Đại dịch Covid-19, nơi nào trên thế giới “trỗi dậy” nhiều tỷ phú nhất

Hiện có 2.189 tỷ phú trên toàn cầu với tổng tài sản trị giá 10,2 nghìn tỷ USD. Đợt bùng nổ của thị trường chứng khoán do đại dịch Covid-19 gây ra đã đẩy tài sản ròng của những người giàu có trên thế giới lên một mức cao mới.

Đại dịch Covid-19, nơi nào trên thế giới “trỗi dậy” nhiều tỷ phú nhất
Tính đến tháng 7 năm 2020, châu Á - Thái Bình Dương có số lượng cá nhân có mức giá trị tài sản ròng “siêu cao” nhiều nhất thế giới, với 831 (38%) người siêu giàu cư trú trong khu vực này. Các tỷ phú này hiện nắm giữ số tài sản lên tới 3,3 nghìn tỷ USD, theo Báo cáo mới về tỷ phú năm 2020 của ngân hàng Thụy Sĩ UBS. Con số đó ở các khu vực khác là 762 tỷ phú (35%), ở châu Mỹ và 596 tỷ phú (27%) ở châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA).
Dai dich Covid-19, noi nao tren the gioi “troi day” nhieu ty phu nhat
 Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sở hữu nhiều tỷ phú nhất thế giới nhờ một số lĩnh vực phát triển trong đại dịch Covid-19 (Nguồn: CNBC)
Trung Quốc đại lục nổi lên là thị trường tạo ra của cải hàng đầu trong khu vực, với 415 tỷ phú, tiếp theo là Ấn Độ (114), Hong Kong – Trung Quốc (65) Đài Loan (40) và Úc (39). Nghiên cứu cho thấy Mỹ là quê hương của 636 tỷ phú.
Cỗ máy tạo ra của cải
Phần lớn tăng trưởng tài sản của các tỷ phú trong năm nay có mối tương quan chặt chẽ với sự phục hồi của thị trường kể từ đợt bán tháo mạnh mẽ vào tháng 4 do tài sản của những người siêu giàu thường gắn liền với các công ty đại chúng mà họ điều hành hoặc đầu tư.
Tuy nhiên, từ năm 2019 đến đỉnh điểm của sự suy thoái vào tháng 4 năm 2020, tài sản của các tỷ phú châu Á tương đối bình yên, giảm 2,1% so với 10,1% ở EMEA và 7,4% ở châu Mỹ.
Manesh, trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Văn phòng Toàn cầu - UBS, cho biết đà tăng của các tỷ phú khu vực châu Á có thể nhờ sự thống trị của khu vực này trong hai ngành công nghiệp chính - công nghệ và chăm sóc sức khỏe - vốn đã tăng mạnh sau đại dịch.
Châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ tỷ phú ngành công nghệ và chăm sóc sức khỏe cao nhất thế giới, chiếm 181 (8%) trong tổng số lượng tỷ phú, so với 153 (7%) ở châu Mỹ và 88 (4%) ở EMEA. Trong khi đó, sự chú trọng ngày càng tăng vào sự đột phá và đổi mới trong cả hai lĩnh vực này đã giúp họ vượt lên dẫn trước so với các công ty truyền thống của phương Tây, báo cáo cho thấy.

Bí mật về nữ đại gia được thừa kế cả kho tiền vẫn tiết kiệm

(Kiến Thức) - Sở hữu khối tài sản đồ sộ và nằm trong nhóm người giàu thế giới song nữ tỷ phú Hong Kong này không dám dùng đồ hiệu mà chỉ chọn những món đồ giảm giá.

Bí mật về nữ đại gia được thừa kế cả kho tiền vẫn tiết kiệm
Bi mat ve nu dai gia duoc thua ke ca kho tien van tiet kiem
 Bà Nina Wang (sinh năm 1937, mất năm 2007, sống ở Hong Kong, Trung Quốc) từng được biết tới là người phụ nữ giàu nhất châu Á với tài sản 4,2 tỷ USD. 

Chuyện chưa kể về tỷ phú châu Á xếp hạng giàu thứ 4 thế giới

(Kiến Thức) - Sở hữu khối tài sản khổng lồ, tỷ phú giàu nhất châu Á - Mukesh Ambani không chỉ sống trong biệt thự tỷ USD mà còn có máy bay Boeing Business Jet, bộ sưu tập xe hơi gồm 168 chiếc…

Chuyện chưa kể về tỷ phú châu Á xếp hạng giàu thứ 4 thế giới
Chuyen chua ke ve ty phu chau A xep hang giau thu 4 the gioi
 Mới đây, tỷ phú giàu nhất châu Á – Mukesh Ambani đã vượt qua ông trùm hàng hiệu Bernard Arnault để trở thành người giàu thứ tư thế giới. Theo Bloomberg Billionaire Index, tài sản của doanh nhân Ấn Độ đã tăng 22 tỷ USD trong năm nay lên 80,6 tỷ USD. Ảnh: Business.

Trước khi giàu “nứt đố đổ vách", đây là công việc mà các tỷ phú làm

(Kiến Thức) - Trước khi sở hữu khối tài sản đồ sộ, các tỷ phú hàng đầu thế giới đã từng làm làm đủ nghề từ rửa bát thuê, lau chùi, dọn dẹp...cho đến giao báo. 

Trước khi giàu “nứt đố đổ vách", đây là công việc mà các tỷ phú làm
Truoc khi giau “nut do do vach
 Tỷ phú Bill Gates từng là sinh viên bỏ học trường đại học danh tiếng Havard để có thể dành hết thời gian cho công nghệ. Công việc đầu tiên của ông là lập trình viên máy tính cho TRW khi còn là học sinh năm cuối phổ thông. Ảnh: Weird.

Tin mới