Đá Thị đón năm mới với nhiều niềm vui

"Chúng tôi đón năm mới 2017 và đón xuân Đinh Dậu với niềm vui, tự hào vì đã hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc ở một khu vực quan trọng”, Chỉ huy trưởng đảo Đá Thị nói.

Đơn vị đảo Đá Thị, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân được giao nhiệm vụ kiểm soát, bảo vệ một vùng biển, đảo ở Đông Bắc cụm rạn san hô Nam Yết, huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa), trong đó có bãi đá san hô Én Đất lớn nhất cụm Nam Yết, lâu nay bị nước ngoài nhòm ngó.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ, đảo Đá Thị xác định trọng tâm công tác là nâng cao chất lượng kiểm soát vùng trời, vùng biển, chấp hành nghiêm chỉnh chỉ đạo của cấp trên về xử lý tình huống khi nước ngoài xâm phạm vùng nước các đảo, các tình huống tác chiến bảo vệ vùng biển Việt Nam.

Da Thi don nam moi voi nhieu niem vui
Buổi liên hoan đón Tết sớm ở đảo Đá Thị. 

Đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị bạn, tàu trực chiến để kiểm soát vùng trời, vùng biển, duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, bảo đảm không để sót, lọt mục tiêu, xử lý tình huống kịp thời, chính xác, đúng chính sách. Trong công tác sẵn sàng chiến đấu, đơn vị luyện tập thành thạo các phương án chiến đấu, đặc biệt là phương án chống nước ngoài tập kích bất ngờ, bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, vững chắc, bí mật cho chỉ huy thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống (kể cả tác chiến điện tử của nước ngoài)...

Gần đây, vài trang mạng internet đưa hình ảnh bãi Én Đất có dấu vết bị đào bới bằng thiết bị cơ giới, kèm theo theo lời bình rằng, dường như nước ngoài đã chiếm đóng bãi Én Đất, thậm chí sắp xây dựng nó thành đảo nhân tạo. Nghe hỏi về chuyện này, Đại úy Quách Văn Huỳnh cho biết, bãi Én Đất luôn được quan sát 24/24 giờ, mọi hiện tượng bất thường như tàu lạ, tàu cá nước ngoài kéo đến neo đậu, đánh bắt hải sản đều bị phát hiện và xử lý kịp thời.

“Với những trường hợp đó, ban ngày chúng tôi tới phát loa, dùng tín hiệu xua đuổi, ban đêm thì dùng đèn pha cảnh báo”, Đại úy Huỳnh nói. Năm trước, có một tàu nhỏ của nước ngoài đến đào xúc cát san hô ở bãi Én Đất, nhưng tàu này đã phải dời đi sau khi bị tàu ta đến can thiệp. Trong năm 2016, đảo Đá Thị đã nhiều lần sử dụng các biện pháp xử lý tình huống nước ngoài xâm phạm khu vực bảo vệ, nhưng không có trường hợp nào quá căng thẳng.

Da Thi don nam moi voi nhieu niem vui-Hinh-2
 Đảo Đá Thị nhận quà của CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương.

Trung úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Văn Trường, đội trưởng đội xuồng cao tốc CQ của đảo Đá Thị nói. Năm nay, quà Tết chuyển ra đảo nhiều hơn các năm trước. Ngoài lợn, gà, vịt, cá, nguyên liệu gói bánh chưng... còn có nhiều chậu cây quất, hoa cảnh do tỉnh Đồng Tháp, CLB Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương gửi tặng, nhiều lá thư, thiệp xuân do học sinh, nữ sinh viên từ mọi miền Tổ quốc tự tay làm và gửi tới những người lính đang gìn giữ vùng biển, đảo yêu thương.

Được điều ra đảo Đá Thị làm nhiệm vụ, vừa lên đảo hạ sỹ Dương Hoàng Việt, quê ở huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã nhanh chóng hòa nhập với các hoạt động chung của đảo. Việt cho biết, khi ở trong bờ đã được nghe kể nhiều về đảo, lên đảo thấy các cán bộ chỉ huy, đồng đội ở đảo đều có thái độ vui vẻ, dễ gần nên anh không cảm thấy bỡ ngỡ. “Lần đầu ra đảo, lần đầu ăn Tết ở Trường Sa, Tết này sẽ là một cái Tết không thể quên, một kỷ niệm đẹp của em”. Dương Hoàng Việt nói, khi chia tay chúng tôi ở bến đảo Đá Thị.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT: Bão số 10 rất nguy hiểm, di chuyển nhanh

(Kiến Thức) - Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, bão số 10 được đánh giá là rất nguy hiểm, di chuyển nhanh, diễn biến khó lường, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta.

Bão số 10 có khả năng đổ bộ vào các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị
Thông tin mới nhất liên quan cơn bão số 10, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, vào 13h ngày 13/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,2 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75 đến 90 km/giờ), giật cấp 12.

Bão số 10 mạnh cấp 16, Thủ tướng ra công điện khẩn

(Kiến Thức) - Sáng sớm ngày 14/9, bão số 10 đã đi qua quần đảo Hoàng Sa và đang tiến thẳng vào miền Trung nước ta với sức gió giật cấp 13.

Tính tới 4 giờ sáng ngày 14/9, vị trí tâm bão số 10 (tên quốc tế là DOKSURI) ở vào khoảng 15,9 độ Vĩ Bắc; 113,0 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 140km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90 đến 100 km/giờ), giật cấp 13.
Trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh hơn với vận tốc khoảng 20km/h và tiếp tục mạnh lên. Đến 22h tối nay 14/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,3 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh khoảng 430km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 15.

Do bão số 10, Biên Hòa-TPHCM mưa cực lớn, ngập úng khắp nơi

(Kiến Thức) - Mưa như trút nước kèm theo dông gió do ảnh hưởng của bão số 10 khiến nhiều tuyến đường ở TP Biên Hòa, TPHCM bị ngập úng nghiêm trọng sáng nay.

Do bao so 10, Bien Hoa-TPHCM mua cuc lon, ngap ung khap noi
 Đến 9h sáng nay (14/9), ghi nhận của PV Kiến Thức tại khu vực thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhiều trường học trên địa bàn đã tạm cho học sinh nghỉ học; hàng loạt công nhân tại các khu công nghiệp...cũng trong tình trạng ướt sũng nước phải trở về nhà; các tuyến đường trong thành phố và trên QL51 vẫn còn đang ùn tắc hết sức nghiêm trọng.

Tin mới