Đại biểu Quốc hội: Giáo dục Việt Nam phải chăng chỉ có học, học và học?

Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho rằng, trẻ em Việt Nam hiện đang phải chịu nhiều áp lực với những thành tích ảo, chỉ tiêu ảo do gia đình, nhà trường.

Đại biểu Quốc hội: Giáo dục Việt Nam phải chăng chỉ có học, học và học?

Cần giảm học phí ở mức thấp nhất đối với trẻ em dưới 18 tuổi

Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV, sáng ngày 01/6/2022, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH và NSNN năm 2021.

Dai bieu Quoc hoi: Giao duc Viet Nam phai chang chi co hoc, hoc va hoc?
 Đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) góp ý về giáo dục. Ảnh: Quốc hội.

Góp ý về lĩnh vực giáo dục, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung (Hải Dương) cho biết, giáo dục là vấn đề cốt lõi để phát triển đất nước và ổn định an sinh xã hội. Một xã hội sẽ không phát triển nếu thiếu nhận thức và không có nền giáo dục tốt hay giáo dục mà không có giá trị trung thực, chỉ có cải cách mấy cũng bằng thừa.

Hiện nay, những bất cập về cải cách, thay đổi chương trình và các mức học phí của các bậc học; vấn đề học phí và kinh phí đào tạo trong thời kỳ kinh tế nói chung đang bất ổn từ nhiều khía cạnh là những vấn đề được rất nhiều bậc phụ huynh, nhân dân quan tâm.

Đại biểu Dung đặt câu hỏi, tại sao lại tăng kinh phí, học phí đào tạo, siết chặt đầu vào mà buông lỏng đầu ra?

Theo đại biểu, các bậc tiểu học, trung học cơ sở hay phổ thông trung học cần có cơ chế, giải pháp giảm học phí ở mức thấp nhất, hỗ trợ tốt nhất cho các em vì trẻ em dưới 18 tuổi cần có môi trường thức và học tập để phát triển. Nếu tăng học phí thì có chăng ở các cấp bậc cao hơn ở bậc đại học và trên đại học.

Đặc biệt, chúng ta nên thu hút ở đầu vào và siết chặt ở đầu ra, chứ không phải thi tuyển khắt khe ở đầu vào, đầu ra lại buông lỏng dẫn đến chất lượng không đảm bảo và không có chọn lọc và sàng lọc.

Áp lực từ chỉ tiêu ảo, thành tích ảo

Liên quan đến áp lực học tập, đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung cho rằng, đây là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ, trầm cảm với nhiều vấn đề sinh lý khác cho học sinh, sinh viên hiện nay. Điều đáng buồn hơn, tỷ lệ học sinh trầm cảm, tự kỷ hay gần đây có nhiều vụ việc tự tử có liên quan đến điểm số và thành tích vẫn không ngừng tăng, dẫn tới những vụ việc xót xa thương tâm và hệ lụy trong xã hội.

“Phải chăng chúng ta đang tạo ra áp lực cho giới trẻ từ nhiều phía và có thể thấy giáo dục ở Việt Nam chỉ có học học và học mà thiếu đi các mô hình trải nghiệm, các lớp học ngoại khóa gần gũi thiên nhiên, thiếu đi các không gian xanh hoạt động ngoài trời? Thay vào đó, là những mô hình quy hoạch các hoạt động kinh doanh, quán xá, chơi game, quán bia hơi, karaoke, các nhà hàng mọc lên ở mọi nơi…

Giới trẻ thiếu đi những không gian hoạt động ngoài trời theo quy chuẩn, giới trẻ thiếu đi sự vận động ngoài trời. Thay vào đó là những không gian gò bó với những áp lực thành tích ảo, chỉ tiêu ảo do gia đình, nhà trường tạo ra”, đại biểu Dung nhấn mạnh.

Từ những phân tích đó, đại biểu tỉnh Hải Dương cho rằng, học tập không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn cả xã hội. Do vậy, cần xây dựng mô hình công cộng nhiều hơn để giải tỏa vấn đề áp lực đến trường.

Việc học tập và vui chơi chung và cộng đồng là rất cần thiết trong việc kích thích tương tác và phát triển khả năng tư duy sáng tạo và giải trí của giới trẻ, từ đó tránh được những áp lực từ nhiều phía cho học sinh, phụ huynh và thầy cô.

Điều hành phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, chiều nay, 1/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ có phát biểu trả lời các ý kiến đại biểu liên quan đến vấn đề giáo dục, trong đó có ý kiến của đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung.

Phụ huynh "sốt vó" với thử thách kinh dị có thể xúi giục trẻ tự tử

(Kiến Thức) - Dù chỉ mới bùng phát trở lại nhưng "Momo Challenge"- thử thách mạng xã hội kinh dị đã khiến các bậc phụ huynh phải đau đầu suy nghĩ cách ngăn chặn những đứa con mình tiếp xúc.

Phụ huynh "sốt vó" với thử thách kinh dị có thể xúi giục trẻ tự tử
Phu huynh 'sot vo' voi thu thach kinh di co the xui giuc tre tu tu
 Đầu 2019, trên một số mạng xã hội, trong đó có WhatsApp, cũng như diễn đàn lan truyền một trào lưu có tên "Thử thách Momo" (Momo Challenge), được cho là có nguồn gốc từ Anh. 

YouTube Kids lại xuất hiện video chứa cảnh buôn người, hướng dẫn trẻ tự tử

YouTube Kids vốn được xem là một kênh thân thiện với trẻ em, nhưng gần đây, nhiều người đang lo ngại về mức độ 'thân thiện' này.

YouTube Kids lại xuất hiện video chứa cảnh buôn người, hướng dẫn trẻ tự tử
Mới đây, trên trang The Next Web, Free Hess - một bác sĩ nhi khoa phát hiện ra trường hợp video chứa cảnh hướng dẫn trẻ em tự tử. Cụ thể, trong giao diện game Spatoon, một người đàn ông tên Filthy Frank xuất hiện trong 10 giây, cầm sẵn một con dao, đứng trước khung hình và hướng dẫn những đứa trẻ cách rạch tay theo cách gọn gàng và nhanh chóng nhất.

Cần dừng ngay hành động chia sẻ video tự tử của nam sinh lớp 10

TS Trần Thành Nam cho rằng việc cộng đồng mạng chia sẻ video nam sinh lớp 10 tự tử sẽ gây ra nỗi đau cho những người thân, kéo theo nhiều hệ lụy về sau.

Cần dừng ngay hành động chia sẻ video tự tử của nam sinh lớp 10

"Hành động chia sẻ video nam sinh lớp 10 tự tử là rất phản cảm. Nó gây ra nỗi đau mất mát cho những người thân trong gia đình của nạn nhân. Bên cạnh đó, đối với những đứa trẻ đang ở trong cùng hoàn cảnh hoặc cảm xúc tương tự, video này sẽ khiến chúng nghĩ rằng nếu bản thân tự tử thì cũng được xã hội quan tâm, chú ý, như vậy sẽ dẫn đến một loạt hành động tự tử khác", nhấn mạnh khi biết video về nam sinh lớp 10 tự tử đang được chia sẻ trên nhiều trang mạng xã hội.

Ông cũng cho biết trước đây việc tự tử của những người nổi tiếng lan rộng trên mạng xã hội đã dẫn đến một loạt hành động tự tử ở những người khác. Đáng nói, những người này cũng sử dụng cách thức tự tử tương tự người nổi tiếng từng thực hiện.

Tin mới