Đắk Lắk đề xuất dự án điện mặt trời nổi 6.200 tỷ của Golf Long Thành

Năng lượng tái tạo đã và đang trở thành một mảng kinh doanh quan trọng của Golf Long Thành, bên cạnh đại dự án bất động sản đang triển khai là KN Paradise Cam Ranh.

UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 25/9/2020 đã có Công văn số 8675/UBND-CN gửi Bộ Công thương đề xuất bổ sung dự án Nhà máy điện mặt trời tấm nổi KN Sêrêpốk 3 vào Quy hoạch điện VII. Đây là dự án điện mặt trời tấm nổi đầu tiên tại Đắk Lắk được đề xuất đưa vào quy hoạch.
Dak Lak de xuat du an dien mat troi noi 6.200 ty cua Golf Long Thanh
Một dự án điện mặt trời nổi. Ảnh: Internet 
Dự án Nhà máy điện mặt trời tấm nổi KN Sêrêpốk 3 do CTCP Đầu tư và Kinh doanh Golf Long Thành làm chủ đầu tư, được thực hiện trên hồ thủy điện Sêrêpốk 3 (xã Ea Nuôl, huyện Buôn Đôn), công suất 380 MWp.
Nhà máy dự kiến sử dụng công nghệ pin quang điện silic đa tinh thể, sản lượng điện dự kiến 621 kWh/năm, tổng mức đầu tư 6.226 tỷ đồng, diện tích mặt nước bố trí tấm pin 297,3 ha.
Giai đoạn 1 của dự án có công suất 60 MWp, sử dụng 52,3 ha mặt nước, dự kiến đi vào hoạt động năm 2021; giai đoạn 2 công suất 320 MWp, sử dụng 245 ha mặt nước, thực hiện giai đoạn sau năm 2021.
Như Nhadautu.vn từng đề cập, Golf Long Thành được vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm - Trần Cẩm Nhung sáng lập năm 2005, tới nay trở thành tập đoàn gia đình hàng đầu Việt Nam, kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực bất động sản, sân golf, khai khoáng, và vài năm trở lại là năng lượng tái tạo, với việc thành lập một loạt công ty thành viên trong mảng này như Công ty TNHH KN Floating Suối Dầu và KN Floating Cam Thượng, Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Điện mặt trời KN Vạn Ninh (vốn 500 tỷ đồng) cùng 2 công ty liên kết là CTCP Cam Lâm Solar (vốn 280 tỷ đồng) và CTCP Điện mặt trời KN Cam Lâm (vốn 222 tỷ đồng).
Trong đó, Cam Lâm Solar và KN Cam Lâm lần lượt là chủ đầu tư dự án điện mặt trời KN Cam Lâm và Cam Lâm BN tại xã Cam An Bắc, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà.
Bộ đôi dự án có tổng công suất 100MW, tổng vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng, đã chính thức đóng điện vào ngày 25/6/2019, kịp hưởng giá mua ưu đãi 9,35 UScents/kWh của Chính phủ.

Điện mặt trời áp mái – Hệ thống năng lượng tương lai

(Kiến Thức) -Đi cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), hệ thống năng lượng mặt trời đang dần phổ biến trong vài năm trở lại đây, đặc biệt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Dien mat troi ap mai – He thong nang luong tuong lai
Hệ thống điện mặt trời áp mái tại Công ty Điện lực Nam Từ Liêm. 

Theo đó, ông Nguyễn Xuân Thắng – Trưởng Ban Kinh doanh Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVN HANOI) cho biết, trong những năm gần đây, phát triển các nguồn năng lượng tái tạo đặc biệt là năng lượng mặt trời được đánh giá là rất có tiềm năng tại Việt Nam. EVN HANOI đã cho triển khai lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái tại trụ sở Tổng công ty, Trung tâm sửa chữa điện nóng (Hotline), Công ty Điện lực Nam Từ Liêm, các trạm biến áp 110 – 220 kV… Việc sử dụng hệ thống năng lượng mặt trời sẽ góp phần tiết kiệm điện, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.

Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm mùa nắng nóng

(Kiến Thức) - Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ liên tiếp hứng chịu nắng nóng với nền nhiệt cao nhất phổ biến trên 37 độ C. Đợt nắng nóng ngày khả năng kéo dài trong nhiều ngày tới. Thời tiết nắng nóng kéo dài cũng làm nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến.

Tang cuong su dung dien tiet kiem mua nang nong
 (Nguồn ảnh: Internet)
Theo thống kê của Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI), mới đầu hè nhưng sản lượng điện tiêu thụ bình quân tăng cao hơn nhiều so với các tháng trước liền kề. Cụ thể, tháng 4/2020, sản lượng điện bình quân đạt 42,99 triệu kWh. Nhưng đến tháng 5/2020, Hà Nội chỉ hứng chịu 1 đợt nắng nóng duy nhất trong vòng 2 ngày (vào ngày 20 và 21/5/2020) đã nâng lượng điện tiêu thụ bình quân cả tháng lên mức 62,6 triệu kWh, tăng 45% so với tháng 4.

Tin mới