Đại gia đào vàng với đề nghị gây sốc khó thực hiện

Tái sản xuất sau gần 1 năm đóng cửa, Tập đoàn Besra trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xin vận chuyển carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu sang Phước Sơn.

Tập đoàn Besra rất mong muốn được Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm phê duyệt cho công ty được vận chuyển carbon ngậm vàng từ nhà máy Bồng Miêu qua tách vàng tại nhà máy Phước Sơn. Để nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất, để tháo gỡ những khó khăn và hai nhà máy có thể sớm trở lại họat động sản xuất như trước đây”.
Ông Paul Seton, đại diện cho Tập đoàn Besra (chủ đầu tư nước ngoài tại hai công ty chuyên khai thác vàng là công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu và công ty TNHH Vàng Phước Sơn, sau đây gọi tắt là Bồng Miêu và Phước Sơn) đã nói như vậy trong buổi gặp gỡ báo chí mới đây tại Hà Nội.
Việc vận chuyển carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu sang tách vàng tại Phước Sơn trước đây vẫn được Besra thực hiện. Quy trình tách vàng từ carbon ở Phước Sơn thân thiện với môi trường hơn và là một quy trình khép kín, mang tính tự động cao.
Tuy nhiên, vào cuối năm 2013 hai công ty Bồng Miêu và Phước Sơn có nhiều biến cố bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cơn bão xảy ra vào cuối năm 2013, mỏ vàng Bồng Miêu đã phải tạm thời đóng cửa đến tháng 6/2014. Sau đó, hai công ty này lại bị Cục Thuế tỉnh Quảng Nam áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế (phong tỏa tài khỏan, tuyên bố hóa đơn mất hiệu lực), hai mỏ vàng này phải tạm thời đóng cửa để giải quyết các vấn đề về thuế.
Dai gia dao vang voi de nghi gay soc kho thuc hien
 
Theo ông Paul Seton, việc tạm thời đóng cửa hai mỏ vàng trong gần 1 năm đã khiến 1.800 công nhân mất việc làm và nhiều người trong số họ đã quay trở lại khai thác vàng trái phép để mưu sinh. Bên cạnh đó, do mỗi công ty chỉ còn vài chục người trông coi mỏ vàng, nên việc kiểm sóat nạn khai thác vàng trái phép trong khu vực hết sức khó khăn.
“Từ khi Besra buộc phải đóng cửa hai mỏ vàng, nạn vàng tặc trong khu vực mỏ đã gia tăng đáng kể. Môi trường cũng bị hủy họai nghiêm trọng do những người khai thác vàng trái phép dùng thủy ngân để tách vàng, sau đó họ xả thải thủy ngân ra môi trường, rất độc hại”, ông Paul Seton nói.
Đến 30/9/2014, Bồng Miêu đã quay trở lại họat động khi biện pháp cưỡng chế thuế hết hiệu lực. Tuy nhiên việc ngừng họat động quá lâu, cộng với ảnh hưởng của bão lũ khiến nhiều thiết bị bị ngập nước dẫn đến hư hỏng. Hơn nữa công nghệ chế biến xử lý than họat tính (carbon) ngậm vàng của Phước Sơn hiện đại hơn, cho nên Bồng Miêu cần phải hợp tác với Phước Sơn bằng cách vận chuyển carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu qua Phước Sơn để chế biến thành vàng thỏi nhằm tiết kiệm chi phí. Công nghệ tách vàng ở Phước Sơn đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tốt nhất trong quá trình xử lý carbon không bị đốt đi mà chỉ chiết xuất vàng từ carbon trên công nghệ hiện đại của nhà máy chế biến và tuyển luyện vàng Phước Sơn.
Theo đại diện công ty, việc tách vàng tại Phước Sơn sẽ giúp cho một số lao động của công ty này có thể quay trở lại làm việc trong lúc nhà máy đang tạm thời đóng cửa. Qua đó cũng giúp một số dây chuyền công nghệ của nhà máy Phước Sơn được khởi động, tránh tình trạng hỏng hóc, hay sự cố khác do ngừng họat động quá lâu.
Besra đã có công văn gửi Sở Tài Nguyên Môi trường tỉnh Quảng Nam và UBND tỉnh Quảng Nam về vấn đề này, sau đó UBND tỉnh Quảng Nam có văn bản trả lời về việc cho phép vận chuyển carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu qua Phước Sơn chế biến là thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Ngày 16/11/2014, Besra cũng đã chính thức có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị Bộ cho phép cho Besra vận chuyển carbon ngậm vàng từ Bồng Miêu sang Phước Sơn để tách vàng với tần suất vận chuyển khoảng 2 chuyến/tuần, mỗi chuyến khoảng 1 tấn carbon ngậm vàng.
Trong công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Besra cũng nêu rõ: “Sẽ cam kết tiến hành các thủ tục cần thiết để ký kết hợp tác giữa hai công ty của mình theo đúng pháp luật và thực hiện các nghĩa vụ thuế một cách minh bạch, rõ ràng”.
Trong 10 năm đầu tư vào Việt Nam, Besra đã nộp cho ngân sách 1.114 tỷ đồng tiền thuế, hiện số thuế còn nợ 242 tỷ đồng. Ông Paul Seton cho biết, Besra đã trình lên Thủ trướng Chính phủ 2 phương án đề xuất để trả nợ thuế từ 8/2014 và đang chờ quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
“Chúng tôi rất muốn được đầu tư làm ăn lâu dài ở Việt Nam và muốn được sớm đưa 2 công ty Bồng Miêu và Phước Sơn trở lại họat động sản xuất để có thể trả hết các khoản nợ”, ông Paul Seton phát biểu.

Cận cảnh “vật lộn” của thợ đào vàng

(Kiến Thức) - Công nhân đào vàng của Mali làm việc vô cùng vất vả nhưng bao nhiêu vàng họ nhọc nhằn tìm được đều không thuộc sở hữu của họ.

Năm 2012, dù lợi nhuận thu được từ sản xuất vàng của các nước Trung và Tây Phi (trong đó có Mali) tăng nhưng sản lượng vàng lại giảm 1%.
 Năm 2012, dù lợi nhuận thu được từ sản xuất vàng của các nước Trung và Tây Phi (trong đó có Mali) tăng nhưng sản lượng vàng lại giảm 1%.
Các thợ mỏ làm việc với máy khoan trên sàn khoan tại mỏ vàng ngầm Yalea, một phần của Tổ hợp mỏ vàng Loulo-Gounkoto.
 Các thợ mỏ làm việc với máy khoan trên sàn khoan tại mỏ vàng ngầm Yalea, một phần của Tổ hợp mỏ vàng Loulo-Gounkoto.

Tận mục quy trình khai thác “vàng đen” trên biển

(Kiến Thức) - Dầu mỏ được coi là "vàng đen" quý giá. Quy trình khai thác loại tài nguyên này cũng không hề đơn giản.

Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được hình thành từ xác động vật và thực vật nhỏ đã chết dưới các đáy biển cổ đại cách đây 10 đến 600 triệu năm.
Dầu mỏ là một loại nhiên liệu hóa thạch có thể tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó được hình thành từ xác động vật và thực vật nhỏ đã chết dưới các đáy biển cổ đại cách đây 10 đến 600 triệu năm.  
Để khai thác loại tài nguyên quý này, trước tiên các nhà địa chất sẽ tiến hành thăm dò dầu mỏ để xác định các lô, các mỏ có trữ lượng dầu lớn và có tính thương mại cao.
Để khai thác loại tài nguyên quý này, trước tiên các nhà địa chất sẽ tiến hành thăm dò dầu mỏ để xác định các lô, các mỏ có trữ lượng dầu lớn và có tính thương mại cao. 
Trong công tác thăm dò, các nhà địa chất có thể sử dụng thiết bị đo trọng lực hoặc thiết bị đo từ trường để xác định những thay đổi cực nhỏ trong từ trường của trái đất, từ đó xác định dòng chảy của dầu.
Trong công tác thăm dò, các nhà địa chất có thể sử dụng thiết bị đo trọng lực hoặc thiết bị đo từ trường để xác định những thay đổi cực nhỏ trong từ trường của trái đất, từ đó xác định dòng chảy của dầu.  
Họ cũng có thể phát hiện dầu qua mùi vị của hydrocarbon (thành phần chính của dầu thô) bằng cách sử dụng các mũi điện tử cực kỳ nhạy cảm. Hoặc tạo ra những sóng chấn cho đi xuyên qua các lớp đá nằm sâu dưới lòng đất, ghi nhận và dịch mã những thông tin của sóng phản hồi để tìm ra nguồn dầu mỏ.
 Họ cũng có thể phát hiện dầu qua mùi vị của hydrocarbon (thành phần chính của dầu thô) bằng cách sử dụng các mũi điện tử cực kỳ nhạy cảm. Hoặc tạo ra những sóng chấn cho đi xuyên qua các lớp đá nằm sâu dưới lòng đất, ghi nhận và dịch mã những thông tin của sóng phản hồi để tìm ra nguồn dầu mỏ. 
Khi tìm được mỏ dầu, người ta bắt tay vào công đoạn khai thác. Trước hết nhóm kỹ sư sẽ đưa thiết bị khoan xuống một độ sâu định trước, ở trên mức mà người ta cho rằng có dầu. Việc khoan này trải qua 5 bước...
 Khi tìm được mỏ dầu, người ta bắt tay vào công đoạn khai thác. Trước hết nhóm kỹ sư sẽ đưa thiết bị khoan xuống một độ sâu định trước, ở trên mức mà người ta cho rằng có dầu. Việc khoan này trải qua 5 bước... 
Sau khi đặt mũi khoan, vòng đệm, ống khoan vào lỗ sẽ tiến hành nối thiết bị với mặt đĩa tròn và bắt đầu khoan.
Sau khi đặt mũi khoan, vòng đệm, ống khoan vào lỗ sẽ tiến hành nối thiết bị với mặt đĩa tròn và bắt đầu khoan.
Trong quá trình khoan, bùn sẽ bắn lên qua ống ra khỏi mũi khoan và đẩy các mẩu đá cắt ra khỏi lỗ. Sau đó, nối thêm ống khoan khi lỗ càng khoét sâu. Khi mũi khoan chạm tới độ sâu định trước thì tháo ống khoan, mũi khoan và vòng đệm ra.
Trong quá trình khoan, bùn sẽ bắn lên qua ống ra khỏi mũi khoan và đẩy các mẩu đá cắt ra khỏi lỗ. Sau đó, nối thêm ống khoan khi lỗ càng khoét sâu. Khi mũi khoan chạm tới độ sâu định trước thì tháo ống khoan, mũi khoan và vòng đệm ra.  
Sau khi hoàn thành 5 bước trên phải nhanh chóng trát xi măng lớp vỏ đậy miệng khoan để ngăn không cho nó đổ sập xuống. Cuộc khoan dầu tiếp tục theo các giai đoạn: khoan, trát miệng lỗ, rồi lại khoan... cho đến khi thấy cát chứa dầu lộ ra. Mũi khoan sau đó được đưa ra khỏi lỗ. Người ta tiếp tục đưa các thiết bị cảm ứng xuống hố khoan để kiểm tra cấu trúc đá, áp suất và đặc điểm của mỏ dầu.
Sau khi hoàn thành 5 bước trên phải nhanh chóng trát xi măng lớp vỏ đậy miệng khoan để ngăn không cho nó đổ sập xuống. Cuộc khoan dầu tiếp tục theo các giai đoạn: khoan, trát miệng lỗ, rồi lại khoan... cho đến khi thấy cát chứa dầu lộ ra. Mũi khoan sau đó được đưa ra khỏi lỗ. Người ta tiếp tục đưa các thiết bị cảm ứng xuống hố khoan để kiểm tra cấu trúc đá, áp suất và đặc điểm của mỏ dầu.  
Bước tiếp theo là tạo một giếng dầu để khống chế dầu chảy lên theo ống dẫn. Khi bắt đầu chảy vào giếng, thiết bị khoan sẽ được đưa ra khỏi hiện trường và thiết bị mới sẽ được lắp đặt để hút dầu lên.
Bước tiếp theo là tạo một giếng dầu để khống chế dầu chảy lên theo ống dẫn. Khi bắt đầu chảy vào giếng, thiết bị khoan sẽ được đưa ra khỏi hiện trường và thiết bị mới sẽ được lắp đặt để hút dầu lên.  
Dầu được hút ra khỏi giếng bằng hệ thống bơm. Trong hệ thống này, motor điện sẽ điều khiển hộp số làm dịch chuyển một đòn bẩy. Đòn bẩy này nâng và hạ một ống thép. Hệ thống sẽ khiến chiếc bơm đi lên đi xuống, tạo ra một lực hút rút dầu lên khỏi giếng.
 Dầu được hút ra khỏi giếng bằng hệ thống bơm. Trong hệ thống này, motor điện sẽ điều khiển hộp số làm dịch chuyển một đòn bẩy. Đòn bẩy này nâng và hạ một ống thép. Hệ thống sẽ khiến chiếc bơm đi lên đi xuống, tạo ra một lực hút rút dầu lên khỏi giếng. 
Dầu khai thác được sẽ được chuyển qua tàu xử lý dầu thô để lọc bỏ những tạp chất.
 Dầu khai thác được sẽ được chuyển qua tàu xử lý dầu thô để lọc bỏ những tạp chất.

Tin mới