Đại án 6.300 tỷ: Thủ quỹ "ôm" tiền từ ngân hàng về giao thẳng cho khách

Sau khi rút tiền từ Ngân hàng Nhà nước, thủ quỹ của Hứa Thị Phấn không nộp về quỹ như quy định mà ôm thẳng lên tòa nhà Lam Giang giao qua tay cho khách hàng.

Sau 2 ngày nghỉ, ngày 14/5, phiên xét xử vụ án "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (TrustBank - nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - VNCB) tiếp tục làm việc.
Trả lời thẩm vấn của HĐXX, bị cáo Ngô Thị Ngân (nguyên Thủ quỹ chính Ngân hàng TMCP Đại Tín) nói “Khi nhận séc từ bộ phận kế toán, bị cáo đến Ngân hàng Nhà nước nhận tiền mặt về. Sau đó mang tới lầu 6 toà nhà Lam Giang trên đường Trần Hưng Đạo Q.1 nơi có bà Hứa Thị Phấn và Bùi Thị Kim Loan đợi sẵn”.
Toà nhà Lam Giang, nơi có các công ty sân sau của bà Phấn đặt tại đây. Bà Phấn, Bùi Thị Kim Loan cũng thường ngồi làm việc tại lầu 6. Còn chi nhánh Lam Giang nằm ở các tầng phía dưới.
Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa. 
Trước câu hỏi của Hội đồng xét xử (HĐXX) vì sao lấy tiền từ NH Nhà nước về không nộp vào kho quỹ mà đem thẳng về toà nhà Lam Giang trên đường Trần Hưng Đạo, bị cáo Ngân cho hay phải làm theo chỉ đạo của Ngô Trí Đức (nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín). Cũng theo bị cáo Ngân, khi mang tiền lên cho Hứa Thị Phấn, ngoài Bùi Thị Kim Loan còn có khách hàng là Công ty Phương Trang ở đó.
“Bị cáo là người giao tiền cho khách hàng”, Ngân khai.
Khi bị HĐXX “vặn”, tại sao không đem tiền về kho quỹ nộp theo đúng quy định, lại phải giao tiền nhất định có mặt bà Phấn và Bùi Thị Kim Loan và vì sao bị cáo giao hết tiền cho khách hàng nhưng số tiền khách hàng nhận và số tiền bị cáo rút tại Ngân hàng Nhà nước là không bằng nhau? Ngân không thể trả lời chỉ lúng túng giải thích “Làm theo chỉ đạo của anh Đức”.
Tuy nhiên, khi đối chất tại tòa, ông Ngô Trí Đức (nguyên Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đại Tín) cho hay, tháng 4/2009 ông về Ngân hàng Đại tín làm việc và toàn bộ việc thu chi cấn trừ từ sáng giờ các bị cáo khai, ông đều không biết.
“Về nghiệp vụ kế toán tôi không nắm rõ, khi tôi về Ngân hàng Đại Tín CN Sài Gòn làm có đề xuất cho Phó giám đốc phụ trách kế toán. Đứng về góc độ pháp lý nếu thủ quỹ gặp khó khăn thì phải xin ý kiến của phó phòng, nếu phó phòng không giải quyết được thì đưa lên phòng kế toán và ngân quỹ giải quyết”, ông Đức khai.
Chiều cùng ngày, HĐXX cũng mời Công ty Cổ phần Phương Trang lên làm việc. Theo điều tra, Từ năm 2012, công ty Phương Trang đã tố cáo NH Đại Tín lợi dụng việc công ty Phương Trang là doanh nghiệp có nhiều bất động sản và động sản có nhu cầu vay tiền nên đã buộc công ty này phải ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt.
Khi Trustbank phê duyệt hồ sơ vay không thông báo cho công ty Phương Trang mà lợi dụng các hồ sơ vay mà công ty Phương Trang đã ký trước để tiến hành giải ngân khoản vay. Nhưng thực chất công ty Phương Trang chỉ thực nhận được số tiền hơn 3.936 tỷ đồng.
Đại diện công ty Phương Trang khẳng định: “Về số liệu và kết luận chúng tôi đồng ý với kết luận điều tra và bản cáo trạng ghi nhận quyền lợi của công ty chúng tôi và những pháp nhân có quan hệ liên doanh là có cùng quyền lợi”.
Trước câu hỏi của HĐXX, vì sao không vay tiền của Hứa Thị Phấn mà lại đồng ý gặp nhận tiền ở tòa nhà Lam Giang lầu 6? Đại diện ủy quyền của công ty Phương Trang trả lời “Vì chi nhánh Lam Giang là của NH và theo chỉ định của NH là tới đó nhận tiền của ngân hàng. Chúng tôi nhận thức việc vay tiền là vay tiền của ngân hàng và chúng tôi tin tưởng vào uy tín của Ngân hàng Đại Tín và bà Phấn.
Công ty Phương Trang không nhận được khoản tiền nào từ hợp đồng mua bán trái phiếu. Công ty Phương Trang không hề ủy quyền hay chỉ đạo 2 cá nhân nào khác ký phiếu chi thu đó” - vị đại diện cho hay.

Vạch thêm những “trò ma” của Phạm Công Danh

Do cần tiền để tăng vốn điều lệ của Ngân hàng xây dựng và trả nợ của Tập đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh đã "tung hứng" hàng ngàn tỷ đồng...

Cơ quan CSĐT, Bộ Công an vừa hoàn tất bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam, nguyên Chủ tịch HĐTV, kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh) cùng 23 bị can khác về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Xin nộp 2000 tỷ để lấy lại khu đất sân vận động Chi Lăng

(Kiến Thức) - Vợ của bị cáo Phạm Công Danh vừa nộp đơn gửi cơ quan chức năng xin được nộp 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây Dựng nhằm lấy lại các khu đất tại sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng).

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, bà Quách Kim Chi, vợ của bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng) vừa có đơn gửi các cơ quan tố tụng trung ương về việc thi hành án dân sự trong vụ án của chồng mình.

Tin mới