Đại sứ Nga nêu điều kiện tiên quyết để ngừng chiến dịch quân sự ở Ukraine
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia cho biết, một lệnh ngừng bắn ở Ukraine có thể xảy ra khi các yêu cầu của Nga được đáp ứng.
Theo Minh Phương/Dân Trí
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia (Ảnh: AFP).
Sputnik đưa tin, hôm 15/3, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia đã nhấn mạnh lại những điều kiện để Nga ngừng bắn, chấm dứt chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ông nói: "Một lệnh ngừng bắn có thể diễn ra khi các điều kiện mà Nga đưa ra được thực hiện, những điều kiện đó ai cũng biết. Phi quân sự hóa Ukraine, phi phát xít hóa Ukraine, không còn mối đe dọa nào từ lãnh thổ Ukraine nhằm vào Nga, không gia nhập NATO... Mục tiêu gia nhập NATO của Ukraine đã được đưa vào hiến pháp của họ, do vậy, trước tiên nó cần phải được xóa bỏ.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm qua cũng cho hay, mục tiêu của các vòng đàm phán hiện tại giữa Nga và Ukraine là Kiev phải đảm bảo vị thế trung lập. "Các cuộc đàm phán đang được tiến hành nhằm đảm bảo tình trạng trung lập quân sự của Ukraine trong bối cảnh đảm bảo an ninh cho tất cả các bên tham gia vào quá trình này cũng như phi quân sự hóa Ukraine, để không mối đe dọa nào có thể xảy ra với Nga từ lãnh thổ Ukraine", ông Lavrov cho biết.
Nga và Ukraine đã tổ chức 4 vòng đàm phán nhằm tháo gỡ căng thẳng. Ông Mykhailo Podolyak, thành viên phái đoàn Ukraine, cho hay tại vòng đàm phán thứ 4 hôm 15/3, hai bên vẫn còn "những mâu thuẫn cơ bản". Ông nói: "Chúng tôi sẽ tiếp tục vào ngày mai. Một tiến trình đàm phán vô cùng khó khăn, nhưng vẫn có triển vọng cho những thỏa hiệp".
Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ ngày 24/2 với tuyên bố nhằm "phi quân sự", "phi phát xít hóa" Ukraine. Trong 3 tuần qua, Nga đã nhiều lần đề cập đến các điều kiện nhằm chấm dứt chiến dịch tại Ukraine, trong đó đều nhấn mạnh đến yêu cầu Kiev phải đảm bảo trạng thái trung lập, không gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt. Với Moscow, nếu Ukraine được kết nạp NATO, đó sẽ là mối đe dọa lớn đối với an ninh của Nga bởi nó cho phép liên minh quân sự của phương Tây triển khai vũ khí và lực lượng ở nơi vốn được coi là "vùng đệm an ninh" của nước này.
Ukraine theo đuổi kế hoạch gia nhập NATO suốt 14 năm qua, nhưng đến nay giấc mơ đó vẫn xa vời. Mỹ và các nước châu Âu lo ngại, việc kết nạp Ukraine có thể kéo theo xung đột trực tiếp với Nga. Cũng do lo ngại này, phương Tây đã từ chối đề nghị lập vùng cấm bay hoặc cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine, từ chối triển khai binh sĩ ở nước này.
Về phần mình, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua cho rằng, Kiev "không có cửa" gia nhập NATO. "Rõ ràng là Ukraine không phải là thành viên của NATO. Chúng tôi hiểu điều đó. Chúng tôi là những người hiểu chuyện. Trong nhiều năm chúng tôi đã được nghe về cái gọi là (chính sách) "mở cửa" từ NATO, nhưng giờ đây chúng tôi được nghe là mình không thể gia nhập khối. Đây là sự thật và nó cần phải được chấp nhận", ông Zelensky nói. Ông cũng chỉ trích NATO khi từ chối các đề nghị của Ukraine. "Liên minh này lo sợ những điều mâu thuẫn, lo sợ đối đầu với Nga", ông bình luận.
Tổng thống Nga Putin lệnh cho lực lượng hạt nhân vào chiến đấu
Hãng thông tấn TASS đưa tin: Tổng thống Putin đã chỉ thị chuyển các lực lượng răn đe hạt nhân của Nga vào chiến đấu, do những hành động gây hấn ở phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh chuyển các lực lượng hạt nhân chiến lược của quân đội Nga sang chế độ làm nhiệm vụ chiến đấu đặc biệt. Điều này có thể hiểu, Nga sẵn sàng chuẩn bị vũ khí hạt nhân, để sử dụng trong chiến đấu.
Nguồn cơn của xung đột Nga - Ukraine: Nhen nhóm từ Đông Âu?
Mỹ và NATO đã làm cho Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ảo tưởng về sự hậu thuẫn để chống lại Nga, nhưng thực tế là NATO không hề muốn xung đột với Nga.
Kể từ sau khi Liên Xô tan rã, NATO đã cắt giảm ngân sách và giảm bớt lực lượng thường trực. Đồng thời Liên minh này cũng cho phép Moscow gửi phái đoàn ngoại giao tới trụ sở của NATO ở Brussels (Bỉ) và thành lập hội đồng giải quyết các mối quan ngại.