Đại gia sở hữu lâu đài khủng: Người lên voi, kẻ ngã ngựa
(Kiến Thức) - Đều khiến dư luận trầm trồ bởi những tòa lâu đài nguy nga song con đường công danh, sự nghiệp của các đại gia này lại rơi vào cảnh “người lên voi, kẻ ngã ngựa”.
Hoàng Minh
Xem toàn bộ ảnh
Doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn được mệnh danh là “ông vua hàng hiệu” khi sở hữu tập đoàn IPP với doanh số thu về hàng năm khoảng 10.700 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet
Đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn sở hữu xây dựng một biệt thư dát vàng, 3 mặt tiền với diện tích khoảng 500m2 tại khu Thảo Điền (quận 2, TP.HCM). Ảnh: Vietnamnet
Bên trong ngôi nhà được thiết kế theo phong cách hoàng gia như một tòa lâu đài rộng lớn và có bể bơi đạt tiêu chuẩn 5 sao. Ảnh: KBS.
Nguyễn Quốc Thanh - chủ sở hữu căn biệt thự nguy nga ở khu vực Hoàng Quốc Việt – Bưởi (Nghĩa Đô, Cầu Giấy) được mệnh danh là “đại gia sắt vụn”. Khởi nghiệp từ buôn bán phế liệu, ông chuyển sang đầu tư kinh doanh sắt thép và giàu lên nhanh chóng. Từ đó, ông Thanh mở một chuỗi cửa hàng ở Hà Nội. Ảnh: Vietnamnet
Biệt thự của ông Thanh cao 5 tầng và được thiết kế như lâu đài cổ ở nước ngoài. Thậm chí, đại gia ngành sắt còn đúc 6 con gà vàng đặt lên nóc nhà. Ảnh: Vietnamnet
Các nội thất bên trong được đầu tư tỉ mỉ, nhiều chi tiết được dát vàng nguy nga, lộng lẫy. Theo đánh giá, ngôi nhà này trị giá lên đến 300 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet
Ông Nguyễn Đức Lượng (SN 1965, Hải Dương), được biết đến là đại gia ngành xây dựng và phát triển khu đô thi mới, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Trường Linh. Ảnh: Vietnamnet
Ông từng khiến nhiều người choáng váng khi dát tới 60 cây vàng cho ngôi nhà vườn tại xã Tân Dân, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích của ngôi biệt thự này là 5.000 m2. Ảnh: Vietnamnet
Đại gia xăng dầu Ngô Văn Phát nổi tiếng với tòa lâu đài nguy nga được xây dựng trên lô đất hai mặt tiền, rộng 2.300m2 trên đường Lê Hồng Phong (quận Hải An, TP Hải Phòng). Ảnh: Lao động
Toà lâu đài được thiết kế theo phong cách châu Âu, với cổng chính đồ sộ và nội thất nguy nga, lộng lẫy với hệ thống camera an ninh hiện đại. Ảnh: Lao động
Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, Ngô Văn Phát đã bị bắt tạm giam về hành vi “mua bán hóa đơn trái phép”. Ảnh: Lao động
Đại gia Thiện Soi - (tên thật Lê Thái Thiện) được biết đến với tòa biệt thự Thiện Soi dát vàng lộng lẫy trên quốc lộ 5, đoạn qua thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa – Vũng Tàu). Ảnh: Người lao động.
Tối 1/12, đại gia Thiện Soi bị cơ quan CSĐT Công an thị xã Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đã thi hành lệnh bắt tạm giam để điều tra làm rõ về hành vi cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự và rửa tiền. Ảnh: Người lao động.
Nổi tiếng với tòa lâu đài được cho là to nhất khu vực Nam Bộ, ngày 1/8/2017, đại gia Trầm Bê đã bị bắt tạm giam trong vòng 4 tháng về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát tổng cộng hơn 15.000 tỷ đồng. Ảnh: Vietnamnet
Ngày 30/7/2020, TAND TP. HCM tuyên phạt Trầm Bê 3 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tổng hợp với bản án 4 năm tù về cố ý làm trái quy định gây thiệt hại 1.800 tỉ trong đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2, bị cáo Trầm Bê phải chấp hành chung là 7 năm tù. Ảnh: Vietnamnet