Đại dịch Covid-19 sắp kết thúc?

Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo sẽ gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp của Covid-19 trong năm nay. Tuyên bố này đã đặt ra câu hỏi: "Đại dịch Covid-19 sắp kết thúc?".

Đại dịch Covid-19 sắp kết thúc?

Dai dich Covid-19 sap ket thuc?

Nhân viên y tế trong đêm tầm soát Covid-19 tháng 6/2021 tại quận Bình Tân, TP.HCM. Ảnh: Quỳnh Danh.

Tuyên bố tại cuộc họp báo ở Geneva (Thụy Sĩ) hôm 6/4, Tổng giám đốc WHO - tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - cho biết sẽ gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp của Covid-19 vào thời điểm nào đó trong năm nay.

Tháng 5, ủy ban chuyên gia về tình trạng của đại dịch sẽ họp để bàn về kế hoạch chi tiết.

Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu WHO phát biểu mong muốn gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp của Covid-19.

WHO lần đầu tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Covid-19 vào tháng 1/2020. Tháng 9/2022, cơ quan này cho biết thời điểm kết thúc giai đoạn khẩn cấp của đại dịch đang gần hơn bao giờ hết. Vào mùa thu, người đứng đầu WHO thông báo sự kết thúc của đại dịch đã ở trước mắt.

Những động thái mới WHO với Covid-19

Theo thông tin từ Trung tâm Y tế và An ninh Johns Hopkins (Mỹ), ngày 11/3 đánh dấu 3 năm kể từ khi WHO tuyên bố đại dịch Covid-19. Hiện tại, hầu hết quốc gia đều đã nới lỏng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh này.

Tuy nhiên, trung tâm này đánh giá Covid-19 vẫn là nguyên nhân gây tử vong cho hàng nghìn người mỗi tuần trên toàn thế giới.

Theo WHO, tính đến ngày 6/4, thế giới đã ghi nhận hơn 762 triệu trường hợp nhiễm Covid-19 và 6,8 triệu trường hợp tử vong. Mỗi ngày, toàn cầu vẫn có khoảng 1.000 người tử vong vì virus này.

Trung tâm Y tế và An ninh Johns Hopkins cho rằng đây là nguyên nhân khiến WHO chưa sẵn sàng tuyên bố chấm dứt đại dịch.

Reuters đưa tin ngày 6/4, Tổng giám đốc WHO đã thúc ép Trung Quốc chia sẻ thông tin về nguồn gốc của Covid-19.

Loại virus này được xác định lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào tháng 12/2019, với nhiều nghi ngờ nó lây lan ở chợ động vật sống trước khi bùng phát khắp thế giới và khiến hơn 7 triệu người tử vong.

Ông Tedros cho rằng hiện tại, WHO không thể trả lời các câu hỏi về nguồn gốc của virus khi không có quyền truy cập đầy đủ vào thông tin mà Trung Quốc có.

Đối với vấn đề vaccine Covid-19, ngày 28/3, WHO đưa ra khuyến nghị không nhất thiết tiêm mũi vaccine tăng cường cho trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh. Nguyên nhân là lợi ích của việc tiêm liều vaccine tăng cường với nhóm này không đáng kể.

Giám đốc vaccine của WHO Kate O'Brien cho biết họ đang tìm kiếm các loại vaccine chuyển từ phương pháp tiêm và bảo quản trong dây chuyền cực lạnh, sang các phương pháp vaccine qua đường mũi, miệng và da.

Dai dich Covid-19 sap ket thuc?-Hinh-2

WHO đang tìm kiếm các loại vaccine Covid-19 mới. Ảnh: Sky News.

Nhiều quốc gia nới lỏng ứng phó với Covid-19

Tình hình dịch Covid-19 có sự khác biệt ở nhiều khu vực. Trong đó, không ít quốc gia đã nới lỏng một số quy định về phòng, chống dịch Covid-19.

Ở Nhật Bản, ngày 8/5 sắp tới, quốc gia này sẽ chấm dứt các biện pháp kiểm soát biên giới hiện tại đối với khách du lịch từ nước ngoài.

The Japan Times đưa tin việc làm này phù hợp với quyết định phân loại Covid-19 là căn bệnh phổ biến ở Nhật Bản. Đây cũng là một bước chuyển lớn hướng tới bình thường hóa các hoạt động kinh tế và xã hội ở quốc gia này.

Chính phủ Nhật Bản sẽ đồng thời bắt đầu một chương trình giám sát bộ gene mới. Theo đó, những người tham gia có các triệu chứng như sốt sẽ được kiểm tra tự nguyện với mục đích phát hiện các bệnh truyền nhiễm mới.

Bắt đầu từ tháng 4, học sinh ở Nhật Bản cũng không cần đeo khẩu trang ở trường học, thông tin này được tờ The Asahi Shimbun đăng tải vào ngày 15/3.

Đối với lễ khai giảng - thường được tổ chức trong tháng 4 - phụ huynh và khách mời đến tham dự cũng không bắt buộc đeo khẩu trang và không bị giới hạn về số lượng người tham dự.

Mỹ có kế hoạch chấm dứt phân loại đại dịch Covid-19 là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào ngày 11/5, New York Times đưa tin.

Dai dich Covid-19 sap ket thuc?-Hinh-3

Bắt đầu từ tháng 4, học sinh ở Nhật Bản cũng không cần đeo khẩu trang ở trường học. Ảnh: Ipsos.

Trong khi đó, từ ngày 5/4, theo Morocco World News, Morocco đã tiến hành gỡ bỏ các hạn chế đi lại do Covid-19 đối với du khách Trung Quốc.

Hiện tại, Morocco là một trong những quốc gia có số ca mắc Covid-19 giảm đáng kể. Trong bản cập nhật Covid-19 hàng tuần mới nhất, quốc gia này có 57 người mắc Covid-19 và không có trường hợp tử vong. Tính đến ngày 31/3, tổng số ca mắc Covid-19 ở Morocco là 62 ca.

Kể từ năm 2022, The Asahi Shimbun cho biết Hàn Quốc đã nới lỏng hầu hết biện pháp kiểm soát virus Covid-19. Nguyên nhân là sự gia tăng của biến thể Omicron khiến các chiến lược kiểm soát virus không còn phù hợp.

Hiện tại, các quan chức chính phủ ở Hàn Quốc đều mong muốn vực dậy nền kinh tế khu vực dịch vụ bị tàn phá và thu hút nhiều khách du lịch hơn.

Trong tháng 4, Hàn Quốc sẽ bắt đầu các cuộc kiểm tra hàng tuần đối với nước thải do các thành phố và thị trấn lớn của nước này sản xuất để theo dõi sự lây lan của Covid-19 và xác định làn sóng dịch bệnh trong tương lai.

Các quan chức tại Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc đánh giá việc giám sát nước thải có khả năng cung cấp một công cụ rẻ và bền vững hơn trong công tác ứng phó với đại dịch ở đất nước này.

Tại Ấn Độ, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn. Theo Reuters, ngày 7/4, Chính phủ liên bang Ấn Độ đã yêu cầu các bang xác định các điểm nóng khẩn cấp và tăng cường xét nghiệm Covid-19, sau khi nước này ghi nhận số ca mắc hàng ngày cao nhất kể từ tháng 9/2022.

Ngày 7/4, trong 24 giờ, Ấn Độ có 6.050 ca mắc Covid-19 mới. So với khoảng 2.000 trường hợp mắc mới hàng ngày được ghi nhận vào cuối tháng 3, hiện tại, các trường hợp mắc mới hàng ngày ở Ấn Độ đã tăng gần gấp 3 lần.

Như vậy, đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp ở các quốc gia trên thế giới.

Tháng 5 sắp tới, ủy ban chuyên gia về tình trạng đại dịch của WHO sẽ họp để bàn về kế hoạch chi tiết. Đây có thể được xem là thời điểm xuất hiện đáp án cho câu hỏi: "Đại dịch Covid-19 sắp kết thúc?".

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Với văn phong nhẹ nhàng nhưng ngắn gọn do được ông viết trong khoảng thời gian giữa những ca mổ, cuốn sách như một giãi bày về nghề y, về trái tim người thầy thuốc và trái tim của bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân tim mạch.

Bộ Y tế lý giải vì sao trẻ từ 5-11 tuổi cần tiêm vắc xin COVID-19?

Trẻ mắc COVID-19 cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, thậm chí có những trường hợp bị viêm đa hệ dù hiếm.

Bộ Y tế lý giải vì sao trẻ từ 5-11 tuổi cần tiêm vắc xin COVID-19?
Việc tiêm vắc xin vừa giúp bảo vệ trẻ vừa giảm sự lây nhiễm.
Chính phủ đã đồng ý mua 21,9 triệu liều vắc xin Pfizer để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn rất nhiều ý kiến trái chiều về việc có cần thiết phải tiêm cho trẻ lứa tuổi này không?

WHO: Nguồn gốc đại dịch không rõ ràng vì thiếu dữ liệu từ Trung Quốc

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 9/6 cho biết cuộc điều tra mới nhất về nguồn gốc của Covid-19 đã không đi đến kết luận, phần lớn do thiếu dữ liệu từ Trung Quốc.

WHO: Nguồn gốc đại dịch không rõ ràng vì thiếu dữ liệu từ Trung Quốc

Báo cáo từ hội đồng chuyên gia của WHO cho biết tất cả dữ liệu hiện có đều cho thấy virus corona chủng mới có thể đến từ động vật, một kết luận tương tự nghiên cứu trước của họ về chủ đề này vào năm 2021.

Dữ liệu bị thiếu, đặc biệt là từ Trung Quốc, nơi các ca mắc đầu tiên được báo cáo vào tháng 12/2019, khiến không thể xác định chính xác cách thức virus lần đầu tiên lây truyền sang người, Reuters đưa tin.

WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ

Sau báo cáo về tổng số ca nhiễm/nghi nhiễm đậu mùa khỉ ở vùng không lưu hành "vượt mặt" số ca ở vùng lưu hành, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố xóa bỏ lằn ranh này.

WHO: Không còn “vùng không lưu hành” đậu mùa khỉ
Tờ Medical Xpress dẫn lời WHO trong một thông cáo báo chí ngày 17-6 cho biết họ đã xóa bỏ sự phân biệt giữa các quốc gia lưu hành và không lưu hành trong dữ liệu của mình về bệnh đậu mùa khỉ để thống nhất tốt hơn việc phản ứng với virus.

Tin mới