Đẫm nước mắt cô bé 19 tuổi hiến tạng mẹ cứu 4 người

Vượt qua nỗi đau mẹ mất, cô bé 19 tuổi đã có quyết định dũng cảm đầy nhân văn khi hiến tạng của mẹ để giúp 4 người khác hồi sinh.

“Em xem clip thấy hiến tạng, ghép tạng. Một người hiến tạng cứu sống 7, 8 người. Công nghệ này khó mà Việt Nam làm được rồi. Nhưng lấy tạng đâu mà ghép. Mà có tạng có nhiều người lại không có tiền. Mẹ em, tai nạn quá nặng đã không thể sống để che chở cho 3 chị em. Em quyết định hiến tạng mẹ cứu người. Em nghĩ mẹ cũng đồng ý”, người nghe đẫm nước mắt, riêng em - cô bé 19 tuổi, giọng lại rắn rỏi, can trường.
Dam nuoc mat co be 19 tuoi hien tang me cuu 4 nguoi
 Người con út 17 tháng tuổi đang được chụp CT để kiểm tra chấn thương.
Mẹ từng nói, chết cũng về với cát bụi!
“Khi sống, dẫu khó khăn nhưng mẹ rất hay giúp đỡ người khác. Mẹ vẫn từng nói, chết rồi cũng về với cát bụi. Mẹ không thể sống với tụi em được nữa rồi. Hiến tạng mẹ sẽ cứu được nhiều người, sẽ có nhiều người không phải chịu nỗi đau mất người thân”, em kể mà không khóc. Nhưng đôi tay em lại run lên, lạnh ngắt.
19 tuổi mà em nhỏ thó, ôm em vào lòng ngỡ em ở tuổi 13. Vậy mà quyết định hiến tạng mẹ cứu người của em lại mạnh mẽ, quyết đoán đến không ngờ. “Ngồi chờ được vào thăm mẹ ở phòng hồi sức cấp cứu, em xem được đoạn phim nói về hiến tạng. Một người hiến tạng cứu sống 7, 8 người.
Công nghệ này mới mà Việt Nam làm được rồi. Nhưng lấy tạng đâu mà ghép. Rồi có tạng lại có nhiều người không có tiền. Nên khi được bác sĩ thông báo tim mẹ vẫn còn đập nhưng não đã chết, không thể cứu được thì em quyết định dùng tạng mẹ để cứu người”. Với suy nghĩ, quyết định của em ít ai nghĩ em là một cô bé làm công nhân mới học hết lớp 12 đã phải đi làm để phụ mẹ nuôi 2 em nhỏ.
TTƯT.TS.BS Dư Thị Ngọc Thu - Trưởng Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người, Bệnh viện Chợ Rẫy kể lại câu chuyện mà không giấu được sự ngỡ ngàng: “5 giờ sáng nhận được tin nhắn thông báo có người hiến tạng từ bác sĩ trực cấp cứu. Tôi tức tốc chạy vào Viện.
Nhìn vào bản đồng ý hiến tạng.Tôi băn khoăn quá. Đây là người nhà đồng ý hiến tạng người thân nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay. Có khi nào do nỗi đau mất mẹ quá lớn nên em đi đến quyết định khi chưa kịp suy nghĩ?”.
Sau khi gặp, trò chuyện với cô gái mọi nghi ngại của TS. Thu tan biến. Em suy nghĩ kỹ, quyết định theo sự hiểu biết và cũng muốn làm theo cách mẹ khi còn sống vẫn làm: giúp đỡ người khác. Không chỉ có em - cô gái 19 tuổi, mà em gái em 17 tuổi cùng với người thân cũng cùng chung quyết định.
Không được phép để xảy ra bất kỳ sơ suất nào vì món quà vô giá
Hiến tạng mẹ cứu người là món quà vô giá nên tất cả các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy khi tham gia vào ca hiến, ghép đều với một quyết tâm: không được phép để xảy ra bất kỳ một sơ suất nào.
“Đây là một ca hiến ghép có quá nhiều điều đặc biệt chưa từng xảy ra. Tất cả các ê kíp đều làm việc trong không khí khẩn cấp nhưng vẫn gắn kết như một gia đình”, TS. Dư Thị Ngọc Thu xúc động nói. TS. Thu kể lại, ngay khi nhận được sự đồng ý hiến tạng của cô gái nhỏ, Giám đốc đã triệu tập ngay cuộc họp khẩn cấp. Tất cả mọi người họp và làm việc ngay tại chỗ.
Người mẹ chết não, có vấn đề về tim, sợ tim có thể ngừng đập bất cứ lúc nào nên bác sĩ hồi sức ngoại thần kinh phải sử dụng vận mạch gấp đôi liều cao nhất để giữ cho tim đập đến lúc tìm được người ghép.
“Cùng lúc đó, kíp khác lại lo làm các xét nghiệm, kíp khác nữa lại thay phiên nhau căng thẳng theo dõi màn hình monitor để nắm chỉ số sinh hiệu bệnh nhân. Sự tập trung cao độ thể hiện rõ trên từng khuôn mặt và trên từng bước chân của mỗi y bác sĩ. Thức thâu đêm và ai cũng chỉ có một mong muốn duy nhất, sự sống lại hồi sinh từ món quà thiêng liêng của người mẹ”, giọng BS.Thu nghẹn ngào.
Bệnh nhân ghép thận đã có sẵn trong danh sách chờ ghép. Riêng gan chỉ có 2 trường hợp ở TP.HCM và Kiên Giang trong danh sách chờ ghép là phù hợp. Trường hợp ở TP.HCM đã có lịch ghép gan từ người cho là con trai nên bệnh nhân ở Kiên Giang được ưu tiên ghép trước.
Bệnh viện Chợ Rẫy ngay lập tức liên hệ nhờ Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang nhanh chóng hỗ trợ xe cấp cứu đưa bệnh nhân từ Kiên Giang lên TP.HCM ngay trong đêm để kịp ghép. Quyết định là vậy nhưng phương án hai cũng được các bác sĩ tính tới: “nếu tình hình người hiến nguy cấp, không để đợi xe đưa bệnh nhân từ Kiên Giang đến Bệnh viện Chợ Rẫy kịp thì sẽ tiến hành ghép gan cho bệnh nhân tại TP.HCM”.
Sự nỗ lực cố gắng hết sức của các bác sĩ hồi sức đã giữ được nhịp tim của người mẹ cho đến lúc bệnh nhân từ Kiên Giang lên tới Chợ Rẫy. Nhưng khi nghe bác sĩ giải thích do tình hình khẩn cấp ca ghép sẽ do các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện mà không có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Hàn Quốc bệnh nhân đã từ chối.
Bệnh nhân tại TP.HCM đã được tiến hành ghép lá gan. Các y bác sĩ làm việc thâu đêm suốt sáng, các phòng mổ hoạt động hết công suất và thành quả là đã ghép thành công hai quả thận và lá gan cho 3 bệnh nhân. Ba bệnh nhân thập tử nhất sinh đã tìm thấy sự sống từ tạng hiến người mẹ của 3 đứa con côi cút.
Vơi bớt nỗi đau
Cha đã ly hôn với mẹ từ lâu và cũng đã có gia đình mới. Mẹ không còn, chị cả 19 tuổi, em thứ hai 17 tuổi và em út 17 tháng tuổi côi cút, bơ vơ. Gia cảnh nghèo khó nên các em nhỏ hơn tuổi nhiều lắm.
Không ai cầm được nước mắt khi bên trong nhà tang lễ bệnh viện, hủ hài cốt mẹ khói hương nghi ngút, bên ngoài bệnh viện hai người chị mặt còn thất thần với nỗi đau mất mẹ đang dắt em nhỏ vào bệnh viện kiểm tra chấn thương.
Tiếng khóc của đứa em út 17 tháng lại như xé lòng người chứng kiến. Không biết em đau do chấn thương hay sự thiếu vắng hơi ấm của mẹ làm đứa trẻ khóc ngất.
Rồi nỗi đau cũng dần vơi bớt nhờ sự tận tâm, chu toàn, những cử chỉ đầy tình yêu thương của các y bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy. Người mẹ bị tai nạn khi đang bế em út đi ngang đường. Người đi xe máy húc thẳng vào người khiến đứa em văng xa có vết trầy xước phía sau đầu.
Sau khi cùng gia đình đưa thi thể người mẹ đi khâm liệm rồi hỏa thiêu. Các y bác sĩ lại lo chăm sóc, kiểm tra chấn thương cho người em út. Em bị chấn thương đầu nên phải chụp CT, 17 tháng tuổi em đâu chịu nằm im trên máy, chích thuốc mê chỉ là phương án sau cùng.
“Con có nhớ thường ở nhà em ngủ mấy giờ không? Làm sao cho em dễ ngủ? Chú hỏi để biết cách dụ em ngủ để các bác sĩ chụp CT. Như vậy sẽ không phải chích thuốc mê cho em. Vì chích thuốc mê không tốt cho em con à”, đứng nghe cuộc nói chuyện của Ths.Lê Minh Hiển - Trưởng phòng Công tác xã hội Bệnh viện Chợ Rẫy với 2 người chị trong khuôn viên bệnh viện mới thấy ở nơi đây tình người luôn hiện hữu.
Sau khi hỏi thăm, thấy xung quanh người chật kín như nêm Ths. Lê Minh Hiển đã tìm nơi yên tĩnh để có thể ru em bé ngủ và tiến hành chụp CT. “Chỉ đạo xuyên suốt của Ban Giám đốc Bệnh viện từ trước tới nay là cứu bệnh nhân trước, viện phí tính sau.
Đối với những bệnh nhân khó khăn, Bệnh viện phải có sự quan tâm đặc biệt. Riêng với trường hợp của các em, lãnh đạo bệnh viện đã vô cùng xúc động và yêu cầu phải lo chu đáo nhất cho người mẹ. Đồng thời cũng phải tận tình chăm sóc, hỗ trợ các em”, Ths. Lê Minh Hiển chia sẻ.
Bệnh viện Chợ Rẫy đã miễn viện phí, hỗ trợ chi phí và xe đưa người mẹ về quê an nghỉ. Bệnh viện cũng muốn giúp đỡ thêm cho các em nhưng cô gái nhỏ đã từ chối.
Cô gái nhỏ can trường, ai cũng nhìn thấy đằng sau sự rắn rỏi là cả một nỗi đau nén chặt trong lòng. Chắc mẹ sẽ an lòng, vì em, cô gái 19 tuổi nhưng đã dũng cảm ký đơn hiến tạng mẹ giúp 4 người hồi sinh!

Dấu hiệu cảnh báo ung thư não bạn nên biết

(Kiến Thức) - Dấu hiệu cảnh báo ung thư não rõ rệt, điển hình nhất là đau đầu vào buổi sáng. Hãy kiểm tra tần suất và mức độ các cơn đau của bạn.

Dau hieu canh bao ung thu nao bạn nen biet
Dấu hiệu cảnh báo ung thư não dễ nhận thấy nhất là các cơn đau đầu kéo tới thường xuyên hơn, bị lên cơn động kinh, có vấn đề với thần kinh khu trú như chân hoặc tay yếu ớt.  
Dau hieu canh bao ung thu nao bạn nen biet-Hinh-2
 Bệnh nhân bỗng gặp vấn đề về khả năng nói năng, đi đứng, thay đổi hành vi và thị lực bị giảm xuống một cách đột ngột, bất ngờ.

Cận cảnh ca ghép tạng xuyên Việt lần đầu ở VN

Bác sĩ tham gia hành trình đưa lá gan và quả tim của người hiến từ TP HCM về Hà Nội để thực hiện ca ghép tạng xuyên Việt, mang lại cuộc sống cho 2 người.

Can canh ca ghep tang xuyen Viet lan dau o Viet Nam
 Ngày 8-9, sau thành công của ca ghép tạng "xuyên Việt" cách đây 3 ngày, GS-TS Trịnh Hồng Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện (BV) Việt Đức, người trực tiếp tham gia chuyến đi đã chia sẻ với báo Người Lao Động những hình ảnh "kể" về hành trình đưa quả tim và lá gan của người hiến tạng chết não vượt hơn 1.700 km từ TP HCM ra Hà Nội để thực hiện ca ghép cho 2 bệnh nhân suy gan, suy tim giai đoạn cuối tại BV Việt Đức.

Tin mới