Dân giàu đổ về sông Cầu săn đặc sản trời cho

Được coi là sản vật trời cho, loại cua da được người dân đánh bắt trên dòng sông Cầu có giá vô cùng đắt đỏ. Nhiều người tranh nhau đặt mua cua da bởi đặc sản này mỗi năm chỉ có một lần.

Không chỉ nổi tiếng với vải thiều Lục Ngạn, mỳ Chũ, gà đồi Yên Thế,... Bắc Giang còn khiến nhiều người phương nhớ tới về bởi hương vị đậm đà khó quên, béo ngậy của loài cua da trứ danh gắn bó với bao ngư dân vùng ven sông Cầu.

Hàng năm, vào độ tháng 9 đến tháng 11 Âm lịch, khi gió heo may về, dân thuyền chài lại lênh đênh trên dòng sông Cầu (Bắc Giang) săn bắt cua da. Không như các loài cua khác thường có quanh năm, cua da chỉ xuất hiện khoảng 2 tháng, sau đó thì lặn mất tăm không tài nào bắt được. 

Năm nay nhuận tháng 4, không khí lạnh cũng tràn về khá sớm nên tháng 8 Âm lịch người dân vùng chài lưới đã bắt được cua da. Chính vì thế, dân sành ăn vội vàng lặn lội về tận nơi để thưởng thức bằng được thứ đặc sản trời cho này.

Dan giau do ve song Cau san dac san troi cho

Sông Cầu có đặc sản cua da vô cùng nổi tiếng, được ví là sản vật trời cho

Người dân Yên Dũng (Bắc Giang) giải thích, sở dĩ gọi là cua da vì chúng có một lớp da trên càng, cũng có người gọi là “cua ra” vì gắn với câu tục ngữ “Tháng Chín cua ra, tháng Ba cua vào”, song cua da vẫn là tên gọi phổ biến hơn cả. Loại cua này thường sống trong các ghềnh đá đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã ven sông huyện Yên Dũng như: Đồng Việt, Đồng Phúc, Yên Lư, Thắng Cương,... Việc đánh bắt cua rất khó khăn, nhất là vào những ngày mưa phùn gió bấc.

10 năm mưu sinh gắn với sông nước, gia đình chị Nguyễn Thị Hạnh ở xã Tân Liễu (Yên Dũng) sống bằng nghề chài lưới, quanh năm lam lũ với tôm cá, chỉ mong đến mùa cua da bán đắt hàng, thêm thắt chút đồng ra đồng vào.

“Mấy năm nay, cua da trở thành hàng hiếm, được thương lái về tận nơi lùng mua. Mặc dù có giá đắt đỏ hơn so với nhiều loại hải sản, song không có cua mà bán”, chị chia sẻ.

Dan giau do ve song Cau san dac san troi cho-Hinh-2

Cua da mỗi năm chỉ có một lần, hết mùa là người dân không thể đánh bắt được 

Những ngày trời trở gió, rét buốt, dân chài lưới như chị không khỏi xuýt xoa. Trời càng rét mướt, họ càng phải đi thả rọ, lưới đánh bắt từ sớm. 

Loài cua này thường sống dưới đáy sông. Cứ tầm 3 giờ chiều, các thuyền lại xuống sông thả rọ, lưới đến 2-3 giờ sáng kéo lên để gỡ cua. Vì đánh bắt khó, chẳng khác nào canh bạc nên hôm nào nhiều vợ chồng chị bắt được 20kg, hôm ít chỉ được 5-7kg. Để có đủ lượng hàng giao cho nhà hàng, lái buôn, chị phải gom mua thêm của các nhà khác quanh vùng.

“Chính vụ cua da, có ngày tôi gom được 2-3 tạ đổ buôn cho các nhà hàng trên thành phố. Họ về từ tờ mờ sáng, chuẩn bị sẵn thùng xốp đá, gỡ được bao nhiêu họ cho vào thùng chuyển đi luôn. Không khí nhộn nhịp cả một dãy làng chài”, chị hào hứng.

Thậm chí, nếu khách muốn mua cua da để biếu hay đãi khách phải đặt trước 1-2 ngày chị mới gom được cua ngon, nhiều trứng. Ai cũng tranh thủ vào mùa để mua được cua ngon thiết đãi khách quý.

Dan giau do ve song Cau san dac san troi cho-Hinh-3

Vào những ngày trời rét sẽ đánh bắt được nhiều cua da hơn

Dan giau do ve song Cau san dac san troi cho-Hinh-4

Những năm gần đây, cua da trở thành hàng hiếm, có giá khá đắt đỏ

Anh Trần Văn Tuấn, chuyên bán sỉ và lẻ cua da ở thị trấn Nham Biền (Yên Dũng), nhận xét, cua này nhiều thịt, ngọt thơm, béo bùi; cua cái thì nhiều trứng, thường được chế biến thành các món: lẩu riêu cua, cua hấp bia, rang muối, cua rang me,... Khi cua chín có màu vàng cam rất hấp dẫn khiến ai ăn một lần cũng khó quên.

Theo anh Tuấn, loài cua sông này to bằng con ghẹ, về hình thức cơ bản trông giống cua đồng nhưng chân dài hơn và thân to gấp 3-4 lần, đặc biệt trên càng của chúng có một lớp lông như rêu bám vào. Phần mai mềm, mỏng nên khi ăn không phải dùng kìm để bẻ.

Vào những ngày giá rét, cua ra nhiều, thuyền về làm hai chuyến lúc sáng sớm và tối muộn, tính ra mỗi ngày anh gom được 5-6 tạ cua, ngày nào bán hết sạch ngày đó. Nhưng cứ hễ gió đông nồm to, nắng nóng thì cua lại lặn mất, có bắt lên chúng cũng dễ chết. 

Trung bình cua đực có trọng lượng 5-6 con/kg, cua cái từ 7-8 con/kg. Hiện anh bán lẻ với giá 400.000-550.000 đồng/kg tùy loại, sỉ từ 1 thùng xốp 20-25kg, giá dao động 370.000-520.000 đồng/kg.

Dan giau do ve song Cau san dac san troi cho-Hinh-5

Cua da cái có rất nhiều gạch, ăn béo ngậy

Dan giau do ve song Cau san dac san troi cho-Hinh-6

Giá cua da dao động từ 380.000-700.000 đồng/kg mà người dân không đủ hàng để bán

Với người dân xã Đồng Việt, những ngày đầu đông cũng tất bật, rộn rã không kém. Chị Vũ Thị Thắm, chuyên thu mua các loại thủy sản, chia sẻ, dọc theo dòng sông Cầu, khu vực này được xem là có nhiều cua da hơn cả. Trước đây, loại cua này cũng như các loại tôm cá bình thường, song độ 2-3 năm trở lại đây, nhờ cách biến tấu trong chế biến, cua da trở thành đặc sản, rất đắt khách. Nhiều người tò mò, muốn được một lần thưởng thức hương vị ngon lạ đậm đà sông nước ấy. 

Mỗi con cua có trọng lượng 150-200 gram, giá dao động từ 380.000-400.000 đồng/kg tùy số lượng; loại to 4 con/kg rất ít và hiếm, giá lên đến 500.000-700.000 đồng/kg. Như hôm nay, thuyền về được 40kg cua, chỉ đến tầm trưa chị đã giao hết sạch.

Thời điểm này đã gần vào cuối vụ cua da, song có những năm rét kéo dài đến tháng 12 âm lịch cua vẫn còn lác đác. Gọi là đặc sản nhưng đâu phải ai ở Yên Dũng cũng đã được một lần nếm thử vị cua da, bởi 1kg cua bằng mấy chục cân gạo. Có khi họ chấp nhận ăn uống tằn tiện, chỉ dám mua 1 con về nấu cháo cho con nhỏ ăn.

Cuộc sống quanh năm lăn lộn với sóng nước của ngư dân vùng ven sông Cầu vốn vất vả, lam lũ. Có lẽ vì thế, thiên nhiên đã ban tặng cho họ thứ sản vật quý hiếm, giúp bao ngư dân trang trải mưu sinh, để mỗi khi gió Bắc tràn về, những người con tứ xứ phương xa lại mong mỏi chút vị quê hương - mùi của cua da.

Những đặc sản lạ độc có 1-0-2 trên quê cha thủ môn Đặng Văn Lâm

(Kiến Thức) - Thanh Hóa, quê cha của thủ môn Đặng Văn Lâm, có những đặc sản lạ độc như canh lá đắng hay nòng nọc...không phải ai cũng dám thử.

Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam

Ngoài nem chua, bánh gai, chè lam… đã quá quen thuộc với du khách, giờ đây về xứ Thanh bạn có thể nếm thử đặc sản lạ độc khác. Canh lá đắng: Cây lá đắng là loại cây mọc trong rừng, cũng như tên gọi của nó, lá cây có vị đắng. Khi đã trở nên phổ biến, cây đắng được mang về trồng ngay tại vườn nhà.

Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-2
Canh lá đắng thường được nấu để chiêu đãi khách quý. Lá đắng thái chỉ nấu cùng lòng mề hoặc thịt băm nhỏ cùng mẻ chua, mắm tôm, sả, hành khô phi thơm và chút gia vị cho đậm đà. Khi nồi canh đã bắt đầu sôi nhẹ, cho thêm chút tiết để tăng thêm hương vị rồi mang ra thưởng thức.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-3
Canh đắng phải được ăn nóng, những bát canh hôi hổi ăn cùng bánh đa giòn tan là hai thứ không thiếu. Những người mới ăn lần đầu sẽ thấy khó nuốt nổi vì vị đắng ngắt tê tê nơi cổ họng. Canh đắng là vậy nhưng khi nếu tiếp tục, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt ngọt, bùi bùi của bát nước canh.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-4
Nòng nọc om: Nếu có dịp ghé thăm bản Mường xứ Thanh vào mùa mưa lạnh, hãy thử món ăn đặc sản này như lời cảm ơn dành cho chủ nhà đã mời bạn thưởng thức thú vui ẩm thực độc đáo của miền sơn cước.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-5
Những con nòng nọc do loài ếch đá trong rừng đẻ ra vào các tháng mùa mưa thường béo tròn, to bằng ngón tay. Mùa mưa, cũng là mùa sinh sản của chúng, người dân thường vào rừng tìm bắt.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-6
Nòng nọc bắt về được chế biến thành nhiều món khác nhau như chả, chiên, xào, nấu, nướng, kho… nhưng được yêu thích nhất phải kể đến nòng nọc om măng. 
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-7
Những vị khách ở xa hiếu kỳ khi không thể biết được đó là món gì, tuy nhiên, khi biết đó là những chú nòng nọc mà lại to béo khác thường đều có cảm giác hơi ghê. Nhưng nếu can đảm nếm thử một chú nòng nọc đang nghi ngút khói cho vào miệng, bạn sẽ thấy vị mềm ngọt, xen lẫn vị đắng nhẹ của măng rừng và nước dùng béo ngậy, đậm đà.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-8
Sâu măng xào: Vào mùa mưa lạnh, người Mường ở huyện Mường Lát, Thanh Hóa thường vào rừng tìm những cây măng héo ngọn để bắt sâu về làm thức ăn. Sâu măng to như cọng rau muống, màu trắng sữa, dài độ 2 đốt ngón tay, thường xuất hiện vào những tháng mưa lạnh cuối năm.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-9
Qua bàn tay khéo léo và sáng tạo của người dân vùng cao, sâu măng được chế biến thành nhiều món như sâu măng om, chiên giòn, luộc… nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là sâu măng xào.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-10
Sâu đem rửa sạch, ướp tiêu muối rồi cho vào chảo, đảo nhanh tay, lúc gần được cho thêm lá chanh thái chỉ vào là đã có ngay món ngon, sạch, giàu dinh dưỡng để thiết khách.
Nhung dac san la doc co 1-0-2 tren que cha thu mon Dang Van Lam-Hinh-11
Đĩa sâu măng vàng tươi, có mùi thơm rất hấp dẫn, nhưng không phải ai cũng can đảm để đưa lên miệng thử. Tuy nhiên, khi mạnh dạn thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngậy ngậy, ngọt bùi, thơm thơm rất riêng của loại côn trùng này.  

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Không ngờ miền gái đẹp Tuyên Quang có những đặc sản “say lòng người” này

(Kiến Thức) - Tuyên Quang không chỉ nổi tiếng là miền gái đẹp mà còn được biết đến nhiều món ăn, đặc sản ngon khó cưỡng.

Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay

Tuyên Quang, miền gái đẹp, nổi tiếng với món gỏi cá bỗng sông Lô. Đặc sản này được ưa chuộng vì là sự kết hợp của chua, cay, mặn, ngọt cùng cách chế biến độc đáo. Những lát cá thái mỏng kèm theo gia vị, rau thơm và các loại lá rừng rất thơm ngon.

Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-2
Mắm cá ruộng Chiêm Hóa là đặc sản ngon khó cưỡng của đồng bào dân tộc Tày từ bao đời nay. Để làm ra một hũ mắm cá, đòi hỏi khá công phu, phải mất 3 tháng nuôi cá ở ruộng và 10 tháng ủ men làm mắm.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-3
Bánh gai Chiêm Hóa mang hương vị đặc trưng rất riêng mà không ở nơi nào có. Hầu hết du khách có dịp đi qua thị trấn Vĩnh Lộc (Chiêm Hóa) đều mua loại đặc sản này về làm qua.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-4
Thịt lợn đen Tuyên Quang nổi tiếng với vị thịt thơm, săn chắc, khi nấu không có nước, bì giòn…Lợn đen có lượng mỡ và nạc cân bằng nên rất được ưa chuộng.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-5
Ngô nếp Soi Lâm ở đây nhỏ, bẹ mỏng, lõi nhỏ đặc, ngô luộc lên hạt trong và bóng, ăn rất dẻo, mang vị ngọt thanh. Từ ngô nếp có thể làm ra chè ngô, xôi ngô… vô cùng hấp dẫn.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-6
Cơm lam đất Tuyên Quang không có nhiều khác biệt với các miền vùng cao khác. Thế nhưng, ai đã từng thưởng thức cơm lam nơi đây sẽ không bao giờ quên được hương vị dẻo thơm của nếp.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-7
Hồng Xuân Vân vốn là thứ đặc sản nổi tiếng của Tuyên Quang. Cứ vào độ hồng chín thương lái lại rủ nhau về đâu gom cho bằng được thứ hồng không hạt này. Hồng không hạt Xuân Vân da mịn, ít đốm đem, vị ngọt sắc và có hương vị bản địa rất đặc trưng.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-8
Cam sành Hàm Yên là một thương hiệu nổi tiếng của huyện Hàm Yên, Tuyên Quang. Cam được trồng trên núi cao, khí hậu mát mẻ, cho vị ngọt mát. 
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-9
Rượu ngô Na Hang ngon không chỉ bởi vị ngô ngọt mà còn bởi công thức gây men đặc biệt từ lá rừng. Chỉ cần một nhấp rượu ngô Na Hang, bạn có thể cảm nhận được hương thơm vị mát lan tỏa khắp cơ thể.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-10
Măng khô Tuyên Quang ngon nhất trong các loại măng vì ngọt, thơm, không hắc đắng. Nổi tiếng nhất có lẽ là măng lưỡi lợn dày, chắc, đặc và mềm. Măng Tuyên Quang đem kho cá, nấu giò heo, luộc… đều khiến người ta ngơ ngẩn không quên.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-11
Lạp xưởng Suối Khoáng được làm từ thịt lợn đen. Thịt qua quá trình tẩm ướp được nhồi vào lòng lợn đen. Thành phẩm đem phơi nắng đến khô bề mặt rồi phơi gác bếp. Lạp xưởng Suối Khoáng khi khô có màu đỏ đặc trưng, thịt lợn đen dẻ cứng và thơm nồng các gia vị rừng.
Khong ngo mien gai dep Tuyen Quang co nhung dac san “say long nguoi” nay-Hinh-12
Xôi ngũ sắc là món ăn của dân tộc Tày vào dịp năm mới. Người Tày ở Tuyên Quang cho rằng mâm xôi ngũ sắc sặc sỡ sẽ tượng trưng cho sự thịnh vượng của họ. Ảnh: Internet. 

Video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.

Tin mới