Đại gia mới muốn thâu tóm Big C giàu có thế nào?

(Kiến Thức) - Thêm một đại gia "cỡ bự" muốn thâu tóm Big C Việt Nam đó là Công ty Cổ phần Thăng Long GTC - một đơn vị có khối tài sản đáng nể.

Đại gia mới muốn thâu tóm Big C giàu có thế nào?
Thương vụ thâu tóm Big C Việt Nam đang bước vào giai đoạn nước rút khi trong tháng 4 này ông chủ Big C – tập đoàn Casino sẽ có câu trả lời chính thức cho các ứng cử viên.
Mới đây, thêm một cái tên mới trong bản danh sách các ông lớn “đặt gạch” mua Big C xuất hiện, đó là Công ty Thăng Long GTC. Đại diện mới này đề nghị mua 65% cổ phần của Công ty Vindemia SAS (thuộc tập đoàn Casino) trong liên doanh Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long.
Công ty TNHH Thương mại Quốc tế và Dịch vụ Siêu thị Big C Thăng Long là công ty liên doanh với hai thành viên, trong đó 35% cổ phần thuộc Công ty Cổ phần Thăng Long GTC và 65% còn lại thuộc về Tập đoàn Casino mà đại diện là Công ty Vindemia SAS. Như vậy, nếu việc mua lại 65% cổ phần của Công ty Vindemia SAS thành công thì công ty Thăng Long GTC sẽ nắm giữ 100% cổ phần của Big C Thăng Long.
Dai gia moi muon thau tom Big C giau co the nao?
Thăng Long GTC sở hữu 30% cổ phần của Hilton Opera Hanoi. Ảnh minh họa
Công ty Thăng Long GTC là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội – Hanoitourist, trụ sở chính của công ty đặt tại số 113-115 Lê Duẩn, Phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động chính của công ty là kinh doanh hàng hóa, xuất nhập khẩu, du lịch, vận tải lữ hành, khách sạn, cho thuê bất động sản, kinh doanh bao bì in ấn…
Theo thông tin trên Website của Thăng Long GTC, các đơn vị trực thuộc công ty này gồm rất nhiều đơn vị, liên doanh trong và ngoài nước. Trong đó, đơn vị trực thuộc của công ty có toà nhà trụ sở ở Lê Duẩn (Hà Nội), xưởng thiết kế quảng cáo và sản suất bao bì , nhãn hiệu, xí nghiệp xây dựng và nội thất Thăng Long, khách sạn 70 Nguyễn Khuyến, khách sạn Bắc Nam, khách sạn Holidays Ha Noi… Liên doanh trong nước có nhiều đơn vị như công ty cổ phần Hà Nội tourist taxi (nơi Thăng Long GCT có 7% cổ phần), công ty CP Du lịch thương mại và đầu tư Thủ đô.
Nhiều tài sản giá trị của công ty nằm ở các khoản đầu tư góp vốn như 30% cổ phần khách sạn Hilton HaNoi Opera, 25% cổ phần khách sạn Intercontinental West Lake Hà Nội, 35% cổ phần Big C Thăng Long, 30% cổ phần của Pan Horizon Hotel, 35% cổ phần công ty Thăng Long Property, 29% cổ phần công ty Pacific Thăng Long, 9,75% cổ phần của Capital Tower.
Dai gia moi muon thau tom Big C giau co the nao?-Hinh-2
25% cổ phần khách sạn Intercontinental West Lake Hà Nội thuộc về Thăng Long GTC. Ảnh minh họa.  
Thăng Long GTC được biết đến với nhiều thương vụ đầu tư bất động sản, kinh doanh khách sạn và phiên IPO thành công hồi tháng 8/2015. 
Ngày 13/8/2015, khi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố tổ chức phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Công ty TNHH MTV Thăng Long GTC, lúc này công ty có vốn điều lệ dự kiến 1.228 tỷ đồng, tương ứng với gần 123 triệu cổ phần. Trong phiên đấu giá này, 100% cổ phần đã được bán thành công với giá bình quân 10.724 đồng/ cổ phiếu, cao hơn so với giá khởi điểm đề ra 10.600 đồng/cổ phiếu. Với giá bình quân 10.724 đồng/ cổ phiếu, Thăng Long GTC thu về hơn 363 tỷ đồng.
Sau phiên IPO này, công ty chào bán 27% cổ phần cho nhà đầu tư chiến là Công ty TNHH Thung lũng vua, thuộc Tập đoàn BRG do bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch HĐQT SeAbank làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc.
Nguyên nhân là bởi Thăng Long GTC đang nắm giữ số lượng và quy mô bất động sản lớn với hàng chục nghìn m2 đất và quản lý phần vốn góp tại các khách sạn lớn trên địa bàn Hà Nội như: khách sạn Hilton (30%), khách sạn Intercontinental (25%), khách sạn Mercure (94 Lý Thường Kiệt)...
Trước Thăng Long GTC đã có hàng loạt đại gia tham gia thương vụ thâu tóm hệ thống Big C Việt Nam như Aeon, Lotte, TCC Holding, Central Group. Tuy ẩn mình, song với khối tài sản kể trên, cộng với nền tảng vốn là đối tác có cổ phần trong Big C, Thăng Long GTC được xem là đối thủ nặng ký có thể thắng thế trong thương vụ mua lại Big C Việt Nam của Tập đoàn Casino.

Thêm hai đại gia thế giới muốn mua Big C Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, ngoài hai tập đoàn Thái Lan xuất hiện thêm hai tập đoàn bán lẻ nữa muốn mua Big C của Việt Nam và Thái Lan.

Thêm hai đại gia thế giới muốn mua Big C Việt Nam
Theo nguồn tin từ Reuters, ngoài hai tập đoàn Thái Lan là Berli Jucker và Central Group muốn mua Big C Việt Nam và Thái Lan, hiện nay đã xuất hiện thêm hai tập đoàn bán lẻ nữa cũng lên kế hoạch tham gia vào cuộc chạy đua thâu tóm này.
Them hai dai gia the gioi muon mua Big C Viet Nam
 Ảnh minh họa.

Những vụ chuyển nhượng thương hiệu triệu đô gây sốc ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Cùng điểm danh những vụ chuyển nhượng thương hiệu triệu đô đình đám tại Việt Nam thời gian gần đây.

Những vụ chuyển nhượng thương hiệu triệu đô gây sốc ở Việt Nam

Được xem là phương thức kinh doanh hiệu quả, tận dụng giá trị và sức mạnh của một thương hiệu đã có tiếng, thời gian gần đây, nhiều vụ mua bán, chuyển nhượng thương hiệu Việt trị giá tỷ đô liên tiếp được thực hiện.

Đại gia dốc tỷ đô mua Big C Việt
Tháng 4 này, Tập đoàn Casino (Pháp) sẽ xem xét, thẩm định để chọn đối tác chuyển nhượng Big C Việt Nam. Hàng loạt công ty lớn trong và ngoài nước đang đua nước rút để có được thương hiệu này. Mới đây, thông tin đáng chú ý được đưa trên tbao Zing, Saigon Co.op, chủ sở hữu hệ thống siêu thị Co.opmart, vừa tuyên bố đã vượt qua vòng 1 của quá trình đấu thầu mua lại hệ thống Big C Việt Nam. Như vậy, đại gia bán lẻ này sẽ là đối thủ của hàng loạt tên tuổi đình đám trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ như Aeon (Nhật), Lotte (Hàn Quốc), Central Group, TCC Holding (Thái Lan) hay Dairy Farm (Singapore) trong thương vụ mua Big C.

Bên trong khu tái định cư 2.000 căn đìu hiu nhất Sài Gòn

Được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, khu tái định cư Vĩnh Lộc B (TP HCM) đang bị bỏ trống, xuống cấp do quá xa trung tâm.

Bên trong khu tái định cư 2.000 căn đìu hiu nhất Sài Gòn
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) do Ban quản lý Đầu tư xây dựng Công trình nâng cấp Đô thị TP làm chủ đầu tư. Đây là nơi bố trí cho các hộ dân bị giải tỏa thuộc chương trình nâng cấp đô thị và các dự án của TP với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.
Khu tái định cư Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh, TP HCM) do Ban quản lý Đầu tư xây dựng Công trình nâng cấp Đô thị TP làm chủ đầu tư. Đây là nơi bố trí cho các hộ dân bị giải tỏa thuộc chương trình nâng cấp đô thị và các dự án của TP với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. 

Tin mới