Tục lệ kỳ lạ này ngay nay vẫn đang lưu truyền trong một số cộng đồng người Bana ở Bắc Tây Nguyên.
Cuối chiều, mặt trời đã buông lơi với ánh nắng màu nhạt, chỉ còn một con sào ngắn nữa là chạm vào dãy núi phía Tây, buôn Tờ Nơr, xã Sơ Pai, huyện Kbang (Gia Lai) vẫn sừng sững đón ánh nắng tà, buôn buồn vắng tanh bóng người. Đang vào ngày mùa, từ tinh mơ, khi con gà rừng vừa le te cất tiếng gáy canh năm, người trong buôn đã lục đục kéo nhau lên rẫy bẻ bắp, vào rừng hái củi, nhổ cỏ, phát nương…Nhiều người trong buôn tuy không bận công việc gì trên nương rẫy nhưng vẫn cầm theo con dao, đeo theo cái gùi lên rẫy, vào rừng, vì theo lý giải của nhiều người “ở nhà nó buồn cái chân, nhàn cái tay sinh ra buồn phiền”.
Cuối chiều, mặt trời đã buông lơi với ánh nắng màu nhạt, chỉ còn một con sào ngắn nữa là chạm vào dãy núi phía Tây, buôn Tờ Nơr, xã Sơ Pai, huyện Kbang (Gia Lai) vẫn sừng sững đón ánh nắng tà, buôn buồn vắng tanh bóng người. Đang vào ngày mùa, từ tinh mơ, khi con gà rừng vừa le te cất tiếng gáy canh năm, người trong buôn đã lục đục kéo nhau lên rẫy bẻ bắp, vào rừng hái củi, nhổ cỏ, phát nương…Nhiều người trong buôn tuy không bận công việc gì trên nương rẫy nhưng vẫn cầm theo con dao, đeo theo cái gùi lên rẫy, vào rừng, vì theo lý giải của nhiều người “ở nhà nó buồn cái chân, nhàn cái tay sinh ra buồn phiền”.
Một phụ nữ người Bana ở buôn Tờ Nơr, xã Sơ Pai, huyện Kbang (Gia Lai) đang dệt vải. |
Theo chỉ dẫn của một người Bana bản địa, chúng tôi hỏi đường tìm đến nhà già làng Jít. Cụ Jít được cộng đồng Bana trong buôn kính trọng, tín nhiệm xem như một người cha già của hơn trăm nóc nhà trong buôn. Cụ cũng là người hiểu khá rõ về tập tục lạ đã lưu truyền suốt hàng trăm năm qua trong buôn là đập đầu vào tường, dùng dao đâm vào đùi để chia sẻ nỗi đau với người đã khuất vẫn còn lưu truyền trong một số cộng đồng của người Bana.
May mắn cho chúng tôi, cụ Jít hôm nay không đi rẫy. Cụ đang ngồi trầm ngâm giữ sàn căn nhà gỗ mới cất, được làm theo kiến trúc nhà rông mà người ta thường gặp ở đồng bào cách dân tộc Tây Nguyên. Thấy chúng tôi, cụ nhanh nhẹn bước xuống cầu thang tiến lại hỏi thăm khách lạ: “Các chú là ai? Vào buôn có việc gì không?...”.
Chúng tôi giới thiệu là phóng viên, đi viết về tục đập đầu vào tường, dùng dao đâm vào đùi để chia sẻ nỗi đau với người đã chết. Cụ Jít hỏi: “Có giấy tờ gì không, không có giấy tờ là phải vào ủy ban xã trình báo mới được ở lại buôn qua đêm đó!..”.
Sau khi xem rất kỹ giấy giới thiệu, cụ Jít vui mừng: “Đúng là nhà báo rồi, vào đây ở với tao, tốt quá!... Cái đập đầu vào tường, lấy dao đâm vào đầu thì tao biết chớ…”.
May mắn cho chúng tôi, cụ Jít hôm nay không đi rẫy. Cụ đang ngồi trầm ngâm giữ sàn căn nhà gỗ mới cất, được làm theo kiến trúc nhà rông mà người ta thường gặp ở đồng bào cách dân tộc Tây Nguyên. Thấy chúng tôi, cụ nhanh nhẹn bước xuống cầu thang tiến lại hỏi thăm khách lạ: “Các chú là ai? Vào buôn có việc gì không?...”.
Chúng tôi giới thiệu là phóng viên, đi viết về tục đập đầu vào tường, dùng dao đâm vào đùi để chia sẻ nỗi đau với người đã chết. Cụ Jít hỏi: “Có giấy tờ gì không, không có giấy tờ là phải vào ủy ban xã trình báo mới được ở lại buôn qua đêm đó!..”.
Sau khi xem rất kỹ giấy giới thiệu, cụ Jít vui mừng: “Đúng là nhà báo rồi, vào đây ở với tao, tốt quá!... Cái đập đầu vào tường, lấy dao đâm vào đầu thì tao biết chớ…”.
Cụ Jít đang kể lại tập tục chia sẻ nổi đau với người chết của dân tộc mình. |
Đêm Bắc Tây Nguyên trở nên trầm mặc, hùng vĩ dưới ánh trăng non đầu tháng. Sau vài ly rượu bắp ủ lên men bằng lá cây rừng thơm phức, tiếng cụ Jít chắc nịch cất lên sang sảng khác hẳn với cái tuổi ngoài 80 của cụ. Trong tiếng kể của cụ Jít giữa chốn núi rừng linh thiêng, chúng tôi như lạc vào không gian của những áng sử thi bất tận của cộng đồng Bana. Ngay chính cụ, một người già làng có uy tín nhất, là nhân chứng của lịch sử buôn làng cũng không biết từ đâu lại có tục lạ này. Chỉ biết rằng khi cụ sinh ra tập tục đó đã có rồi, nó có từ ngày nào không ai hay, buôn Tờ Nơr chẳng ai biết.
“Khi tao lớn lên thấy nó có rồi đó, buôn gần, buôn xa ở đâu cũng như thế cả mà. Tao cũng dùng dao đâm nhiều lần vào đùi rồi, đâm càng nhiều, vết thương càng lớn thì mình càng thương người chết…”, cụ Jít tâm sự.
Theo cụ Jít, không những cộng đồng Bana ở buôn Tờ Nơr, mà nhiều buôn khác như buôn Kung, buôn Buông Lưới thuộc xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, hiện vẫn đang giữ tập tục này. Mỗi lần có người thân chẳng may qua đời, những gia đình này phải lên rừng hái sẵn bài “thuốc giấu” đem về nhà. Con cháu trong nhà có ai dùng dao đâm vào đùi hay đập đầu vào tường gây thương tích thì đã có sẵn bài thuốc này để cầm máu, điều trị vết thương rất nhanh lành.
Thông thường ở những buôn này, khi có thân nhân qua đời, những người tới thăm hỏi, phúng viếng nếu là phụ nữ họ thường chia sẻ nỗi đau với người đã khuất bằng cách đập đầu vào cột nhà, vào tường. Đập càng mạnh, càng đau thì càng được cộng đồng và gia đình có người chết quý trọng, yêu mến, xem họ như là anh em trong nhà, vì họ cho rằng người này rất thương người đã chết. Riêng với nam giới lại thể hiện sự tiếc nuối đối với người đã chết bằng một hành động mạnh bạo hơn, họ dùng dao đâm thẳng vào đùi. Kệ cho máu nhỏ ra từng giọt hay nhuộm đỏ cả ống quần.
Anh Nghi, con cụ Jít kể lại, đến nay anh không còn nhớ rõ đã bao nhiều lần anh dùng dao tự đâm vào đùi mình khi trong gia đình có đám ma hoặc đi phúng viếng người thân chẳng may qua đời. Gần đây nhất, lúc đi viếng đám ma hàng xóm, anh tự xuống bếp cầm con dao lớn đâm mạnh vào chân, máu chảy rất nhiều nhưng anh thấy ấm lòng với người đã chết.
“Khi tao lớn lên thấy nó có rồi đó, buôn gần, buôn xa ở đâu cũng như thế cả mà. Tao cũng dùng dao đâm nhiều lần vào đùi rồi, đâm càng nhiều, vết thương càng lớn thì mình càng thương người chết…”, cụ Jít tâm sự.
Theo cụ Jít, không những cộng đồng Bana ở buôn Tờ Nơr, mà nhiều buôn khác như buôn Kung, buôn Buông Lưới thuộc xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, hiện vẫn đang giữ tập tục này. Mỗi lần có người thân chẳng may qua đời, những gia đình này phải lên rừng hái sẵn bài “thuốc giấu” đem về nhà. Con cháu trong nhà có ai dùng dao đâm vào đùi hay đập đầu vào tường gây thương tích thì đã có sẵn bài thuốc này để cầm máu, điều trị vết thương rất nhanh lành.
Thông thường ở những buôn này, khi có thân nhân qua đời, những người tới thăm hỏi, phúng viếng nếu là phụ nữ họ thường chia sẻ nỗi đau với người đã khuất bằng cách đập đầu vào cột nhà, vào tường. Đập càng mạnh, càng đau thì càng được cộng đồng và gia đình có người chết quý trọng, yêu mến, xem họ như là anh em trong nhà, vì họ cho rằng người này rất thương người đã chết. Riêng với nam giới lại thể hiện sự tiếc nuối đối với người đã chết bằng một hành động mạnh bạo hơn, họ dùng dao đâm thẳng vào đùi. Kệ cho máu nhỏ ra từng giọt hay nhuộm đỏ cả ống quần.
Anh Nghi, con cụ Jít kể lại, đến nay anh không còn nhớ rõ đã bao nhiều lần anh dùng dao tự đâm vào đùi mình khi trong gia đình có đám ma hoặc đi phúng viếng người thân chẳng may qua đời. Gần đây nhất, lúc đi viếng đám ma hàng xóm, anh tự xuống bếp cầm con dao lớn đâm mạnh vào chân, máu chảy rất nhiều nhưng anh thấy ấm lòng với người đã chết.
Anh Nghi, con cụ Jít đã nhiều lần dùng dao đâm vào đùi để thể hiện nỗi đau với người đã chết. |
Cụ Jít cho biết, có những trường hợp vì đâm quá mạnh mà vết thương ăn sâu vào phần thịt, máu chảy ướt cả quần, gia đình có người chết phải dùng bài “thuốc giấu” để đắp cầm máu. Gần cả tháng sau vết thương mới lành. Ngay bản thân cụ Jít cũng đã nhiều lần thể hiện nỗi thương tiếc, xót xa đối với người đã chết bằng cách dùng dao đâm vào người.
Chị Y Bương, một người dân buôn Tờ Nơr kể lại: “Mỗi lần đi viếng đám ma hay chính người thân trong gia đình qua đời, mình cũng hay đập đầu vào tường lắm. Đau nhưng phải chịu vì không đập đầu vào tường thì không thương người chết. Sợ nhất là mấy đứa đàn ông, nó lấy dao đâm vào đùi máu chảy ướt đẫm quần, trông rất thảm thương".
Theo cụ Jít, những năm gần đây, khi toàn xã đang đẩy mạnh thực hiện nếp sống mới trong khu dân cư, được chính quyền địa phương động viên, tuyên truyền, tập tục này đã bắt đầu giảm nhưng vẫn đang còn khá phổ biến trong cộng đồng người Bana ở một số buôn, làng nơi đây.
Chúng tôi rời buôn Tờ Nơr vào sáng ngày hôm sau khi mặt trời đã đứng bóng. Trước khi lên đường về phố núi Pleiku, thủ phủ của tỉnh Gia Lai, cụ Jít cầm chắc tay chúng tôi như không muốn rời: “Chúng mày đi rồi, cái bụng tao thấy buồn. Không biết khi tao chết, chúng mày có về được không, có đâm dao vào đùi mà thương tiếc tao không?!... ”.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Chị Y Bương, một người dân buôn Tờ Nơr kể lại: “Mỗi lần đi viếng đám ma hay chính người thân trong gia đình qua đời, mình cũng hay đập đầu vào tường lắm. Đau nhưng phải chịu vì không đập đầu vào tường thì không thương người chết. Sợ nhất là mấy đứa đàn ông, nó lấy dao đâm vào đùi máu chảy ướt đẫm quần, trông rất thảm thương".
Theo cụ Jít, những năm gần đây, khi toàn xã đang đẩy mạnh thực hiện nếp sống mới trong khu dân cư, được chính quyền địa phương động viên, tuyên truyền, tập tục này đã bắt đầu giảm nhưng vẫn đang còn khá phổ biến trong cộng đồng người Bana ở một số buôn, làng nơi đây.
Chúng tôi rời buôn Tờ Nơr vào sáng ngày hôm sau khi mặt trời đã đứng bóng. Trước khi lên đường về phố núi Pleiku, thủ phủ của tỉnh Gia Lai, cụ Jít cầm chắc tay chúng tôi như không muốn rời: “Chúng mày đi rồi, cái bụng tao thấy buồn. Không biết khi tao chết, chúng mày có về được không, có đâm dao vào đùi mà thương tiếc tao không?!... ”.
TIN BÀI LIÊN QUAN