Cựu Thủ tướng Moldova tham nhũng 1 tỉ USD?

Cựu Thủ tướng Moldova Vlad Filat hôm 15/10 bị nhà chức trách nước này bắt giữ vì có liên quan đến “vụ tham nhũng thế kỷ” một tỉ USD.

Cựu Thủ tướng Moldova tham nhũng 1 tỉ USD?
Bê bối của cựu Thủ tướng Moldova Vlad Filat đã khơi dậy nhiều cuộc biểu tình chống đối tại Moldova và làm suy sụp đồng tiền quốc gia này.
Cuu Thu tuong Moldova tham nhung 1 ti USD?
Cựu Thủ tướng Moldova Vlad Filat - Ảnh: Reuters 
Công tố viên Corneliu Gurin cáo buộc Filat biển thủ 250 triệu USD từ hệ thống ngân hàng của nước này. Đây là 1/4 trong tổng số tiền 1 tỉ USD hiện vẫn đang nằm trong vòng nghi vấn.
Vào tháng 4/2015, Ngân hàng Trung ương Moldova phát hiện ra ba ngân hàng nước này đã chấp nhận một khoảng tín dụng lên đến 1 tỉ USD (tương đương với 10% GDP của Moldova) cho một người chưa được xác định danh tính.
Sự biến mất của số tiền khổng lồ trên đã khơi dậy làn sóng phẫn nộ tại đất nước 3,5 triệu dân. Vào tháng 9/2015, hàng ngàn người đã đổ ra đường biểu tình để yêu cầu các lãnh đạo cao cấp từ chức.
Những người biểu tình hô to “Chúng tôi muốn Filat!”, “Filat phải vào tù!”.
Sáng 15/10, quốc hội Moldova đã bỏ phiếu bãi bỏ quyền miễn tố của cựu Thủ tướng Filat theo yêu cầu của phía công tố. Ông Filat bị cơ quan chống tham nhũng bắt giữ tại quốc hội.
Ông Filat giữ chức Thủ tướng Moldova, một nước thuộc Liên Xô cũ, từ năm 2009-2013.

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?

(Kiến Thức) - Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc và ban lãnh đạo hiện nay ở Bắc Kinh làm thế nào để giải quyết vấn nạn này?

Vì sao nạn tham nhũng bùng phát ở Trung Quốc?
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat, cựu Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Trung Quốc Yukon Huang nhận xét rằng ban lãnh đạo mới ở Trung Quốc xem ra khá thận trọng về cải cách kinh tế, nhưng khá mạnh bạo trong chiến dịch chống tham nhũng. Chiến dịch này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng nhưng những tác động kinh tế trước mắt của nó là khá phức tạp. Giới quan chức tỏ ra do dự trong khâu ra quyết định, tiêu thụ xe sang đã giảm mạnh và tăng trưởng kinh tế có xu hướng ngày càng chậm đi. Điều này khiến người ta đặt câu hỏi về vai trò của tham nhũng trong quá trình phát triển của Trung Quốc trong mấy thập kỷ qua.
Các phân tích về tham nhũng ở Trung Quốc thường gây nhầm lẫn. Làm thế nào để phát hiện tham nhũng và tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc như thế nào?

Mỹ "vô cùng quan ngại" nạn tham nhũng ở Ukraine

Phó Tổng thống Mỹ "vô cùng quan ngại" trước nạn tham nhũng ở Ukraine và băn khoăn trước các gói viện trợ của họ đổ vào Ukraine.

Mỹ "vô cùng quan ngại" nạn tham nhũng ở Ukraine
Theo Sputnik, ông Biden cảnh báo Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk, nếu tình trạng tham nhũng ở Ukraine, Mỹ sẽ không viện trợ cho họ nữa.
My
Mỹ cảnh báo Tổng thống Petro Poroshenko về tình trạng tham nhũng ở Ukraine. (ảnh: AP) 

Ly kỳ chuyện “thánh sống” Nepal lần đầu lộ mặt vì động đất

Trận động đất kinh hoàng xảy ra tại Nepal tháng 4 vừa qua đã khiến một người được tôn là "thánh sống" Nepal phải làm điều không tưởng để thoát thân.

Ly kỳ chuyện “thánh sống” Nepal lần đầu lộ mặt vì động đất
Trước trận động đất 7,8 độ Richter xảy ra ngày 25/4, Bajracharya chỉ xuất hiện trước mặt công chúng khi được khênh trên một chiếc kiệu gỗ trang trí công phu. Vị nữ thần của quốc gia thuộc dãy Hymalaya, được gọi là Kumari, sống ẩn dật và hiếm khi nói chuyện trước đám đông. "Thánh sống" Nepal bị ràng buộc bởi những phong tục kết hợp giữa các yếu tố của đạo Hindu và đạo Phật.
Bajracharya - “nữ thần sống” trị vì lâu nhất trong suốt 3 thập kỷ đã phải chạy ra khỏi nhà khi động đất xảy ra. (Ảnh: Daily Mail)
Bajracharya - “nữ thần sống” trị vì lâu nhất trong suốt 3 thập kỷ đã phải chạy ra khỏi nhà khi động đất xảy ra. (Ảnh: Daily Mail) 
Nhưng khi phải đối diện với trận động đất khủng khiếp, Bajracharya đã không còn con đường nào khác ngoài việc rời khỏi nơi cư trú của mình ở khu phố cổ thuộc thành phố lịch sử Patan, phía nam Kathmandu. Và lần đầu tiên kể từ khi sinh ra, vị “nữ thần sống” này phải tự bước đi trên đôi chân của mình.
Trước trận động đất kinh hoàng tại Nepal, "nữ thần" Bajracharya chưa từng phải đi bộ ra đường. (Ảnh: Daily Mail)
Trước trận động đất kinh hoàng tại Nepal, "nữ thần" Bajracharya chưa từng phải đi bộ ra đường. (Ảnh: Daily Mail) 
“Tôi chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày phải rời bỏ ngôi nhà của mình. Có lẽ thần phật trên trời đang tức giận vì con người ngày càng không còn tôn trọng truyền thống nữa”. Bajracharya chia sẻ. Bà vẫn rất đau buồn về sự ra đi của 8.800 người dân Nepal sau thảm họa thiên tai này. Khi trận động đất xảy ra, ngôi nhà 5 tầng của Bajracharya bị rung lắc mạnh. Gia đình bà vẫn ở lại trong nhà, chờ đợi xem liệu Kumari có phá vỡ truyền thống và đi cùng với họ.
“Chúng tôi không thể bỏ lại ngôi nhà như mọi người, chúng tôi phải nghĩ cho bà ấy. Chúng tôi không biết phải làm gì. Nhưng khi thiên tai xảy ra, không ai có thể nghĩ thêm điều gì khác nữa”, Chanira Bajracharya, cháu gái của “thánh sống” chia sẻ. Dhana Kumari Bajracharya được tôn làm “nữ thần” năm 1954, khi bà mới được 2 tuổi và được gọi là Kumari của Patan, cai trị trong suốt 3 thập kỷ.
Quảng trường Patan Durbar tại thành phố Patan, Nepal. Bên phải là Cung điện hoàng gia cổ và bên trái là các ngôi đền Hindu. (Ảnh: Wikimedia Commons/Clemensmarabu)
Quảng trường Patan Durbar tại thành phố Patan, Nepal. Bên phải là Cung điện hoàng gia cổ và bên trái là các ngôi đền Hindu. (Ảnh: Wikimedia Commons/Clemensmarabu) 

Tin mới