Dân khổ vì canh giữ hòn đá chỉ điểm kho báu bí ẩn

Câu chuyện bí ẩn về tảng đá khắc kí tự lạ và kho báu của người Chăm để lại khiến kẻ gần người xa đổ xô đến kiếm tìm...

Dân khổ vì canh giữ hòn đá chỉ điểm kho báu bí ẩn
Câu chuyện bí ẩn về kho báu người Chăm
Người dân thôn Tư Lương (xã Tân An, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai) gọi hòn đá có khắc kí tự lạ tại thôn mình là “hòn đá chữ”. Cách gọi này được truyền từ đời cha ông và đến nay vẫn được dùng bởi nó vẫn còn quá bí ẩn. Mỗi khi có khách lạ tìm đến hỏi về hòn đá chữ, cả thôn lại xôn xao. Chỉ cần ai đó có ý định đập phá hoặc đưa hòn đá về làm tài sản thì tức khắc bị dân làng ngăn chặn. Dân làng làm vậy chẳng phải để chiếm giữ kho báu mà bởi họ muốn giữ gìn một di vật gắn với cha ông và bằng chứng lịch sử của vùng đất.
Ngay trên triền đồi có một cánh đồng mía trải dài bạt ngàn. Giữa cánh đồng mía cao phủ đầu người là một mảnh đất hoang và giữa mảnh đất um tùm cây bụi ấy là hòn đá chữ. Tảng đá trông rất bình thường, cao khoảng 2m, chân rộng 1,5m, thu nhỏ dần về phía đỉnh. Điều đặc biệt là cả 2 mặt đá đều có những dòng chữ lạ chằng chịt trông như chữ Chăm cổ được khắc chìm. Bên mặt lớn của tảng đá có 8 dòng chữ, mặt nhỏ có 3 dòng.
Ông Võ Xuân Thành - trưởng thôn Tư Lương kể: Thôn Tư Lương được thành lập từ năm 1959 dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, gốc gác của những người đi khai hoang đều từ tỉnh Bình Định. Ngay từ những ngày đầu khai hoang vỡ đất, các cụ đã phát hiện ra hòn đá lạ với những dòng chữ bí ẩn nên không ai dám đập phá. Ngay cả khoảnh đất xung quanh cũng được giữ lại để cây dại bao bọc hòn đá.
Không ai lý giải được ý nghĩa của dòng chữ nên một thời gian dài dân làng tỏ ra hoang mang pha lẫn tò mò. Bao nhiêu giải thuyết và những lời đồn đại vô căn cứ xuất hiện. Trong số đó có một câu chuyện khiến nhiều người tin là thật. Chuyện kể rằng, vùng đất thôn Tư Lương trước đây là của người Chăm sinh sống. Khi đất nước suy vong, người Chăm đành phải rời bỏ làng mạc nhà cửa, xuôi xuống phía nam. Trước khi đi, họ cất giấu kho báu, đánh dấu bằng hòn đá có khắc chữ và hi vọng có ngày trở về tìm lại.
Cũng theo lời kể, người Chăm đã chôn một đứa bé cùng vàng bạc châu báu để nó canh giữ kho báu. Hòn đá có sức nặng cả tấn được dùng trấn kín miệng hang và dùng ngôn ngữ Chăm để ghi lại. Những bậc cao niên cho rằng muốn tìm được kho báu thì phải đào xung quanh tảng đá để tìm ra miệng hang. Vì vậy, từ khoảng 15 năm trước, nhiều dòng người đã đổ xô lên đây, đào bới tìm kiếm. Song, càng đào họ càng chỉ thấy đất đá trơ trơ chứ chẳng có một mẩu vàng nào nên thất vọng ra về.
Xung quanh chân tảng đá bị đào khoét để tìm kho báu.
 Xung quanh chân tảng đá bị đào khoét để tìm kho báu.  

Đổ xô tìm kiếm kho báu

Cùng có lòng tham và mơ mộng hão huyền, biết bao người đã lặn lội tìm đến với hi vọng thấy được kho báu. Không hiểu những dòng chữ lạ muốn nói điều gì, song họ vẫn vác cuốc, xẻng đào bới xung quanh tảng đá. Khi chẳng tìm thấy gì, nhiều người còn đào bới tung lung, kiếm tìm vận may ở nương rẫy bốn phía, song đều ra về tay không. Người dân Tư Lương bao năm chứng kiến cảnh hết nhóm người này thất vọng ra về, nhóm người khác lại dắt nhau tìm đến, kho báu thì chẳng thấy đâu còn ruộng đồng bị dẫm phá.

Ông Thành cho biết, trước đây viên đá chỉ cao hơn 1m so với mặt đất. Vì hình dáng to dần về phía chân nên lúc ấy hòn đá nhìn nhỏ nhắn. Về sau, do nhiều người đào sâu xuống tìm kho báu nên tảng đá có chiều cao như bây giờ. Một số thanh niên còn đập vào đỉnh phiến đá khiến hình thù của nó mới thay đổi như ngày nay. Tuy nhiên, cũng có nhiều lời đồn cho rằng tảng đá đang biến đổi, cao lớn dần theo thời gian. Nó lớn là để che chắn, bảo vệ kho báu của người Chăm khỏi bị xâm phạm.

Ông Trần Xuân Thái - phó thôn Tư Lương cho biết, cách đây khoảng 10 năm có một đoàn người đến thôn để tìm hiểu về hòn đá chữ. Những người này sau khi xem xét những dòng kí tự lạ đã xác định được hai địa điểm bí ẩn ở khu vực lân cận. Họ biết chính xác được rằng cách 2km về phía nam có một tảng đá hình mui rùa. Trên lưng tảng đá có một dấu chân người bí ẩn. Theo lời truyền thì đây là dấu chân của Cao Biền, một viên tướng nhà Đường (Trung Quốc) ngày xưa. Cách hòn đá về phía tây có một cái giếng cổ được cho là của người Chăm. Tuy nhiên năm 1974 nó đã bị máy ủi san lấp phục vụ việc khai hoang.

Câu chuyện của nhóm người lạ mặt càng khiến những lời đồn thổi về kho báu, mà hòn đá chữ chính là tấm bản đồ chỉ dẫn, bay xa. Song dù xục xạo tìm kiếm vẫn không một ai tìm thấy kho báu như đồn đại.

Ông Võ Xuân Thành kể lại chuyện về hòn đá chữ.
 Ông Võ Xuân Thành kể lại chuyện về hòn đá chữ.  

Dân làng khổ sở vì canh giữ “báu vật”

Theo gia đình đến đây sinh sống từ những ngày còn bé, ông Thành cho biết ông đã biết tới hòn đá từ những lần đi chăn bò. Lớn lên, ông Thành cũng cùng bạn bè đi đào bới tìm kiếm. Sau một hồi lục lọi mà chẳng thấy gì, ông Thành và nhóm bạn đành bỏ cuộc. Vì bị món lợi sai khiến nên nhiều người trong làng cũng mang cuốc, xẻng kéo ra đây đào bới. Sau này, những người ở nơi khác nghe đồn về tảng đá lạ cũng lũ lượt kéo về, gồng gánh tìm vận may.

Sau bao nhiêu năm chứng kiến sự thất bại của những nhóm người đi tìm kho báu, người dân Tư Lương đã không còn mặn mà với cái gọi là “kho báu” đó nữa. Nhắc lại những lời đồn, trai gái già trẻ đều cười trừ như nhớ đến một thời suy nghĩ ảo tưởng, hồ đồ của mình. Tuy nhiên, dù chăm lo làm ăn sinh sống, cuộc sống người dân nơi đây vẫn chẳng được bình yên bởi cơn sốt vàng chưa bao giờ lắng xuống.

Mới đây, thôn Tư Lương lại một phen rúng động khi một đại gia ở phố Núi đã quyết định thuê máy móc cẩu tảng đá về làm cảnh trong vườn nhà. Biết được sự việc, người dân đã kéo nhau ra ngăn chặn. Theo họ, đó là là tài sản của dân làng nên không ai có quyền chiếm đoạt.

Ông Thái tâm sự: “Dân làng chúng tôi coi hòn đá chữ như một phần di sản mà cha ông đã để lại. Dù chuyện gì có xảy ra thì người làng vẫn muốn hòn đá được tôn tạo, bảo vệ, tránh bị thời gian và kẻ xấu làm hư hại. Còn việc cá nhân nào có ý định muốn đưa hòn đá về làm tài sản riêng thì trước hết phải thông qua chính quyền và dân làng Tư Lương”.

Mặc cho bao lời đồn đại và những cuộc đào bới, hòn đá chữ vẫn còn giữ nguyên vẻ cổ xưa và khoác lên mình chiếc áo bí ẩn. Hiện người dân địa phương mong muốn các nhà khoa học có những nghiên cứu chính thức để giải mã ý nghĩa các ký tự. Có như thế mới dẹp bỏ được những lời đồn đại và cuộc sống của dân làng mới được bình yên.

Cả làng hoang mang vì cò không về tổ

(Kiến Thức) - Đảo cò (làng Nga Thượng, xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) có từ bao giờ thì không một ai rõ.

Cả làng hoang mang vì cò không về tổ
Kể cả các cụ cao niên trong làng cũng bảo, khi lớn lên họ đã thấy cò đậu trắng cả một vùng trong làng. Nhưng lạ kỳ thay đến một ngày không hiểu vì lý do gì đàn cò đi kiếm ăn rồi không về nữa, dân làng hoang mang...
Đảo cò có hàng nghìn năm

Bí ẩn chiếc nồi trên đỉnh Pù Luông: đun mãi không sôi

(Kiến Thức) - Bản Hiêu có nồi đồng khổng lồ, là vật dùng chung cho dân bản mỗi dịp lễ, Tết. Chiếc nồi đồng đó chứa đựng nhiều câu chuyện khó tin, nhưng có thật...

Bí ẩn chiếc nồi trên đỉnh Pù Luông: đun mãi không sôi
Chiếc nồi của chánh tổng Mường Khoòng
Theo chân ông Ba, chúng tôi đến gia đình anh Hà Duy Phương, Phó bản Hiêu. Tháng trước gia đình anh Phương có việc cần dùng đến nồi đồng để đun nấu, nên nó vẫn được gia đình anh bảo quản.

Choáng ngợp những hàng cổ thụ đẹp nhất Hà Nội

(Kiến Thức) - Những gốc cây cổ thụ đẹp đến sững sờ, có tuổi đời nhiều hơn cả con người, tạo nên linh hồn của Thủ đô Hà Nội.

Choáng ngợp những hàng cổ thụ đẹp nhất Hà Nội
Hàng cây xà cừ cổ thụ trải dài theo đoạn đường Kim Mã sắp bị đốn hạ khiến nhiều người tiếc nuối. Hàng cây đã gần 70 năm tuổi, có nhiều thân cây to bằng 2 người ôm, tán xòe rộng kín dọc con đường Kim Mã.
Hàng cây xà cừ cổ thụ trải dài theo đoạn đường Kim Mã sắp bị đốn hạ khiến nhiều người tiếc nuối. Hàng cây đã gần 70 năm tuổi, có nhiều thân cây to bằng 2 người ôm, tán xòe rộng kín dọc con đường Kim Mã. 
Để thi công tuyến đường sắt đô thị số 3 (tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội) và hai nhà ga số 8 (khu vực trước cổng Đại học Giao thông Vận tải) và ga trên cao đoạn qua khách sạn Deawoo, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị phải đốn hạ hơn 30 cây xà cừ. Những cây xà cừ rợp bóng từng là nơi thân quen để người dân quanh vùng đi bộ dạo mát và tập thể dục.
Để thi công tuyến đường sắt đô thị số 3 (tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội) và hai nhà ga số 8 (khu vực trước cổng Đại học Giao thông Vận tải) và ga trên cao đoạn qua khách sạn Deawoo, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị phải đốn hạ hơn 30 cây xà cừ. Những cây xà cừ rợp bóng từng là nơi thân quen để người dân quanh vùng đi bộ dạo mát và tập thể dục. 
Phố Phan Đình Phùng với 2 hàng cây cổ thụ trồng trên vỉa hè là điểm đến ấn tượng cho nhiều người, nơi đây đẹp nhất là vào dịp lá sấu rụng.
Phố Phan Đình Phùng với 2 hàng cây cổ thụ trồng trên vỉa hè là điểm đến ấn tượng cho nhiều người, nơi đây đẹp nhất là vào dịp lá sấu rụng.  
Những vòm lá còn trên cây xanh mướt tạo nên sự tương phản thú vị với màu vàng của lá dưới vỉa hè.
Những vòm lá còn trên cây xanh mướt tạo nên sự tương phản thú vị với màu vàng của lá dưới vỉa hè. 
Dọc con phố Trần Phú cũng là những hàng cây cổ thụ vô cùng cổ kính, lưu luyến trong ký ức của rất nhiều người Hà Nội. Từng gốc cây rợp lá xanh, che nắng cho người đi đường.
Dọc con phố Trần Phú cũng là những hàng cây cổ thụ vô cùng cổ kính, lưu luyến trong ký ức của rất nhiều người Hà Nội. Từng gốc cây rợp lá xanh, che nắng cho người đi đường. 
Đường Đinh Tiên Hoàng (ven hồ Hoàn Kiếm) cũng tỏa sáng với những hàng cây xanh mướt, lá vàng rụng khắp bên đường.
Đường Đinh Tiên Hoàng (ven hồ Hoàn Kiếm) cũng tỏa sáng với những hàng cây xanh mướt, lá vàng rụng khắp bên đường. 
Những gốc cây cổ thụ đẹp đến sững sờ, có tuổi đời nhiều hơn cả một con người ở đường Hàng Khay.
Những gốc cây cổ thụ đẹp đến sững sờ, có tuổi đời nhiều hơn cả một con người ở đường Hàng Khay. 
Cổ thụ còn cao tuổi hơn cả những ngôi đình và nếp chùa, già nua hơn những con đường lát gạch móm mém. Ảnh: Cây hoa sưa cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo.
Cổ thụ còn cao tuổi hơn cả những ngôi đình và nếp chùa, già nua hơn những con đường lát gạch móm mém. Ảnh: Cây hoa sưa cổ thụ trên đường Trần Hưng Đạo. 
Cây cổ thụ được coi như linh hồn của Thủ đô Hà Nội, những cái cây với vóc dáng cao như một đại anh hùng làm nên một bản sắc riêng. Ảnh: Cây hoa sữa trên đường Nguyễn Du.
Cây cổ thụ được coi như linh hồn của Thủ đô Hà Nội, những cái cây với vóc dáng cao như một đại anh hùng làm nên một bản sắc riêng. Ảnh: Cây hoa sữa trên đường Nguyễn Du. 
Cây lộc vừng chín gốc ven Hồ Gươm là một trong những cây cổ thụ đẹp nhất Hà Nội, tỏa bóng rợp mát cùng hàng lá xanh tốt trên mặt hồ.
Cây lộc vừng chín gốc ven Hồ Gươm là một trong những cây cổ thụ đẹp nhất Hà Nội, tỏa bóng rợp mát cùng hàng lá xanh tốt trên mặt hồ.

Tin mới