Cựu Tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn 'rút ruột' 50 tỷ đồng như thế nào?
Viện kiểm sát Quân sự Trung ương đã ra cáo trạng truy tố 7 bị can trong vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Bộ tư lệnh Cảnh sát biển thuộc Bộ Quốc phòng.
Hải Ninh
Trong số 7 bị can bị truy tố về tội Tham ô tài sản có cựu Trung tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Nguyễn Văn Sơn; cựu Trung tướng, cựu Chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Hoàng Văn Đồng theo quy định tại khoản 4 điều Điều 353 Bộ luật Hình sự.
Cựu tư lệnh Cảnh sát biển Nguyễn Văn Sơn
Các bị can còn lại gồm cựu Thiếu tướng, cựu Phó chính ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Doãn Bảo Quyết; cựu Thiếu tướng, cựu Tham mưu trưởng Phạm Kim Hậu; cựu Thiếu tướng, cựu Phó tư lệnh Bùi Trung Dũng; Đại tá, cựu Phó tư lệnh Nguyễn Văn Hưng và Thượng tá, cựu Phó phòng tài chính Bùi Văn Hòe.
Theo cáo trạng, năm 2019, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển phân bổ 150 tỷ đồng ngân sách Nhà nước cho Cục Kỹ thuật để mua sắm vật tư, thiết bị. Bị can Nguyễn Văn Sơn khi đó gặp, yêu cầu Nguyễn Văn Hưng phải rút ra 50 tỷ đồng để chuyển lại cho Bộ Tư lệnh sử dụng.
Trước yêu cầu của Sơn, bị can Hưng cho rằng, Cục Kỹ thuật chưa bao giờ làm việc này, muốn rút ra 50 tỷ đồng cần có sự thống nhất trong Thủ trưởng Bộ Tư lệnh.
Sau đó, Nguyễn Văn Sơn tạo điều kiện cho Cục kỹ thuật bằng cách chỉ đạo phân bổ thêm 29 tỷ đồng, khiến ngân sách cho Cục này tăng lên 179 tỷ đồng.
Tháng 4/2019, tại phòng ăn của Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, ông Sơn cùng Trung tướng Hoàng Văn Đồng và 3 Thiếu tướng Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, nói về việc rút 50 tỷ đồng ngân sách phân bổ cho Cục Kỹ thuật. Tại đây, tất cả đều đồng ý nên ông Sơn chỉ đạo Nguyễn Văn Hưng thực hiện.
Nhận được chỉ đạo, ông Hưng lại yêu cầu 6 Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Kỹ thuật phải rút đủ 50 tỷ đồng. Khi bị những Trưởng phòng phản ứng là khó, bị can này cho rằng: "Phải xác định việc rút lại 50 tỷ đồng là nhiệm vụ thủ trưởng giao và phải hoàn thành".
Sau đó, mỗi trưởng phòng dưới quyền đại tá Hưng được giao chỉ tiêu phải rút ruột từ 50 triệu đồng đến 25 tỷ đồng để đủ mức 50 tỷ đồng ông Sơn yêu cầu.
Tiếp đó, 6 trưởng phòng này phân chia nguồn ngân sách thành 29 gói thầu, trong đó có 9 gói giá trị dưới 10 tỷ đồng để Tư lệnh Cảnh sát biển phê duyệt, không phải báo cáo Bộ Quốc phòng. Cùng với đó, họ "đặt vấn đề" với các nhà thầu để nâng giá, nhằm "hỗ trợ đơn vị có nguồn quỹ vốn sử dụng vào mục đích phúc lợi". Sau đó, 24 hợp đồng được Bộ tư lệnh Cảnh sát biển ký với 16 doanh nghiệp, giúp rút ruột ngân sách 50 tỷ đồng.
Khi có được số tiền này, Trung tướng Nguyễn Văn Sơn chia cho mình và Hoàng Văn Đồng, Doãn Bảo Quyết, Phạm Kim Hậu, Bùi Trung Dũng, mỗi người 10 tỷ đồng.
Đến ngày 19/6/2020, ông Hậu làm đơn gửi cơ quan chức năng, kèm theo 2 file ghi âm phản ánh về tiêu cực, tham nhũng của bản thân và các đồng phạm. Cơ quan chức năng vào kiểm tra, 5 người hưởng lợi tự nguyện nộp lại mỗi người 10 tỷ đồng để khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án.
Với 6 Trưởng phòng thuộc Cục Kỹ thuật, Viện kiểm sát Quân sự Trung ương xác định họ có mối quan hệ lệ thuộc, thực hiện mệnh lệnh cấp trên, không có động cơ vụ lợi và không biết số tiền 50 tỷ đồng sau đó bị chia cá nhân nên không xử lý hình sự.
>>> Mời độc giả xem thêm video Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bình Thuận bị đình chỉ do liên quan vụ án tham ô hơn 5 tỷ đồng
Ban Bí thư chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhanh chóng đưa các hoạt động trở lại bình thường sau Tết.
Ngày 31/1, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp của Ban Bí thư Trung ương Đảng nhằm đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 19 về tổ chức Tết Quý Mão năm 2023 và chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm của Trung ương, các cấp uỷ trong thời gian tới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp. Ảnh: TTXVN
Thủ tướng: Năm 2023 thực hiện 3 công việc trọng tâm, đột phá
Năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tập trung, ưu tiên công tác lãnh đạo, chỉ đạo và nguồn lực cho 3 công việc trọng tâm, đột phá.
Sáng 1/2, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đề ra nhiệm vụ trọng tâm phối hợp công tác năm 2023 và thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế về mối quan hệ công tác giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Ảnh: VGP/Nhật Bắc.