Cứu sống 2 bệnh nhân đột quỵ cấp nhờ tận dụng thời gian "vàng"

(Kiến Thức) - Đêm 27/8/2019, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã cứu sống 2 bệnh nhân bị đột quỵ não nặng trong thời gian "vàng" 40 phút.

Cứu sống 2 bệnh nhân đột quỵ cấp nhờ tận dụng thời gian "vàng"
Tối 27/8, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ tiếp nhận 2 bệnh nhân bị đột quỵ não nặng là bà Nguyễn Thị Dữ (66 tuổi, ngụ huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) và ông Trần Văn Thành (63 tuổi, ở huyện Giồng Riềng, Kiên Giang).
Bệnh nhân Nguyễn Thị Dữ vào viện lúc 19 giờ 25 phút ngày 27/8/2019 với tình trạng nôn ói, lơ mơ, tiếp xúc chậm, liệt nửa người trái (bệnh nhân từ lúc có triệu chứng đến lúc nhập viện là 3 giờ 15 phút, bệnh nhân có bệnh lý rung nhĩ trước đó).
Bệnh nhân Trần Văn Thành nhập viện vì nói khó, liệt nữa người trái, tiếp xúc chậm (bệnh nhân từ lúc có triệu chứng đến lúc nhập viện là 5 giờ 30 phút, bệnh nhân có bệnh lý tăng huyết áp trước đó).
Ngay sau khi nhận thông tin từ Khoa Cấp cứu, TS Hà Tấn Đức, Trưởng đơn vị Can Thiệp Đột Quỵ của bệnh viện đã kích hoạt quy trình cấp cứu đột quỵ được xem như là quy trình báo động đỏ nội viện.
Cuu song 2 benh nhan dot quy cap nho tan dung thoi gian
Bệnh nhân Trần Văn Thành hồi phục sau can thiệp đột quỵ - Ảnh: Zing
Kết quả chụp C.T của mạch máu não bệnh nhân Trần Văn Thành là tắc mạch máu não giữa đoạn gần nên bệnh nhân có chỉ định can thiệp hút huyết khối và dụng cụ. Do bệnh nhân này vào cấp cứu trong thời gian gần hết giờ vàng (6 tiếng) nên được ưu tiên can thiệp trước. Quá trình can thiệp cho bệnh nhân cho bệnh nhân này diễn ra thuận lợi hơn so với dự kiến nên thời gian tái thông mạch máu não chỉ mất 20 phút.
Trong khi đó, bệnh nhân Nguyễn Thị Dữ vào viện thời gian là 3 giờ 15 phút tính từ khi có triệu chứng, kết quả chụp C.T mạch máu não cũng cho thấy tắc động mạch máu não giữa đoạn gần, trường hợp này bệnh nhân có chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết trước. Tuy nhiên kết quả kiểm tra C.T scan mạch máu não cho thấy mạch máu não không được tái thông do đó bệnh nhân tiếp tục được chỉ định can thiệp tái thông mạch máu não bằng dụng cụ.
Mặc dù cả 2 ê kíp can thiệp đã được khởi động để sẵn sàng can thiệp cùng lúc cho 2 bệnh nhân. Nhưng nhờ việc cạn thiệp cho ca đầu tiên diễn ra thuận lợi, ít thời gian nên ê kíp bác sĩ Trịnh Thành Tính vẫn kịp thời can thiệp cho ca thứ 2 là bệnh nhân Nguyễn Thị Dữ. Ca can thiệp này cũng chỉ diễn ra trong vòng 20 phút, đã tái thông mạch máu não cho bệnh nhân. Như vậy, chỉ trong vong 40 phút, ê kíp can thiệp của bệnh viện đã can thiệp thành công cho 2 bệnh nhân.
Hiện tại sau 12 tiếng can thiệp, tình trạng của 2 bệnh nhân diễn tiến rất tốt trong đó bệnh nhân Trần Văn Thành hồi phục gần như hoàn toàn còn bệnh nhân Nguyễn Thị Dữ tri giác tỉnh, tiếp xúc tốt, sức cơ bên liệt đã hồi phục khá.
Theo TS Hà Tấn Đức phó khoa hồi sức tích cực – Trưởng đơn vị can thiệp can thiệp đột quỵ: Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây nên tử vong cao và để lại một số di chứng vĩnh viễn cho bệnh nhân. Đặc biệt, đột quỵ có thể xảy đến với tất cả mọi người không kể lứa tuổi hay giới tính (ngày nay có khoảng 25% ca đột quỵ lại xảy ra ở những người trẻ tuổi, tăng gần 50% trong vòng 12 năm qua).
Người bệnh đột quỵ não có thể bị liệt, hôn mê và thậm chí tử vong. Đột quỵ không những là nguyên nhân gây tử vong thứ ba mà còn gây tàn phế hàng đầu cho người bệnh, là gánh nặng về kinh tế cho gia đình và xã hội. Theo số liệu của Hội Đột quỵ Thế giới, cứ 6 người sẽ có 1 người bị đột quỵ. Ở Việt Nam, mỗi năm có 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở nam giới là 18% và ở nữ giới là 23%.
Đột quỵ não được chia làm 2 loại chính: Đột quỵ do chảy máu não (chảy máu nội sọ, chảy máu khoang dưới nhện) và đột quỵ do thiếu máu não (nhồi máu não, cơn tai biến mạch máu não thoáng qua) trong đó là xuất huyết não chiếm 20% và nghẽn mạch máu não chiếm 80%.
Trường hợp nghẽn mạch máu não như 2 bệnh nhân ở trên thường có triệu chứng báo trước là cơn thiếu máu não thoáng qua gây chóng mặt, tê yếu nữa bên người, nóikhó, miệng méo, có trường hợp mất ý thức tạm thời, té xỉu. Khi có những triệu chứng này người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, thời gian tốt nhất là trước 6 giờ kể từ khi có triệu chứng, tức là bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Tuyệt đối không tắm những thời điểm này để tránh đột quỵ

(Kiến Thức) - Tắm rửa là việc vệ sinh hàng ngày, tuy nhiên, có những thời điểm bạn tuyệt đối không nên tắm vì rất dễ dẫn đến đột quỵ, gây tử vong.

Tuyệt đối không tắm những thời điểm này để tránh đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai. Vì vậy, cách tốt nhất bạn có thể làm để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ chính là thay đổi thói quen sinh hoạt thường ngày.

Cậu bé 7 tuổi suýt mất mạng vì lý do khiến ai cũng bất ngờ

(Kiến Thức) - Stephen Corner, 7 tuổi, ở thành phố Mineral, Ohio, bị đột quỵ do một loại virus bí ẩn tấn công trong khi đang chơi bóng đá vào một buổi chiều tháng 6/ 2018.

Cậu bé 7 tuổi suýt mất mạng vì lý do khiến ai cũng bất ngờ
Cau be 7 tuoi suyt mat mang vi ly do khien ai cung bat ngo
Giữa trận đấu, Stephan kêu đau đầu, và đến giờ nghỉ, cậu bé chạy lại ngồi trên lòng mẹ thì đột nhiên ngã gục xuống. Nicole Cavall, mẹ của Stephen vội ôm chặt lấy cậu bé và khẩn trương đưa đến bệnh viện.  

Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ “hỏi thăm” bạn

(Kiến Thức) - Đột quỵ thường xuất hiện đột ngột và dễ gây biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.

Dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ “hỏi thăm” bạn
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban

Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ, cần chuyển ngay tới các cơ sở y tế gần nhất sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong và tàn phế.

Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-2
Nhìn mờ: Đột quỵ gây nên tình trạng nhìn mờ ở cả 2 mắt hoặc mất thị lực 1 bên mắt. Người bệnh cần chú ý nếu thấy mắt nhìn mờ thì nên nói ngay với người thân để được đưa đến cơ sở y tế kịp thời.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-3
Khó nói hoặc nói nhịu: Người bị đột quỵ sẽ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp, phát âm hoặc không nói được, khả năng nhận biết lời nói của người khác cũng chậm hơn.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-4
Tay chân yếu: Nếu người thân có những biểu hiện yếu hoặc liệt chi, bạn có thể kiểm tra bằng cách giang rộng 2 tay họ trong 10 giây. Nếu 1 cánh tay buông thõng xuống thì chứng tỏ người đó đã bị yếu cơ và đây chính là dấu hiệu của cơn đột quỵ.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-5
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng: Đây có thể là dấu hiệu của cơn đột quỵ nhưng nó rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu của các căn bệnh khác.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-6
Đau cổ hoặc vai: Nếu bạn đột ngột thấy đau ở 1 bên cánh tay, 1 bên chân, 1 bên mặt hay 1 bên ngực thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ. Dấu hiệu này hay xuất hiện ở phụ nữ hơn là nam giới.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-7
Cơn đau đầu dữ dội và đột ngột có thể là triệu chứng nặng nhất và rất phổ biến ở những người bị đột quỵ.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-8
Tái mặt, ủ rũ: Người bị đột quỵ thường có khuôn mặt trông mệt mỏi, ủ rũ, da nhợt nhạt. Các nhân viên y tế thường dựa trên dấu hiệu này để xác định xem bệnh nhân có bị đột quỵ không bằng cách yêu cầu họ mỉm cười. Nếu thấy da chùng xuống, mặt yếu dần thì có thể họ đang trong cơn đột quỵ.
Dau hieu canh bao con dot quy “hoi tham” ban-Hinh-9
Ngoài việc nhận biết phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh đột quỵ, bạn cần chủ động phòng ngừa bằng cách lựa chọn lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, sinh hoạt điều độ và kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ảnh: BS. 

Video "Vì sao người trẻ, khỏe cũng bị đột quỵ?". Nguồn: VTC.

Tin mới