Đã xác định chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 gặp nạn

Vị trí máy bay Su-30MK2 gặp nạn cách đảo Mắt (Nghệ An) chừng 14 hải lý. Lực lượng tìm kiếm cứu nạn chưa xác định được tung tích hai phi công.

Xem video Tìm kiếm máy bay bị nạn khi bay huấn luyện (Nguồn video VTV1):
Tối 14/6, trao đổi với Zing.vn, thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn (Phó tư lệnh quân chủng phòng không không quân) cho hay, các đơn vị tìm kiếm đã xác định chính xác vị trí máy bay Su-30MK2 gặp nạn. Nhiều tàu cứu hộ được điều tới khu vực này để tập trung tìm kiếm.
"Tuy nhiên tới nay vẫn chưa xác định được tung tích hai phi công", thiếu tướng Tuấn nói.
Vị trí nghi vấn máy bay Su-30Mk2 số hiệu 8585 gặp nạn - cách đảo Mắt chừng 14 hải lý về phía đông bắc. Đồ họa: Nguyên Anh/GoogleMaps.
 Vị trí nghi vấn máy bay Su-30Mk2 số hiệu 8585 gặp nạn - cách đảo Mắt chừng 14 hải lý về phía đông bắc. Đồ họa: Nguyên Anh/GoogleMaps.
Còn theo đại tá Hà Tân Tiến, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An, đội cứu hộ đã đưa một tàu ra neo đậu tại vị trí khả nghi, cách đảo Mắt khoảng 14 hải lý theo hướng đông bắc. Tại vị trí này, ngư dân phát hiện có vết dầu loang. Đến cuối giờ chiều, một tàu hàng của ngư dân đi qua cung cấp thông tin: theo hướng đông bắc của đảo Mắt (khu vực ngang huyện Diễn Châu) có dấu vết máy bay rơi.
Đại tá Tiến cũng cho biết, ban chỉ huy tìm kiếm đã huy động nhiều loại phương tiện tìm kiếm chiếc máy bay Su-30MK2, gồm 14 tàu, 3 máy bay và gần 200 người.
Lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn gồm Bộ Tổng Tham mưu quân đội nhân dân, lực lượng Phòng quân Không quân, Quân khu 4, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, kiểm ngư, đội tìm kiếm cứu nạn của 5 huyện, thị xã gồm thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Diễn Châu, thị xã Hoàng Mai cùng hàng chục tàu thuyền của ngư dân.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương cứu nạn 2 phi công
Liên quan tới vụ việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có công điện yêu cầu:
Bộ Quốc phòng tập trung tìm mọi biện pháp và huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương tìm kiếm cứu nạn phi công và máy bay trong vụ việc nêu trên.
Bộ Quốc phòng cần tổ chức giải quyết tốt hậu quả; điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân vụ việc và tiến hành rà soát, kiểm tra toàn bộ các quy trình trong công tác chỉ huy, điều hành bay, đảm bảo kỹ thuật hàng không, để kịp thời tổ chức rút kinh nghiệm trong công tác bảo đảm an toàn bay, không để xảy ra vụ việc tương tự.
Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và các bộ Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn và khắc phục hậu quả vụ tai nạn xảy ra.
Sáng 14/6, máy bay Su-30MK2 số hiệu 8585 cất cánh từ sân bay Sao Vàng (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ít phút sau, lúc 7h29, tín hiệu từ chiếc tiêm kích biến mất trên vùng biển Nghệ An, gần khu vực đảo Mắt.
Hai phi công trên chiếc Su-30MK2 mất tích đều dày dạn kinh nghiệm, gồm thượng tá Trần Quang Khải (43 tuổi, Phó trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923) và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường (39 tuổi) Phó phi đội trưởng phi đội 1, Trung đoàn 923.

"Có thể xử lý hình sự vụ Formosa chôn chất thải"

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: "Nếu thực sự Formosa đưa chất thải nguy hại chôn lấp ra môi trường thì có thể xử theo bộ luật hình sự".

Trao đổi với báo Lao Động bên lề hội thảo "Lập quy hoạch tài nguyên nước lực vực sông Hồng - Thái Bình" Bộ trưởng Bộ TNMT khẳng định hiện pháp luật đã quy định rất rõ về việc quản lý chất thải. Theo đó, chủ thể phát sinh ra chất thải phải có những trách nhiệm rất rõ ràng trong quản lý. Luật quy định họ phải chọn những nhà xử lý có năng lực, có giấy phép, phải kiểm tra kỹ thì mới được thực hiện việc chuyển chất thải, những người xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải công nghiệp, rác thải nguy hại phải được cấp phép được cơ quan quản lý ở trung ương nếu chất thải đó thải ra vận chuyển đi qua nhiều tỉnh còn nếu xử lý ở địa phương thì Sở TNMT ở đó cấp phép. Theo ông Hà, khi đối chiếu theo luật, phải xem chất thải đó là chất thải gì, nếu phân tích xong có kết quả, số liệu chính xác thì sẽ xác định rõ trách nhiệm của người phát sinh ra chất thải đó rồi sẽ kiểm tra làm rõ trách nhiệm, năng lực và cơ sở pháp lý của người nhận chất thải đó.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường Trần Hồng Hà. 
Người nhận chất thải thì có hai trường hợp là người vận chuyển và người xử lý. Trong trường hợp nếu thực sự đưa chất thải nguy hại chôn lấp ra môi trường thì có thể xử theo bộ luật hình sự vì đã có quy định về tội đưa chất thải ra huỷ hoại môi trường. Người đứng đầu Bộ TNM khẳng định nếu có phát hiện ra sai ở đâu, lỗi đến đâu xử lý đến đấy và xử lý nghiêm để răn đe.

Quen thói vượt đèn đỏ, nhiều người chẳng ngại vượt đèn vàng?

(Kiến Thức) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46 về xử phạt vi phạm giao thông trong lĩnh vực đường bộ và đường sắt, xử lý các phương tiện vượt đèn vàng cao hơn mức cũ.

Nghị định 46 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2016. Theo đó, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự vượt đèn vàng và đèn đỏ bị phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt mức 300.000 - 400.000 đồng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).
Nghị định 46 sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/8/2016. Theo đó, người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự vượt đèn vàng và đèn đỏ bị phạt tiền từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46). Đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy nếu vượt đèn vàng sẽ bị phạt mức 300.000 - 400.000 đồng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).

Tin mới