Đám cưới náo nhiệt, cô dâu chú rể tái xanh mặt khi thấy điều này

(Kiến Thức) - Không chỉ cô dâu chú rể, tất cả mọi người trong đám cưới đều không thể giấu nổi sự kinh hoàng, bỏ chạy toán loạn vì sự xuất hiện của một con hổ hoang dã tại đám cưới, "quậy tưng" và không có vẻ gì là sợ sệt con người. 

Câu chuyện hi hữu xảy ra tại một ngôi làng ở bang Madya Pradesh, Ấn Độ, ngay trong đám cưới của một đôi uyên ương người địa phương.

Ngày hôm đó, khi đám cưới đang diễn ra tưng bừng, náo nhiệt, đột nhiên xuất hiện một vị khách không mời, là một con hổ hoang dã.

 

Khi xuất hiện, con hổ vằn trông rất bình tĩnh. Đối mặt với rất nhiều người nhưng con hổ không hề sợ hãi, nó đi vòng quanh khu vực đám cưới và dọa mọi người sợ hãi, hoảng loạn.

Ngay sau khi con hổ xuất hiện, cô dâu chú rể và toàn bộ khách mời trong đám cưới đã bỏ chạy tán loạn khỏi hiện trường và tìm nơi ẩn nấp.

 

May mắn thay, không có bất cứ vụ hổ tấn công con người nào xảy ra trong đám cưới. Sau khi dọa mọi người hoảng loạn, con hổ vằn ung dung rời khỏi hiện trường và di chuyển về phía bang Maharashtra.

Mời quý độc giả xem video: Hổ nằm bất lực cho người cầm gậy chọc trăm lần vào mặt

Được biết khi đến ngôi làng Sundartola thuộc bang Maharashtra, con hổ đã không còn bình tĩnh nữa. Nó tấn công một người phụ nữ trong lúc cô đi vệ sinh. Sau đó, nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để cấp cứu nhưng con hổ vằn hung hăng vẫn không bị bắt.

 

Những người kiểm lâm theo dõi hành tung của con hổ kỳ lạ này cho hay, nó không hề sợ con người và thường lui tới những khu dân cư đông đúc vào ban ngày. Hành vi này vô cùng bất thường khi những con hổ vằn hoang dã thường tránh tối đa những cuộc chạm mặt với con người và có thói quen ẩn núp, không phô trương.

Hé lộ thú vị về vi khuẩn không gian trên bề mặt Trạm ISS

(Kiến Thức) - Nhà khoa học Nga Anton Shkaplerov tiết lộ, kết quả phân tích mẫu vật bụi lấy từ Trạm ISS cho thấy có chứa vi khuẩn sống. Nhiều thông tin liên quan tới vi khuẩn không gian vừa được các nhà khoa học công bố.

Trong chuyến đi bộ ngoài không gian Trạm ISS, các phi hành gia lấy bông gòn cọ xát lên mặt ngoài thiết bị trạm ISS, lấy các mẫu bụi bẩn đó và gửi về Trái đất để phân tích.

Nhà khoa học Nga Anton Shkaplerov vừa tiết lộ, mẫu vật bụi lấy từ Trạm vũ trụ ISS có chứa vi khuẩn sống.

Đây là những phát hiện khoa học vĩ đại năm 2017

Nhiều phát hiện khoa học khảo cổ bao gồm các di tích vĩ đại mà nhân loại chưa từng biết đến, những cách mai táng kỳ lạ... đã được ghi nhận trong năm 2017.

1. Di tích 7.000 năm được phát hiện nhờ… Google Earth. Sau khi báo chí đưa tin về một quần thể kiến trúc kỳ lạ được thể hiện qua các hình ảnh Google Earth, chính phủ Ả Rập Saudi đã mời các nhà khảo cổ học chụp ảnh trên không và nghiên cứu về di tích này. Cụm kiến trúc bao gồm 400 cấu trúc có dạng cổng hoặc một căn phòng chữ nhật bằng đá, tường thấp hoặc không nóc. Chiều dài mỗi cấu trúc trúc khoảng 13-518 m, được cho là xây dựng với mục đích tôn giáo, nằm bên rìa núi lửa, lẫn trong những mảng nham thạch cổ xưa.

 1. Di tích 7.000 năm được phát hiện nhờ… Google Earth.

 Sau khi báo chí đưa tin về một quần thể kiến trúc kỳ lạ được thể hiện qua các hình ảnh Google Earth, chính phủ Ả Rập Saudi đã mời các nhà khảo cổ học chụp ảnh trên không và nghiên cứu về di tích này. Cụm kiến trúc bao gồm 400 cấu trúc có dạng cổng hoặc một căn phòng chữ nhật bằng đá, tường thấp hoặc không nóc. Chiều dài mỗi cấu trúc trúc khoảng 13-518 m, được cho là xây dựng với mục đích tôn giáo, nằm bên rìa núi lửa, lẫn trong những mảng nham thạch cổ xưa. 

Tin mới