Đại gia Đặng Văn Thành sẽ về chăm lại 'đứa con' Sacombank sau 7 năm xa cách?

(Vietnamdaily) - Ông Đặng Văn Thành xúc động khi nhận được lời đề nghị cùng đồng hành, sát cánh để giữ được thương hiệu Sacombank từ Chủ tịch Dương Công Minh. 

Tại buổi lễ kỷ niệm 28 năm của Ngân hàng Sacombank diễn ra tối ngày 20/12, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank đã công bố kết quả kinh doanh của Sacombank trong năm 2019, bên cạnh đó ông Minh còn gửi lời tri ân đến ông Đặng Văn Thành - người sáng lập Sacombank.

Dai gia Dang Van Thanh se ve cham lai 'dua con' Sacombank sau 7 nam xa cach?
 Nguồn ảnh: Sacombank.
Ông Minh cho biết, việc nhận vai trò Chủ tịch Sacombank là để quyết liệt cải tổ lại hệ thống quản lí tổ chức ngân hàng. Còn ông Đặng Văn Thành cùng với HĐQT của khóa trước đã xây dựng cho Sacombank một nền móng, hệ thống chiến lược bền vững. Chính vì vậy, quá trình tái cấu trúc của ông mới diễn ra tốt đẹp và suôn sẻ.

Theo ĐTCK, ông Minh nói: "Tôi vào điều hành Ngân hàng Sacombank, nhưng hiện nay, thương hiệu Sacombank luôn gắn chặt tên tuổi ông Đặng Văn Thành và vẫn là 'Thành Sacombank'. Còn tôi chỉ là 'Minh Him Lam'.

Với mong muốn giữ được thương hiệu Thành Sacombank, chúng tôi kỳ vọng ông Thành và chị Huỳnh Bích Ngọc và con trai Đặng Hồng Anh sát cánh, tạo điều kiện tư vấn để phát triển Sacombank ngày càng tốt hơn. Tiến tới xây dựng Sacombank là ngân hàng hạnh phúc”.

Điều này có thể thấy ông Minh tha thiết muốn ông Thành trở lại và đồng hành để phát triển Sacombank.

Với những lời có cánh từ Chủ tịch Dương Công Minh, ông Thành xúc động và cho biết, cách đây 3 năm, Chủ tịch đương nhiệm Dương Công Minh cũng có đến gặp, nhưng ông nói là chưa muốn xuất hiện.

"Khi thấy thích hợp, tôi sẵn sàng tham gia thị trường ngân hàng. Vì tôi luôn quan niệm rằng, đã là doanh nhân, khi có điều kiện và có thể đóng góp được gì cho đất nước, cho xã hội thì sẵn sàng làm", ông Thành chia sẻ.

Trước đó, tại sự kiện gặp gỡ báo chí tại TPHCM vào tháng 6, khi được hỏi về việc trở lại lĩnh vực ngân hàng, ông Đặng Văn Thành cũng cho hay: "Máu làm ngân hàng vẫn còn, nhưng chắc thời điểm thích hợp sẽ quay lại, khi cơ hội đến".

Cũng trong năm 2017, nhiều thông tin cho rằng ông Đặng Văn Thành sẽ trở lại ngành ngân hàng, đặc biệt là Sacombank, cũng có những thông tin về việc ông hợp tác với LienVietPostBank.

Trả lời câu hỏi này, ông Thành không hoàn toàn thừa nhận nhưng cho biết đã chuẩn bị sẵn kế hoạch. Ông cho biết thêm, nhiều đồng nghiệp cũng quan tâm việc trở lại ngân hàng để tiếp tục con đường trong ngành tài chính, nên ông cũng trong tinh thần chuẩn bị.

Điều này đặt nghi vấn cho nhiều người về việc ông sẽ quay trở lại ngành ngân hàng hay cụ thể là “đứa con” – Sacombank mà ông đã gầy dựng bao năm khi thời cơ đến?

Dai gia Dang Van Thanh se ve cham lai 'dua con' Sacombank sau 7 nam xa cach?-Hinh-2
Ông Đặng Văn Thành sẽ về lại Sacombank? 

Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, giữ chức Chủ tịch HĐQT Sacombank từ ngày 15/7/1995 và là người có công lớn trong việc đưa nhà băng thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần lớn và uy tín tại Việt Nam.

Tuy nhiên, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 của Sacombank ngày 26/5/2012, ông Thành đã chuyển giao trách nhiệm quản trị và điều hành Sacombank.

Trước đó, tin đồn về việc Sacombank bị "thâu tóm" bắt đầu nổ ra vào tháng 7/2011. Trước nguy cơ ngân hàng rơi vào tay một nhóm cổ đông, gia đình ông đã dùng nhiều phương án phòng thủ để ngăn chặn thâu tóm từ đối thủ. Cũng khi đó, xuất hiện hàng loạt động thái mua bán hàng chục triệu cổ phiếu STB xuất phát từ các công ty của người nhà ông Thành.

Nhóm thâu tóm mới chính thức lộ diện vào tháng 2/2012 khi Chủ tịch Eximbank lúc đó là ông Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank.

Cuối cùng những nỗ lực của ông Thành đã không thành công. Cuộc thâu tóm dần hạ màn vào tháng 5/2012 và kết thúc bằng cuộc họp đại hội cổ đông của ngân hàng này hôm 26/5. Theo đó, dù vẫn làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhưng ông Thành không còn là đại diện pháp luật của Sacombank.

Sau Đại hội đồng cổ đông, ông Thành cũng đã ủy quyền quản trị Sacombank cho ông Phạm Hữu Phú, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT vì lý do cá nhân.

Đến ngày 2/11/2012, ông Thành thôi chức chủ tịch. Sau đó, ông cùng con trai buộc phải rời ngân hàng. Tuy nhiên, cùng với những thành viên khác trong gia đình, ông tiếp tục thành công trong các lĩnh vực sản xuất khác.

Chủ tịch Dương Công Minh cho biết, lợi nhuận trước thuế hợp nhất năm 2019 của Sacombank dự kiến đạt gần 3.200 tỷ đồng, vượt 20% so với kế hoạch đã cam kết tại đại hội đồng cổ đông.

Tổng tài sản đạt 457.000 tỷ đồng, huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 413.000 tỷ đồng, cho vay đạt hơn 296.000 tỷ đồng và tỷ lệ nợ xấu hiện đã giảm xuống còn 1,75%.

Trong hơn 2 năm qua, Sacombank đã xử lý được 39.400 tỷ đồng nợ xấu; thu hồi 13.000 tỷ đồng tài sản không sinh lời, giúp cho tài sản thu nợ trên tổng tài sản giảm từ 29,3% xuống còn 13,3%; kéo tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ 7,25% xuống còn 1,75%.

Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục dẫn sóng hay sẽ quay đầu khi đã lên đỉnh?

(Vietnamdaily) - Các chuyên gia khuyên nhà đầu tư nên thận trọng với nhóm cổ phiếu ngân hàng bởi mức giá kỳ vọng dựa vào các yếu tố cơ bản cho thấy dấu hiệu tăng trưởng gần như đã đạt đỉnh trong ngắn hạn.

VPBank (VPB) vừa quyết định mua lại tối đa 10% cổ phiếu quỹ nhằm mục đích ổn định giá cổ phiếu trong bối cảnh thị giá cổ phiếu này đã giảm phân nửa so mức đỉnh hồi tháng 4/2018. 

 Nhìn rộng ra thì không riêng VPB mà trong số 17 ngân hàng niêm yết, số lượng mã cổ phiếu giảm giá nhiều hơn cả tăng giá tính riêng từ đầu năm 2019 đến nay.

Câu chuyện nợ xấu thời Trầm Bê và giá cổ phiếu chưa ngóc đầu lên nổi của Sacombank

(Vietnamdaily) - Sau hơn 2 năm tái cơ cấu theo Đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã cổ phiếu STB) phần nào đã được cải thiện, nợ xấu chuyển biến rõ rệt, song cổ phiếu vẫn trượt dài.

Năm 2015 là dấu mốc đáng nhớ của Sacombank khi sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam (Nam (Southern Bank) để trở thành top 5 nhà băng lớn nhất với tổng tài sản hơn 297.000 tỷ đồng.

Nhưng đổi lại, Sacombank cũng “gánh” cục nợ xấu/dư nợ cho vay gấp 7 lần năm 2014. Đến năm 2016, con số này đẩy lên 13.745 tỷ đồng nợ xấu, gấp 1,3 lần năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó cũng tăng dần đều từ 1,2% (năm 2014) lên 5,85% (năm 2015) và 7% (năm 2016).