Đại biểu chất vấn đề tài “trong ngăn kéo”, Bộ trưởng được “nhắc” trả lời trọng tâm

Chủ tịch Quốc hội “nhắc” Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt trả lời đi vào trọng tâm câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội về đề tài để “trong ngăn kéo”.

Ngày 7/6, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt, đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) đặt câu hỏi chất vấn về việc cho đến nay, có bao nhiêu đề tài nghiên cứu khoa học sử dụng nguồn ngân sách nhà nước đã đưa vào ứng dụng trong thực tiễn, có bao nhiêu đề tài mang lại hiệu quả thiết thực?
Dai bieu chat van de tai “trong ngan keo”, Bo truong duoc “nhac” tra loi trong tam
 Đại biểu Lê Thanh Vân chất vấn Bộ trưởng về đề tài khoa học "trong ngăn kéo".
Bên cạnh đó, đâu là "điểm kích nổ" về chính sách để Việt Nam bứt phá về công nghệ, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý nhà nước, phát triển kinh tế và bảo vệ quốc phòng, an ninh của Tổ quốc?
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cho biết, trong bối cảnh ngân sách còn khó khăn, Chính phủ vẫn kiến nghị Quốc hội bố trí kinh phí cho khoa học công nghệ, dù không đáp ứng theo quy định 2% nhưng cũng đạt tỉ lệ 0,64% GDP…
Dai bieu chat van de tai “trong ngan keo”, Bo truong duoc “nhac” tra loi trong tam-Hinh-2
Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt trả lời chất vấn.
Chủ tịch Quốc hội đã ngắt lời bộ trưởng, nhắc lại câu hỏi của đại biểu Lê Thanh Vân là bao nhiêu đề tài nghiên cứu đã đưa vào sử dụng, ứng dụng, bao nhiêu đề tài để “trong ngăn kéo”.
Sau lời nhắc “đi thẳng vào câu hỏi”, Bộ trưởng Đạt cho biết, hoạt động khoa học và công nghệ có đặc thù là đi tìm cái mới, có thể thành công, có thể thất bại, có thể thành công muộn. "Do vậy, để tính toán bao nhiều đề tài đã được đưa vào ứng dụng là điều khó xác định", Bộ trưởng nói.
Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, điểm quan trọng là làm sao để xác định kết quả nghiên cứu khoa học trước hết phục cho phát triển kinh tế - xã hội, sau đó là nâng cao năng lực của đội ngũ các nhà nghiên cứu. Bởi theo Bộ trưởng, kết quả nghiên cứu khoa học của các trường, các viện nghiên cứu cũng góp phần nâng cao uy tín của các trường Đại học "trên bản đồ xếp hạng các trường Đại học của thế giới".
Theo ông Đạt, các đề tài nghiên cứu khoa học để có rủi ro và có độ trễ khi thực hiện, không phải đề tài nghiên cứu nào cũng có thể chuyển giao và đưa vào ứng dụng ngay. Và việc chuyển giao, thương mại hoá, đưa vào ứng dụng không phải nhiệm vụ chính của các nhà khoa học. Đó là nhiệm vụ của các đơn vị trung gian, kết nối giữa các trường, các viện với doanh nghiệp".
Bộ trưởng thừa nhận, Nhà nước có cơ chế chính sách khuyến khích để ngày càng nhiều kết quả nghiên cứu khoa học từ nhà trường, viện nghiên cứu ra xã hội, tuy nhiên, một số cơ chế, chính sách còn vướng mắc phải tháo gỡ như nghị định 70 về quản lý tài sản công, Luật Sở hữu trí tuệ. Bộ sẽ kiến nghị để sửa đổi, bổ sung.
Nói về giải pháp, bứt phá về khoa học, công nghệ, ông Đạt nói có nhiều giải pháp, nhưng trước tiên phải đầu tư cho nghiên cứu về khoa học, đổi mới sáng tạo. Cụ thể đầu tư về kinh phí, cơ chế, chính sách để nhà khoa học có điều kiện, tâm thế sẵn sàng cống hiến.
Bộ trưởng bày tỏ tin tưởng vào năng lực cho các nhà khoa học, nếu đầu tư đúng mức, tạo điều kiện thích hợp sẽ phát huy được năng lực, sáng tạo.

Giơ biển tranh luận lại, đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh "điểm kích nổ" trong chính sách để Việt Nam bứt phá về khoa học công nghệ mà bộ trưởng trả lời, "tôi thấy chưa hài lòng".

Ông cho rằng "điểm kích nổ" trong chính sách để công nghệ Việt Nam bứt phá là nhân tài. Chỉ có nhân tài, nhất là nhân tài về khoa học công nghệ, mới có thể đem lại thay đổi. Các ứng dụng trong quản lý, phát triển kinh tế, phòng thủ quốc gia, an ninh nếu không có công nghệ sẽ thua xa các nước, trước hết là các nước bên cạnh.

Ông chỉ rõ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 không chỉ làm thế giới thay đổi mà chúng ta cũng phải thay đổi, thích ứng. Việt Nam hiện nay thứ tự ưu tiên lựa chọn chính sách kích nổ là nhân tài về trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, y tế, giáo dục...

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su-Hinh-2
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm. 
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
 

Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Ngày mai (22/5), Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội (Hà Nội). Kỳ họp này dự kiến diễn ra trong 22 ngày, chia làm 2 đợt.

Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị nội dung trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 5 lần này.

Tin mới