giả hồ sơ để mua hơn 1.000 phôi bằng

Theo kết luận điều tra của Cơ quan ANĐT Bộ Công an, quá trình hoạt động, trường Đại học Đông Đô chưa được Bộ GĐ&ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2, nhưng từ năm 2015 trường này đã đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và được Bộ GĐ&ĐT (Vụ Kế hoạch tài chính) thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và được Vụ Giáo dục đại học cho đăng tải “Đề án tuyển sinh” lên cổng thông tin tuyển sinh của bộ.

Lợi dụng sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý việc tuyển sinh, đào tạo, cấp bằng đối với hệ văn bằng 2 và chính sách tự chủ giáo dục đại học, Trần Khắc Hùng (SN 1972,Chủ tịch HĐQT Đại học Đông Đô, hiện đang bỏ trốn) và đồng phạm đã cấp bằng cho hàng trăm trường hợp mà không cần phải học hoặc tuyển sinh.

Cụ thể, từ tháng 4/2017, ông Hùng đã chỉ đạo Dương Văn Hòa (SN 1983, Hiệu trưởng) và Trần Kim Oanh (SN 1978, Hiệu phó) ký thông báo tuyển sinh văn bằng 2 Tiếng Anh gửi các cơ sở, cá nhân đồng thời ký hợp đồng hỗ trợ tuyển sinh, đào tạo văn bằng 2 tiếng Anh với 15 cơ sở đào tạo.

Sau khi có 12 cơ sở đăng ký với số lượng 3.527 học viên, Hùng đã giao Trần Kim Oanh và Lê Ngọc Hà ( SN 1978, Hiệu phó) chỉ đạo nhân viên tiếp nhận hồ sơ học viên, không tổ chức thi đầu vào, không đào tạo theo chương trình mà tổ chức hướng dẫn học viên hợp thức bài thi bằng cách phát đề thi và đáp án cho học viên chép lại, cá biệt có trường hợp không phải hợp thức bài thi.

Để có phôi in bằng giả, tháng 10 và 11/2018, Trần Kim Oanh chỉ đạo Trần Ngọc Quang (Phó phòng đào tạo) làm giả các quyết định về việc công nhận danh sách thí sinh trúng tuyển đại học hệ văn bằng 2 để Dương Văn Hòa hoàn tất thủ tục ký gửi Bộ GD&ĐT đề nghị mua tổng cộng 1.303 phôi bằng… Sau khi in bằng, Dương Văn Hòa ký cấp phát cho các cá nhân.

Trường Ðông Ðô đã cấp hơn 600 bằng

Căn cứ tài liệu thu giữ được, CQĐT xác định trường Đại học Đông Đô đã cấp bằng cử nhân ngành ngôn ngữ tiếng Anh cho 626 trường hợp, nhưng chỉ có 216 trường hợp có thông tin để xác minh.

Kết quả xác minh xác định trong số 216 trường hợp nêu trên có tới 193 người được cấp bằng không qua tuyển sinh, đào tạo hoặc không đủ điều kiện để cấp bằng (số bằng này được cấp trong giai đoạn từ tháng 5/2018 đến tháng 3/2019); 23 người có tham gia học tập tại các cơ sở nhưng do Đại học Đông Đô chưa được cấp phép đào tạo văn bằng 2 nên số bằng đã cấp cho những người này không có giá trị.

Xem xet trach nhiem cac don vi, ca nhan thuoc Bo GÐ&ÐT
 Chân dung bị can Trần Khắc Hùng và Dương Quang Hòa

ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý, để cấp dưới "qua mặt"?

Chuyên gia cho rằng, Bộ GD&ĐT cần rà soát, xử lý nghiêm cấp dưới "qua mặt", gián tiếp tạo điều kiện cho Đại học Đông Đô tuyển sinh khi chưa được cấp phép.

ĐH Đông Đô cấp bằng giả: Bộ GD&ĐT buông lỏng quản lý, để cấp dưới "qua mặt"?
Kết luận của cơ quan điều tra cho thấy, dù Đại học Đông Đô chưa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) cho phép đào tạo văn bằng 2 nhưng từ năm 2015, các đơn vị của Bộ đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và cho đăng tải đề án tuyển sinh của trường lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ. Trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.

Tin mới