Đài thiên văn của người Aztec cổ đại trải rộng cả dãy núi

Người Aztec nổi tiếng với nền nông nghiệp chuyên nghiệp được hỗ trợ bởi khả năng dự báo thời tiết tốt đến mức khó tin. Các nhà khoa học vừa tìm ra bí ẩn tại một đài thiên văn hàng trăm năm tuổi.

Đài thiên văn của người Aztec cổ đại trải rộng cả dãy núi

Theo Ancient Origins, các nhà khảo cổ Mexico - Mỹ vừa phát hiện ra rằng đài thiên văn Aztec nổi tiếng trên núi Tlaloc có quy mô khổng lồ hơn nhiều so với những gì từng được tìm thấy trước đây.

Dai thien van cua nguoi Aztec co dai trai rong ca day nui

Cấu trúc chính của đài thiên văn cổ đại ngự trên núi Tlaloc - Ảnh: Ben Meissner

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Exequiel Ezcurra từ Trường Đại học California ở Riveside (Mỹ) đã kết hợp một số bản thảo cổ của người dân bản địa nơi đài thiên văn núi Tlaloc tọa lạc, kết hợp với các dữ liệu về cảnh quan lẫn đài thiên văn cổ đại từng được khai quật trước đó.

Họ nhận ra một điều đặc biệt làm thay đổi hẳn vấn đề. Đài thiên văn Tlaloc không chỉ gồm cụm di tích mang hình dáng như một chiếc chìa khóa khổng lồ, mà là cả dãy núi Sirerra Nevada nơi Tlaloc thuộc về.

Dai thien van cua nguoi Aztec co dai trai rong ca day nui-Hinh-2

Cụm cấu trúc giống một chiếc chìa khóa hay chiếc búa khổng lồ, gồm một phòng hình chữ nhật và một con đường dài với vách vững chắc hai bên - Ảnh: Ben Meissner

Cụ thể hơn, người Aztec cổ đại - một nền văn minh phồn thịnh giai đoạn thế kỷ 14-16 - đã tận dụng rất nhiều cấu trúc tự nhiên trên dãy núi để làm những dấu mốc cho việc quan sát thiên văn, kết hợp nó với phần cấu trúc họ đã xây dựng, tạo nên một đài thiên văn nửa nhân tạo, nửa tự nhiên độc nhất vô nhị trên thế giới.

Với quy mô khổng lồ, đài thiên văn Aztec trên núi Tlaloc đã giúp cư dân cổ đại xác định chính xác đến từng ngày để có thể trồng trọt, thu hoạch phù hợp với thời tiết nhất. Điều này đã tạo ra một nền nông nghiệp hiện đại và phồn thịnh đến mức gây choáng ngợp những đoàn quân Tây Ban Nha xâm lược vào 500 năm về trước.

Dai thien van cua nguoi Aztec co dai trai rong ca day nui-Hinh-3

Đỉnh núi Tepeyac được nhìn thấy nhô lên khi đứng nhìn từ cuối con đường đá. Nó chính là một trong các cột mốc thiên văn tự nhiên - Ảnh: Ben Meissner

Các kết quả cũng như mảnh ghép quý báu rất khớp với các tài liệu Tây Ban Nha ghi chép về người Aztec, trong đó ca ngợi hệ thống lịch và nông nghiệp của họ.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học PNAS.

Chế tạo đồng hồ chỉ lệch... 1 giây suốt 300 triệu năm

(Kiến Thức) - Thiết bị mới được chế tạo gọi là đồng hồ mắt cáo quang học, chỉ sai lệch 1 giây trong suốt 300 triệu năm.

Chế tạo đồng hồ chỉ lệch... 1 giây suốt 300 triệu năm
 
Các nhà khoa học tuyên bố họ đã phát hiện ra một phương pháp chính xác hơn để tính toán thời gian. 

Phút cuối cùng ngày 30/6 sắp tới sẽ kéo dài 61 giây

Thế giới sắp trải qua khoảnh khắc đặc biệt khi phút cuối cùng ngày 30/6 sắp tới sẽ kéo dài 61 giây. Hiện tượng được gọi là “giây nhảy cách”.

Phút cuối cùng ngày 30/6 sắp tới sẽ kéo dài 61 giây

Khi một phút không còn là... 60 giây!

Vào lúc 23h59 giờ GMT ngày 30/6 sắp tới, thế giới sẽ trải nghiệm khoảnh khắc đặc biệt khi phút cuối trong ngày hôm đó kéo dài 61 giây.

Nguyên do của sự kiện kỳ lạ này được gọi là “giây nhảy cách”, tin tức từ Business Insider cho hay.

Đó là khi người ta điều chỉnh những chiếc đồng hồ có độ chính xác cao để đồng bộ với vòng quay của Trái đất, vốn bị thay đổi bởi sức hút trọng lực của Mặt trời và Mặt trăng.

Chỉ một số ít trong 7,25 tỷ người trên thế giới có thể nhận thức được những thay đổi sắp tới và thậm chí còn ít người hơn sẽ cần lên kế hoạch về việc họ sẽ làm gì trong giây “bonus” (thêm) này.

Tuy nhiên, đối với những người chuyên đo đếm từng thời khắc, “giây nhảy cách” lại là một vấn đề có ý nghĩa to lớn, với những ý kiến tranh luận rằng liệu nó có quan trọng hay nên được loại bỏ.

Phut cuoi cung ngay 30/6 sap toi se keo dai 61 giay
 Thế giới sắp có "giây nhảy cách" lần thứ 26 vào ngày 30/6/2015. Ảnh Flickr/DerekKey.

"Có một nhược điểm”, Daniel Gambis - Giám đốc Dịch vụ Vòng quay của Trái đất và Hệ thống tham chiếu (IERS) thừa nhận.

Thành thật mà nói, giây nhảy cách không cần phải thêm vào những chiếc đồng hồ bình thường nhưng nó lại rất quan trọng đối với những chiếc đồng hồ siêu chính xác, đặc biệt là những đồng hồ thường dùng các tần số nguyên tử làm cơ chế đếm thời gian của chúng.

“Cao tay” hơn cả đồng hồ nguyên tử là "lưới quang học”, thiết bị sử dụng các nguyên tử strontium. Ví dụ mới nhất trong đó được công bố hồi tháng Tư chính xác đến 15 tỉ năm - lâu hơn cả thời gian vũ trụ đã tồn tại.

Trong hành tinh của chúng ta, máy tính với dữ liệu khổng lồ có thể ít yêu cầu "khắt khe" hơn đồng hồ nguyên tử, nhưng vẫn cần thời gian nội bộ có độ chính xác cực kỳ cao.

Chẳng hạn như, Internet gửi dữ liệu trên toàn thế giới trong những gói nhỏ mà sau đó được kết nối lại với nhau chỉ trong phần triệu giây. Một số thuật toán trong giao dịch tài chính được tính toán dựa trên một phần vài giây nhanh hơn đối thủ để có thể tạo ra lợi nhuận.

Tranh cãi về “giây nhảy cách”

Kể từ năm 1971 đến nay, đã có 25 lần bổ sung thời gian “giây nhảy cách”, trong đó, lần gần đây nhất được thực hiện vào ngày 30/6/2012. Tuy nhiên, suốt 15 năm qua, các chuyên gia vẫn tranh cãi với nhau về việc có nên hay không đưa ra sự thay đổi này cũng như những rắc rối của nó.

"Lập luận của các nhà phê bình chính là, ngày nay, nó đang ngày càng trở nên khó khăn hơn để quản lý, khi quá nhiều thiết bị có đồng hồ nội bộ," Roland Lehoucq đến từ Ủy ban Năng lượng nguyên tử Pháp (CEA) cho biết.

"Vấn đề là ở khâu đồng bộ hóa giữa các máy tính. Họ cố gắng sắp xếp nhưng đôi khi việc này có thể mất nhiều ngày”, Roland nói tiếp.

Phut cuoi cung ngay 30/6 sap toi se keo dai 61 giay-Hinh-2
 Michel Abgrall đến từ Đài Thiên văn Paris, Pháp, theo dõi các thiết bị vào ngày 12/6/2015 để sẵn sằng cho "giây nhảy cách" sắp tới.

Được biết, lần chỉnh sửa gần đây nhất vào ngày 30/6/2012 đã gây rối loạn cho nhiều máy chủ Internet, trong khi hệ thống đặt chỗ trực tuyến của hãng hàng không Qantas của Australia “bị sập trong vài giờ”, Gambis cho biết.

“Bây giờ là lúc để bỏ giây nhảy cách. Nó là nguyên nhân gây ra rắc rối”, Sebastien Bize, chuyên gia về đồng hồ nguyên tử ở phòng thí nghiệm SYRTE (Hệ tham chiếu thời gian – không gian) tại Đài Thiên văn Paris, nhận định.

“Loài người là đầy tớ của công nghệ hay công nghệ là đầy tớ của con người?”, câu hỏi của Gambis khiến nhiều người suy ngẫm.

Tóm lại, nếu chúng ta loại bỏ giây nhảy cách, thời gian do con người tính toán sẽ không còn đồng nhất với vòng quay chính xác của hành tinh chúng ta.

“Nó có nghĩa là, trong 2.000 năm nữa, sẽ có sự khác biệt giữa giờ Phối hợp Quốc tế (UTC) và thời gian Trái đất quay hết một vòng”, Gambis nhấn mạnh.

“Như vậy, trong quy mô hàng chục nghìn năm nữa, con người có thể sẽ ăn bữa sáng vào lúc 2 giờ sáng”, ông phân tích.

Kỳ quan đài thiên văn cổ tuyệt đỉnh của Ấn Độ

(Kiến Thức) - Đài thiên văn Jantar Mantar là ví dụ sáng ngời về thành tựu kiến trúc và thiên văn học của người Ấn Độ.

Kỳ quan đài thiên văn cổ tuyệt đỉnh của Ấn Độ
Ky quan dai thien van co tuyet dinh cua An Do
Đài thiên văn Jantar Mantar là tên gọi của một tổ hợp các công trình, thiết bị thiên văn cổ xưa vô cùng độc đáo của Ấn Độ.

Tin mới