Đại gia chính hiệu không ngại chi tiền phủ vàng từ chân tới nóc của khách sạn

Ốp toàn bộ mặt ngoài toà nhà cao 25 tầng bằng gạch phủ vàng, tổng diện tích khoảng 5.000m2, lần đầu tiên sẽ có một khách sạn ốp gạch phủ vàng từ chân đế tới nóc ở giữa trung tâm Hà Nội.

Dát vàng tòa nhà không còn lạ ở Việt Nam khi cuộc đua giữa các chủ đầu tư ngày càng quyết liệt. Trong cuộc chơi đó, đại gia Đường bia dường như đứng đầu bảng khi ông táo bạo làm nhiều dự án gắn với dát vàng. Chính nhờ dát vàng mà các dự án của do ông Đường đầu tư nổi như cồn.
Quyết định mạ vàng xuất phát từ một cam kết của ông khi triển khai dự án bất động sản đầu tay là tòa tháp đôi trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, vào năm 2003. Từng đi nhiều nước, vị đại gia này khá ấn tượng với những chiếc thang máy mạ vàng và ông nghĩ đến việc sẽ mạ vàng thang máy cho các công trình của mình.
Sau đó, một dự án chung cư dù không cam kết mạ vàng lan can, thang máy, nhưng để căn hộ đạt tiêu chuẩn 6 sao mà người mua hoàn toàn không phải trả thêm chi phí này".
Dai gia chinh hieu khong ngai chi tien phu vang tu chan toi noc cua khach san
 Những dự án dát vàng (Ảnh minh họa)
Để mạ mỗi mét dài lan can, chủ đầu tư phải bỏ ra một chỉ vàng, và nếu tính bình quân mỗi căn hộ có 5m lan can thì chủ đầu tư sẽ tốn thêm hơn 20 triệu đồng. Không chỉ lan can được mạ vàng mà toàn bộ cửa thang máy cũng được mạ vàng 24K, sảnh tầng 1 với các phào cũng đều được dát vàng.
Sau quyết định dát vàng thành lan can căn hộ, phào chỉ sảnh đón và thành lan can căn hộ của toà nhà đầu tiên, vị đại gia này còn tham vọng hơn khi dát vàng cả bồn rửa mặt, bệ xí và bồn tắm. Thậm chí, bể bơi vô cực trên nóc toà nhà 27 tầng nhìn ra vịnh Đà Nẵng cũng lát bằng gạch dát vàng.
Tại dự án mới đây ở Hà Nội, vị đại gia quyết định ốp toàn bộ mặt ngoài toà nhà cao 25 tầng bằng gạch phủ vàng. Theo tiết lộ với báo chí, tổng diện tích gạch phủ vàng khoảng 5.000m2. Chủ đầu tư công bố giá bán dự kiến của mỗi m2 căn hộ dát vàng vào khoảng 6.500 USD.
Trái ngược với vẻ hào nhoáng lấp lánh của vàng thì không ít dự án có những số vận không hề may mắn. Dự án Golden Lake của đại gia Đường bia từng là Dự án văn phòng làm việc và nhà ở tại B7 Giảng Võ đã từng đắp chiếu một thập kỷ.
Dù toạ lạc tại một trong những vị trí vàng của Thủ đô, thế nhưng sau khi có thông báo khởi công năm 2009 chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Mefrimex chỉ tiến hành thi công được phần tường tôn vây xung quanh và bỏ không gần 10 năm qua.
Hay như dự án Hòa Bình Green City, cư dân đã từng phải xuống đường căng băng rôn đòi quyền lợi trước nhiều vấn đề bức xúc như việc chưa thành lập Ban quản trị, khoản tiền phí bảo trì hàng chục tỷ đồng vẫn được chủ đầu tư nắm giữ và chủ đầu tư chậm làm sổ đỏ cho dân.
Dai gia chinh hieu khong ngai chi tien phu vang tu chan toi noc cua khach san-Hinh-2
Giá bán lên tới hàng chục tỷ đồng 
Tương tự, trên thị trường bất động sản một số dự án gắn với vàng khác cũng đang dậm chân tại chỗ. D’. Palais de Louis - Nguyễn Văn Huyên cao 27 tầng với các căn hộ có diện tích 153-203m2, khởi công từ cuối năm 2009 tới nay vẫn chưa đi vào hoạt động.
Chủ đầu tư tuyên bố sẽ xây một công trình xa hoa và lộng lẫy không khác gì sự vương giả của cung điện Versailles ở Paris (Pháp) như toàn bộ mặt ngoài sẽ được ốp đá granite tạo vẻ đẹp vĩnh cửu, cột ốp đá cẩm thạch, nội thất sang trọng bậc nhất với các thương hiệu hàng đầu Italy. Thậm chí, công tắc điện cũng được mạ vàng, tòa nhà dát vàng bằng công nghệ vàng quỳ thủ công truyền thống bậc nhất thế giới.
Khi đó, mức giá bán lên tới 145 triệu đồng mỗi m2, người mua phải bỏ ra 13-27 tỷ đồng (1,3 triệu đôla) để sở hữu căn hộ. Khách mua các căn penthouse tại đây thậm chí phải trả khoảng 100 tỷ đồng.
Chủ đầu tư cũng thừa nhận, trước đó dự án được chào bán đúng thời điểm thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng do kinh tế vĩ mô mất ổn định, ngân hàng siết tín dụng, lãi suất tăng cao. Thanh khoản toàn thị trường sụt giảm, đặc biệt là sức mua trong phân khúc bất động sản hạng sang suy kiệt, D’. Palais de Louis cũng chịu những tác động tiêu cực.
Một dự án khác dát vàng ở Mỹ Đình cũng từng dính lùm xùm là Mai Trang Tower tại 16 Phạm Hùng vốn vướng nhiều sai phạm và là tâm điểm lùm xùm trong thời gian qua đã chính thức có thêm chủ mới. Theo phê duyệt ban đầu, dự án có có diện tích 6.695 m2, bao gồm 2 tòa tháp cao 37 tầng.
Sau khi đổi chủ, dự án có diện mạo mới cao 35 tầng, xây dựng trên diện tích đất 4.600m2, có 4 tầng hầm cùng hơn 76.000m2 sàn tầng nổi, là một tổ hợp đa chức năng bao gồm khu thương mại - văn phòng (khối đế) và khu căn hộ (khối tháp).

Vì sao Bình Thuận tuýt còi dự án Thanh Long Bay của Tập đoàn Nam Group?

(Vietnamdaily) - Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vừa ra văn bản yêu cầu chấn chỉnh việc giao dịch, mua bán và chuyển nhượng bất động sản tại dự án Khu du lịch Hòn Lan (dự án Thanh Long Bay) của Công TNHH Trung Sơn Bắc (thuộc Tập đoàn Nam Group).

Hiện nay, dự án Khu du lịch Hòn lan (tên thương mại là dự án Thanh Long Bay) vẫn đang trong quá trình hoàn thiện pháp lý. Tuy nhiên, chủ đầu tư cùng các đơn vị môi giới như: TINLAND, Đông Tây Realty (Công Ty Cổ Phần Đông Tây Realty), DANH VIET HOLDING (Công ty Cổ phần Danh Việt Holding), NamLand (Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Nam Land)… đẩy rủi ro đến cho khách hàng.

Tin lời chủ đầu tư uy tín, nhiều khách hàng đã xuống tiền mua căn hộ, biệt thự biển tại dự án này. Khách hàng phải đóng 20% số tiền mua căn hộ, biệt thự.

Theo tài liệu PV có được, giá một căn hộ biển 1 phòng ngủ tại đây chỉ từ 1,1 tỉ đồng và nhà phố từ 2,8 tỉ đồng. Chủ đầu tư Nam Group còn thiết kế một chính sách thanh toán nhẹ nhàng trong 48 tháng (tính ra chỉ khoảng 7 triệu đồng/tháng). Còn mỗi căn biệt thự biển có giá từ 4.5 tỷ/căn trở lên.

Việc "cầm đèn chạy trước ô tô" của chủ đầu tư đã khiến Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận vào cuộc và ra văn bản chấn chỉnh chủ đầu tư dự án Thanh Long Bay.

Vi sao Binh Thuan tuyt coi du an Thanh Long Bay cua Tap doan Nam Group?Dự án Thanh Long Bay.

Sở xây dựng tỉnh Bình Thuận khẳng định, qua theo dõi tiến độ thực hiện dự án Khu du lịch Hòn Lan tại xã Tân  Thành, huyện Hàm Thuận Nam cho thấy, hiện nay Công ty TNHH  Trung Sơn  Bắc (nay thành Công ty Cổ phần Trung Sơn Bắc) chưa hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư liên quan đến dự án.

Tuy nhiên hiện nay có nhiều phản ánh của báo chí và trên mạng internet về việc chủ đầu tư và đơn vị phân phối thực hiện việc rao bán, chuyển nhượng bất động sản thông qua các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí để thu tiền của người mua, trong khi các hình thức này không được quy định trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh Bất động sản và các quy định pháp luật có liên quan.

“Do đó, để hoạt động kinh doanh bất động sản thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, Sở Xây dựng đề nghị Công ty TNHH Trung Sơn Bắc thực hiện một số nội dung sau:

Không thực hiện hoặc ký kết hợp đồng với đơn vị môi giới bất động sản  để thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán, chuyển nhượng hoặc vận dụng các hình thức giữ chỗ, đặt chỗ, đăng ký vị trí; đăng tải trên mạng internet các  nội  dung liên quan đến hoạt động giao dịch bất động sản tại Dự án Khu du lịch Hòn Lan tại phường Đức Long, thành phố Phan Thiết khi chưa đủ điều kiện giao dịch”, văn bản Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận nêu rõ.

Ngoài ra, phía Sở xây dựng còn đề nghị Công ty TNHH Trung Sơn Bắc sớm hoàn chỉnh các thủ tục đầu  tư để đủ điều kiện đưa bất động sản vào kinh doanh theo quy định.

Trong năm 2019, Sở Xây dựng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra thực  hiện  pháp luật kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận; các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

Vi sao Binh Thuan tuyt coi du an Thanh Long Bay cua Tap doan Nam Group?-Hinh-2
  Tập đoàn Nam Group đã tổ chức lễ giới thiệu dự án Thanh Long Bay và thu tiền của khách hàng.

Trước đó, tháng 6/2019, tỉnh Bình Thuận đã công bố hàng loạt dự án “cầm đèn chạy trước ô tô”. Nhiều chủ đầu tư bị Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận tuýt còi, yêu cầu dừng huy động vốn, đình chỉ xây dựng. 

Các dự án bị yêu cầu ngừng giao dịch gồm: Khu du lịch nghỉ dưỡng APEC Mandala Wyndham Mũi Né (phường Mũi Né) của Công ty Cổ phần Đầu tư IDJ Việt Nam; Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2 (phường Phú Hài của Công ty cổ phần Tân Việt Phát); Khu dân cư Nam Cảng Cá (phường Đức Long) của Công ty cổ phần Xây lắp thủy sản Việt Nam và dự án Sentosa Villa (phường Mũi Né) của Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn.

Ngoài ra các dự án Goldsand Hill Villa phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết của Công ty TNHH Lộc Tú; Dự án lấn biển, bố trí sắp xếp lại dân cư và chỉnh trang đô thị (Hamubay Phan Thiết) phường Đức Long, thành phố Phan Thiết của Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Trường Phúc Hải.

Dự án Khu liên hợp hồ điều hoà, chỉnh trang đô thị và dịch vụ - thương mại Hưng Long (Ocean Light Center), phường Hưng Long, thành phố Phan Thiết của Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Huy Hoàng; Dự án dự án Khu dân cư HTV.BT- Phan Rí Cửa - huyện Tuy Phong; dự án Khu dân cư nông thôn Hàm Thắng - Hàm Liêm (giai đoạn 2), huyện Hàm Thuận Bắc của Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại và dịch vụ VINAM. Dự án Khu dân cư nông thôn Hàm Thắng - Hàm Liêm (giai đoạn 2), huyện Hàm Thuận Bắc của Công ty trách nhiệm hữu hạn Nguyên Bình… cũng bị Sở xây dựng tuýt còi.

Theo Sở Xây dựng Bình Thuận, việc ban hành các văn bản chấn chỉnh tình trạng giao dịch mua bán và chuyển nhượng bất động sản tại dự án sẽ góp phần làm cho thị trường bất động sản của tỉnh phát triển lành mạnh, bền vững, giảm thiểu phát sinh tranh chấp, khiếu kiện.

Bốn thương vụ M&A bất động sản tiêu biểu nửa đầu năm 2019

DKRA Vietnam vừa công bố 4 thương vụ M&A tiêu biểu trong lĩnh vực bất động sản.
 

Thương vụ đầu tiên là Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình bán 25 triệu cổ phiếu cho Công ty Hyundai Elevator Co.,Ltd với giá chào bán 23.000 đồng/CP (sau khi chia cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu năm 2018).