Đâm vào cống đường Vành đai 3,5, nam thanh niên tử vong

Lãnh đạo Ban Quản lý Dự án ĐTXD huyện Hoài Đức (Hà Nội) - Chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 đã thông tin về vụ nam thanh niên tử vong khi đâm vào cống hộp thuộc công trình.

Trước đó, mạng xã hội xôn xao trước thông tin một nam thanh niên tử vong khi đang di chuyển trên đoạn đường Vành đai 3,5 nút giao DDT 422B (gần cầu Hậu Ái, đoạn giáp ranh giữa xã Di Trạch và Vân Canh). 

Ngày 30/9, xác nhận với Dân Việt, ông Nguyễn Thế Minh - Chủ tịch UBND xã Vân Canh (huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) cho biết, trường hợp xảy ra tai nạn giao thông dẫn đến tử vong là người ở địa phương khác, khi tham gia giao thông không kịp xử lý với các tình huống trên đoạn đường đang thi công.

"Khoảng 23h ngày 29/9, địa phương nhận được thông tin tại khu vực cầu Hậu Ái có tai nạn giao thông. Nạn nhân là anh N.V.P (SN 1999, tại Nghệ An). Lực lượng chức năng đưa anh P đi cấp cứu nhưng xác định nạn nhân đã tử vong tại chỗ", ông Minh nói.

Dam vao cong duong Vanh dai 3,5, nam thanh nien tu vong

Hình ảnh hiện trường vụ tai nạn.

Vị lãnh đạo ủy ban cho biết thêm, đoạn đường đang thi công trên xảy ra thường xuyên xảy ra tai nạn, chính quyền đã báo cáo cấp huyện và yêu cầu đơn vị liên quan có phương án xử lý nắp hố ga, bổ sung hệ thống biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, nhưng nhiều vụ việc tai nạn vẫn xảy ra.

Được biết, khu vực xảy ra vụ việc thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32) do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoài Đức (Hà Nội) làm chủ đầu tư.

Dam vao cong duong Vanh dai 3,5, nam thanh nien tu vong-Hinh-2

Hình ảnh toàn cảnh dự án phóng viên ghi nhận năm 2023.

Chiều 1/10, lãnh đạo Ban quản lý Dự án ĐTXD huyện Hoài Đức (Hà Nội) cho biết, đường đang thi công, cấm người dân lưu thông.

"Chúng tôi đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến đảm bảo an toàn khu vực này, nhưng người dân vẫn đi vào khu vực công trường", vị lãnh đạo nói.

Người này khẳng định, khu vực Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 có chăng dây và biển cảnh báo.

Dam vao cong duong Vanh dai 3,5, nam thanh nien tu vong-Hinh-3
Hình ảnh khu vực công trường thi công ngổn ngang, cống hộp được dựng ở ngay đầu đường.

Theo ghi nhận của phóng viên, hệ thống trục đường tỉnh lộ 422B lưu lượng phương tiện di chuyển đông đúc nhất là các giờ cao điểm nên người dân đã đi vào các lối mở tự phát dẫn vào khu vực công trường dẫn đến nguy cơ mất an toàn.

Thông tin thêm với PV, anh Xuân Cương (xã Vân Canh, huyện Hoài Đức) cho biết, khu này cần phải có hệ thống biển cảnh báo và dây phản quang để người dân biết còn tránh.

Dam vao cong duong Vanh dai 3,5, nam thanh nien tu vong-Hinh-4
Hình ảnh người dân tự mở lối đi trong dự án.
Dam vao cong duong Vanh dai 3,5, nam thanh nien tu vong-Hinh-5

Hình ảnh người dân tự mở lối đi trong dự án.

"Nhiều vụ việc tai nạn xảy ra ở đây rồi. Người dân nếu không thuộc địa bàn ở đây thì cũng rất dễ ngã", ông Cương nói.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3,5 (đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến Quốc lộ 32) khởi công từ năm 2017 với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng, dự kiến đưa vào sử dụng sau hơn 10 tháng. Tuy nhiên đến nay sau 7 năm thi công, các hạng mục vẫn còn ngổn ngang.

Ùn tắc khủng khiếp ở nút giao Pháp Vân, 2 giải pháp tháo gỡ

Nhiều giải pháp đưa ra để giải quyết tình trạng ùn tắc tại cửa ngõ phía Nam Hà Nội (Pháp Vân – Vành đai 3). Nhưng quan trọng nhất vẫn là phân luồng phương tiện từ xa, tránh để tất cả các phương tiện dồn về nút giao Pháp Vân.

Trao đổi với VietNamNet, chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thuỷ cho rằng, do lượng phương tiện dồn về nút giao Pháp Vân sát với nút giao Giải Phóng – Vành đai 3 nên tại cửa ngõ phía Nam thường xuyên tạo nên các dòng phương tiện xung đột, ùn tắc kéo dài.

Hà Nội: Phê duyệt nút giao giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Quyết định số 4563 phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư, nhằm mục tiêu hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch.
Đồng thời kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng; phục vụ nhu cầu lưu thông hàng hóa, sản xuất và nhu cầu đi lại của nhân dân, giảm thiểu ùn tắc giao thông, góp phần đẩy nhanh tốc độ hình thành các khu đô thị trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung và khu vực nói riêng.

Tin mới