Đại biểu Quốc hội: Phải đình chỉ chức vụ bố mẹ có con được nâng điểm

Nói về danh sách phụ huynh thí sinh được nâng điểm ở Sơn La, đại biểu Lê Thanh Vân đề nghị công khai đích danh, nếu xác định có vi phạm thì phải đình chỉ chức vụ để điều tra.

Danh sách phụ huynh ở tỉnh Sơn La có con được nâng điểm, sửa điểm tại kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được công bố (nghề nghiệp và công việc, chưa nêu tên) lập tức tạo nên làn sóng phản ứng của dư luận.
Tất cả những người nằm trong danh sách này đều là cán bộ công chức trong cơ quan công quyền tại địa phương, nhiều người giữ cương vị lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị.
Mất công bằng, mất niềm tin
Là đại biểu Quốc hội của tỉnh Sơn La, chia sẻ với Zing.vn, đại biểu Đinh Công Sỹ nói đây là sự việc rất đáng buồn đối với Sơn La nói riêng và ngành giáo dục nói chung.
Theo đại biểu Đinh Công Sỹ, vụ việc không chỉ làm mất đi sự công bằng trong đánh giá kết quả thi cử mà còn làm mất niềm tin của người dân với nhiều lĩnh vực quan trọng, có tác động to lớn đối với xã hội như giáo dục, y tế, công an, an ninh quốc phòng…
Đặc biệt, nó tạo nên hình ảnh rất xấu về đội ngũ cán bộ công chức khi danh sách những người được công bố đều là người nắm giữ các vị trí trong các cơ quan công quyền của tỉnh.
Dai bieu Quoc hoi: Phai dinh chi chuc vu bo me co con duoc nang diem
 Đại biểu Đinh Công Sỹ - đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Sơn La. Ảnh: Quốc hội.
Đại biểu tỉnh Sơn La, người đồng thời là Ủy viên Thường trực Ủy ban Đối ngoại Quốc hội, nhấn mạnh quy định hiện nay nêu rõ những điều công chức được làm và không được làm.
“Nhưng thật buồn khi có những người còn là cán bộ trong ngành giáo dục, công an - trực tiếp đi tuyên truyền pháp luật về vấn đề này lại có hành vi vi phạm”, ông Sỹ nói.
Về hướng xử lý, đại biểu Sỹ bày tỏ quan điểm sau khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra được kết quả điều tra và xác định các phụ huynh này thực sự có ý định tham gia tác động bằng vật chất, quyền lực làm sai lệch kết quả thi, làm lợi cho mình và con thì phải xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Phải công khai danh tính, đình chỉ chức vụ
Nhắc lại câu chuyện thời xưa, một quan đại thần được vua yêu quý như Lê Quý Đôn còn suýt mất đầu vì cung cấp nhân sự giả dối cho vua, đại biểu Lê Thanh Vân (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách) nhấn mạnh hành vi gian dối trong thi cử là rất nghiêm trọng, phải trừng trị thích đáng.
Ông Vân cũng cho biết bản thân đã trực tiếp trao đổi với Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Phan Thanh Bình và cho rằng Ủy ban này phải làm việc, vào cuộc xử lý vấn đề trên.
Dai bieu Quoc hoi: Phai dinh chi chuc vu bo me co con duoc nang diem-Hinh-2
 Đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng gian dối trong thi cử phải được trừng trị nghiêm khắc. Ảnh: Quốc hội.
Theo ông, đây không chỉ đơn thuần là những vi phạm các quy định về giáo dục, mà còn vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Những cán bộ công chức được xác định chạy nâng điểm cho con ngoài các chế tài khác còn bị chi phối, xử lý theo quy định của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức.
Đại biểu Vân phân tích có 3 nhóm đối tượng liên quan đến hành vi gian dối trong thi cử.
Một là người cố ý làm trái quy định về thi cử - đó là cán bộ coi thi, chấm thi ngành giáo dục, những người làm công tác bảo vệ an toàn thi cử…
Hai là nhóm thực hiện hành vi hối lộ hoặc chi phối bằng tiền, bằng quyền lực và ảnh hưởng của mình để tác động tạo ra sự sai lệch trong đánh giá chất lượng, kết quả thi cử.
Và ba là đối tượng hưởng thụ kết quả gian dối từ thi cử (dù vô tình hay cố ý).
Trong đó, ông Vân nhấn mạnh nhóm đối tượng thứ nhất và thứ hai nhất định phải trừng trị bằng pháp luật để làm gương, ngăn chặn hậu quả sau này.
“Ngoài xử lý theo các quy định của pháp luật, phải công khai đích danh người tác động sửa điểm để lên án, bêu gương trước xã hội. Nếu như điều tra xác định có căn cứ những người liên quan có vi phạm thì trước mắt phải đình chỉ chức vụ của những công chức ấy để điều tra, truy tố trước pháp luật”, ông Vân nêu quan điểm.
Còn với những học sinh vô tình hay cố ý được hưởng thụ kết quả sai lệch thi cử, theo ông cần xem xét kỹ, phải thuyết phục và vẫn phải có những chế tài về giáo dục với các em.
Đại biểu Lê Thanh Vân nhấn mạnh, gian lận thi cử không chỉ để lại hậu quả trước mắt mà còn về lâu dài, bởi nó cung cấp đầu vào cho quá trình đào tạo và đầu ra cho sử dụng nhân sự phục vụ cho Nhà nước và xã hội. Nếu như sự dối trá này bị che giấu sẽ gây hậu quả khôn lường, làm tha hoá nền giáo dục.
Đặc biệt, theo ông Vân, từ việc gian dối sẽ đào tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng thấp và yếu kém, tác động đến đạo đức xã hội, chi phối những hành vi đúng đắn trong xã hội.

“Con nhà nghèo chỉ giàu nỗi thiệt thòi”

“Rất bức xúc, không thể tin đó là sự thật” - đại biểu Phạm Thị Minh Hiền, Phó giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Phú Yên, nói với Zing.vn sau khi thấy danh sách phụ huynh có con được nâng điểm tại Sơn La.

“Tìm mỏi mắt không thấy trong danh sách này có con em của nông dân, công nhân lao động. Đúng là con nhà nghèo chỉ giàu nỗi thiệt thòi” - nữ đại biểu tỉnh Phú Yên chua chát nói và đề nghị phải công khai danh tính của người tác động để nâng điểm, mua điểm cho con để xử lý thật nghiêm minh.

Điểm thi ở Hà Giang: Không chỉ mình ông Vũ Trọng Lương chịu trách nhiệm?

(Kiến Thức) -Vụ việc bê bối phù phép điểm thi tại Hà Giang giống như một “cơn cuồng phong” đang cuốn trôi tất cả mọi niềm tin của nhiều người vào sự công bằng trong thi cử nếu ngành giáo dục không sớm có biện pháp để … “chằng chống” niềm tin.

Khi ngành giáo dục đang hân hoan khi tỉ lệ tốt nghiệp THPT Quốc gia 2018 trên toàn quốc đạt 97,57%, đang tâm đắc với kỳ thi được cho là diễn ra rất nghiêm túc với quy trình tổ chức thi, chấm thi được đánh giá rất chặt chẽ của kỳ thi “2 trong 1” thì vụ việc nâng điểm thi tại Hà Giang không khác gì một gáo nước lạnh dội vào ngành giáo dục.
Nó như một “cơn cuồng phong”, một “trận lũ lớn”cuốn trôi tất cả niềm tin của người dân, của các bậc phụ huynh và ngay cả các em học sinh vào sự công bằng trong thi cử, niềm tin vào quy trình chấm bài thi trắc nghiệm được cho là thực hiện rất khoa học và nghiêm ngặt và mất luôn niềm tin vào kết quả chấm thi được cho là khách quan. Dù biết rằng, có lẽ trên cả nước, nhiều tỉnh thành đã thực hiện nghiêm túc quy chế của kỳ thi.

Đang khẩn trương xác minh điểm thi bất thường ở Sơn La, Lạng Sơn

(Kiến Thức) - Hai tổ công tác của Bộ GD&ĐT thâu đêm chấm thẩm định, kiểm tra, xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi THPT quốc gia năm 2018 tại Sơn La và Lạng Sơn.

Thông tin mới nhất liên quan đến việc tổ công tác kiểm tra, xác minh dấu hiệu bất thường về kết quả thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Lạng Sơn trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, sau 15 tiếng làm việc, đến 1h20 sáng ngày 20/7, sau khi tạm dừng làm việc, ông Sái Công Hồng, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD&ĐT cho biết, tổ công tác vẫn đang rà soát và thực hiện theo các quy trình.
"Hiện tại chúng tôi đang cố gắng thực hiện các bước làm sao cho nhanh nhất, để công bố nhanh nhất trong sự yên tâm của các cháu cũng như dư luận. Tiếp tục ngày 20/7, tổ công tác sẽ làm việc tiếp. Hiện chúng tôi đang rà soát các quy trình chấm thi, quy trình tổ chức thi và các quy trình khác. Và sau khi có kết quả, sẽ có thông tin sớm nhất cho báo chí", ông Sái Công Hồng cho biết.

Tin mới