Dân Đà Nẵng treo bảng không nhận tiền Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hàng loạt nhà hàng, cửa tiệm ở Đà Nẵng hiện treo biển không nhận tiền Nhân dân tệ trong hoàn cảnh du khách Trung Quốc không tuân thủ quy định.

Gần đây, nhiều tấm bảng với nội dung "Không chấp nhận thanh toán bằng tiền Nhân dân tệ khi mua hàng" được tiểu thương ở các chợ trên địa bàn Đà Nẵng treo ở ngay trước sạp tạp hóa.
Trước đó, cảnh nhiều du khách Trung Quốc đến mua hàng không chịu trả bằng tiền Việt mà dùng Nhân dân tệ đã làm khó các tiểu thương. "Khi chúng tôi không đồng ý thì họ mới lấy tiền Việt ra thanh toán", chị Lan, một tiểu thương ở chợ Hàn, nói.
Không nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ
Tại đường Phan Châu Trinh (quận Hải Châu), hàng ngày ở quán nước nhỏ do nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái làm chủ, khách trong và ngoài nước ra vào rất đông. Để tránh rắc rối, ông Khoái đã treo tấm biển thông báo với nội dung "không chấp nhận thanh toán tiền Nhân dân tệ" ngay trước cửa từ nhiều ngày qua. Bảng thông báo này được dịch thành 3 thứ tiếng Việt, Anh và Trung Quốc.
"Ở đây, chúng tôi đón tiếp du khách của rất nhiều nước chứ không bài xích, từ chối bất cứ người của quốc gia nào. Tuy nhiên, khách đến uống nước thì phải thanh toán bằng tiền Việt chứ chúng tôi không chấp nhận họ trả tiền bằng Nhân dân tệ", chủ quán cho hay.
Theo ông Khoái, chỉ riêng mấy vị người Trung Quốc là không chịu thanh toán bằng tiền Việt. Mặc dù họ có tiền Việt Nam nhưng lại cứ dùng tiền Nhân dân dân tệ ra để thanh toán.
Cuối tuần trước, một nhóm khách người Trung Quốc đến quán TV Club uống bia. Sau đó, lúc thanh toán một người trong nhóm rút tiền Nhân nhân tệ ra trả.
"Khi nhân viên của quán giải thích là không chấp nhận thanh toán tiền Trung Quốc, vị khách kia mới rút tiền Việt ra trả và bỏ đi với thái độ khó chịu", anh Thanh - nhân viên quán TV Club cho hay.
Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái treo bảng thông báo không nhận Nhân dân tệ ngay trước quán nước của mình. Ảnh: H. Long.
 Nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái treo bảng thông báo không nhận Nhân dân tệ ngay trước quán nước của mình. Ảnh: H. Long.
Một số tiểu thương ở chợ Cồn cho biết, trước đây do không hiểu về các quy định của luật pháp nên họ vẫn chấp nhận thanh toán bằng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, sau khi được các ngành chức năng tuyên truyền, đa số tiểu thương đã "tẩy chay" tiền Nhân dân tệ và chỉ chấp nhận khách Trung Quốc thanh toán bằng tiền Việt khi mua hàng.
"Nhận tiền Nhân dân tệ, chúng tôi phải mất thời gian đi đổi nên không chấp nhận nữa", bà Hoa - tiểu thương chợ Cồn nói.
Sẽ kiểm soát chặt chẽ
Đại diện lãnh đạo Sở Công thương Đà Nẵng cho biết, Pháp lệnh ngoại hối quy định trên đất nước Việt Nam chỉ sử dụng tiền Việt Nam, không được phép dùng các ngoại tệ khác. Một số trường hợp được phép thu mua ngoại tệ phải tuân thủ chặt chẽ luật pháp của Việt Nam và được NHNN Việt Nam cấp phép.
"Quy định là vậy nhưng thời gian qua, vì muốn bán được hàng nên một số tiểu thương vẫn chấp nhận giao dịch", đại diện lãnh đạo Sở Công thương cho hay.
Theo ông Võ Minh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Chi nhánh Đà Nẵng), trên địa bàn TP chưa có đơn vị nào được phép đổi tiền Nhân dân tệ sang tiền Việt. Việc khách Trung Quốc sử dụng Nhân dân tệ để thanh toán là trái quy định.
"Ngân hàng sẽ tiếp tục tuyên truyền để người dân nắm vững được quy định của Nhà nước về việc sử dụng ngoại tệ trên đất nước Việt Nam”, ông Võ Minh cho biết.
Nhiều du khách Trung Quốc vẫn dùng tiền Nhân dân tệ ra thanh toán khi mua hàng. Ảnh: H. Long.
 Nhiều du khách Trung Quốc vẫn dùng tiền Nhân dân tệ ra thanh toán khi mua hàng. Ảnh: H. Long.
Đại diện Tổ Công tác báo chí (thuộc UBND TP Đà Nẵng) cho biết, UBND TP đã có công văn chỉ đạo các sở, ban, ngành chức năng liên quan chấn chỉnh hoạt động du lịch trên địa bàn thành phố.
Ngoài việc chấn chỉnh các hành vi vô văn hóa, lãnh đạo TP đã chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Đà Nẵng kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng ngoại tệ của người nước ngoài trong khi mua sắm, giao dịch ở Đà Nẵng. Nếu phát hiện sai phạm, TP sẽ xử lý nghiêm.
Theo ông Trần Chí Cường, Phó giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng, vừa qua, một số người Trung Quốc đến địa phương du lịch nhưng có những hành vi thiếu văn hóa, gây rối. Trước thực trạng trên, Sở đã tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và tham mưu cho Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ra quyết định xử phạt hành chính 6 du khách người Trung Quốc với số tiền hơn 120 triệu đồng.
"Đơn vị cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra việc người khách Trung Quốc sử dụng tiền Nhân dân tệ để thanh toán khi mua hàng. Nếu phát hiện, Sở sẽ kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm theo luật định", ông Cường cho hay.

Thủ đoạn trộm tiền ở cột ATM của 2 người Trung Quốc

Hai người đàn ông mang theo 173 thẻ ATM mua từ Trung Quốc, máy làm và bộ đọc trộm mã thẻ... rồi nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để trộm cắp.

Công an quận Ba Đình đang phối hợp với các phòng nghiệp vụ Công an Hà Nội, điều tra một băng nhóm tội phạm người Trung Quốc chuyên trộm cắp tài sản tại các máy rút tiền tự động (ATM).

Hai người Trung Quốc ép ngư dân Việt tông tàu cá Việt

Sau khi tông vào tàu cá Việt Nam, hai người Trung Quốc đứng hai bên ép lái tàu người Việt tăng tốc, kè sát, đâm vào tàu cá khác của ngư dân Việt.

Những ngư dân trong vụ chìm tàu ở Hoàng Sa đã trở về - Ảnh: TRẦN MAI
Những ngư dân trong vụ chìm tàu ở Hoàng Sa đã trở về - Ảnh: TRẦN MAI 
Yêu cầu Trung Quốc bồi thường
Trong văn bản trả lời Tuổi Trẻ về thông tin hai tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa thuộc chủ quyền của VN, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết ngày 11/7, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối.
Ông Bình dẫn thông tin từ các cơ quan chức năng của VN cho biết ngày 9/7/2016, tại khu vực cách đông đông nam đảo Bông Bay, thuộc quần đảo Hoàng Sa của VN 34 hải lý, tàu cá Việt Nam mang số hiệu QNg 90479 cùng 5 ngư dân đã bị hai tàu hải cảnh Trung Quốc mang các số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, đâm chìm.
“VN yêu cầu phía Trung Quốc khẩn trương điều tra xác minh vụ việc và xử lý nghiêm đối với các nhân viên của hai tàu Trung Quốc mang số hiệu 46102 và 56103 đã có hành vi cố ý đâm chìm tàu cá của Việt Nam, bỏ mặc các ngư dân VN trong điều kiện nguy hiểm đến tính mạng sau khi tàu bị đâm chìm trên biển.
VN cũng yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, không để tái diễn các hành động tương tự và có hình thức bồi thường thỏa đáng cho ngư dân VN” - ông Bình nêu rõ.
Người Trung Quốc lên tàu cướp lái, khống chế ngư dân Việt
Khoảng 16g ngày 13/7, tàu cá QNg 95011 của thuyền trưởng Huỳnh Văn Khanh chở 5 ngư dân gặp nạn khi tàu QNg 90479 bị tàu Trung Quốc tông chìm ngày 9/7 trên vùng biển Hoàng Sa về cập cảng Sa Kỳ.
Sau khi cập cảng, Bộ đội biên phòng tỉnh và Công an tỉnh Quảng Ngãi đã thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần của các ngư dân gặp nạn và các thuyền viên trên tàu QNg 95011, sau đó làm việc với các ngư dân và tàu cá đưa các ngư dân trở về đất liền để làm rõ thông tin tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân VN.
Thuyền trưởng tàu QNg 90479 Võ Văn Lựu đã trình báo với cơ quan chức năng về hành động của Trung Quốc khi dùng hai tàu sắt to lớn mang số hiệu 46102 và 56103 truy đuổi, tông vào tàu gỗ của ngư dân VN.
“Hai chiếc tàu to lớn và hai canô truy đuổi, đến khi tôi nghe tiếng rầm từ phía sau thì dừng tàu lại, thấy ván nứt hết. Lập tức 6 người Trung Quốc ở canô lên tàu tôi trấn áp, dồn ngư dân về phía mũi” - ông Lựu kể.
Năm ngư dân trên tàu cá của thuyền trưởng Lựu gặp nạn - Ảnh: Trần Mai
Năm ngư dân trên tàu cá của thuyền trưởng Lựu gặp nạn - Ảnh: Trần Mai 

Tin mới