Đại biểu quốc hội có 2 quốc tịch từng bị kỷ luật khiển trách

Dư luận chưa hết xôn xao khi ông Phạm Phú Quốc- Đại biểu quốc hội có đến 2 quốc tịch.

Dai bieu quoc hoi co 2 quoc tich tung bi ky luat khien trach

Cty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) là nơi ông Phạm Phú Quốc đang làm việc 

Tháng 9/2015, ông Phạm Phú Quốc được UBND TPHCM bổ nhiệm giữ chức vụ thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) với thời hạn 5 năm.
Ông Quốc đồng thời là Phó bí thư Đảng ủy HFIC. Tháng 5/2016, ông Phạm Phú Quốc trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 14 nhiệm kì 2016-2021 ở đơn vị bầu cử số 4 TPHCM (gồm quận 5, quận 10 và quận 11) với tỷ lệ 53,94%, khi ông Quốc đang là Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc HFIC. Tuy nhiên, ngày 18/1/2018, ông Quốc được điều chuyển về làm Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM.
Ngày 28/9/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM công bố quyết định thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ của Cty HIFC. Theo đó, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy xác định ông Phạm Phú Quốc cùng 3 ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy HIFC đã vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Cụ thể, Ban Thường vụ Đảng ủy HIFC nhiệm kỳ 2015-2020 và các cá nhân có liên quan đã có những khuyết điểm, vi phạm trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; công tác cán bộ; công tác kiểm tra, giám sát; công tác quản lý đảng viên đi nước ngoài; đoàn kết nội bộ bị giảm sút. Qua kiểm tra có 5 trong số 7 đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công ty HFIC nhiệm kỳ 2015-2020 có vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật.
Căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm, Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM đã quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với Ban Thường vụ Đảng ủy HFIC nhiệm kỳ 2015-2020.
Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM cũng thi hành hình thức khiển trách đối với 4 đảng viên Công ty HFIC, trong đó có ông Phạm Phú Quốc khi giữ chức Phó bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc HFIC. Tuy nhiên, tháng 12/2019, ông Quốc được điều động làm Tổng giám đốc Cty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) trong 5 năm.

Bất ngờ kiến trúc khác lạ thuở sơ khai của Dinh Độc Lập

(Kiến Thức) - Là công trình mang nhiều ý nghĩa gắn liền với hàng loạt biến cố lịch sử của Sài Gòn, trong gần 1 thế kỷ, Dinh Độc Lập nổi tiếng từng mang một tên gọi khác với một diện mạo khác hoàn toàn so với ngày nay.

Đây là một trong những bức ảnh xưa nhất của Dinh Độc Lập, chụp năm 1875. Công trình này được hoàn thành năm 1871, ban đầu mang tên là Dinh Norodom (tên Quốc vương của Campuchia), được dùng làm nơi làm việc của Thống đốc Nam Kỳ. Ảnh: Photo by Emile Gsell
Đây là một trong những bức ảnh xưa nhất của Dinh Độc Lập, chụp năm 1875. Công trình này được hoàn thành năm 1871, ban đầu mang tên là Dinh Norodom (tên Quốc vương của Campuchia), được dùng làm nơi làm việc của Thống đốc Nam Kỳ. Ảnh: Photo by Emile Gsell

Ảnh hiếm vụ ném bom Dinh Độc Lập chấn động Sài Gòn 1962

(Kiến Thức) - Vào ngày 27/2/1962, cả Sài Gòn chấn động khi hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai máy bay A-1 Skyraider đến oanh tạc, phá hủy nặng nề Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ở Sài Gòn ném bom và phóng rocket xối xả, khiến công trình này bị tàn phá nghiêm trọng. Trong ảnh, người dân tập trung ở công viên trước Dinh xem vụ oanh tạc. Ảnh: Vietnam Center and Archive.
Vào 7 giờ sáng 27/2/1962, hai máy bay A-1 Skyraider bất ngờ bay đến Dinh Độc Lập ở Sài Gòn ném bom và phóng rocket xối xả, khiến công trình này bị tàn phá nghiêm trọng. Trong ảnh, người dân tập trung ở công viên trước Dinh xem vụ oanh tạc. Ảnh: Vietnam Center and Archive.

Tin mới