Dân ở đây ăn Tết to nhờ nuôi cá mú, cá vẩu, bán 300 ngàn/ký

Dịp Tết Nguyên đán, các loại cá, đặc biệt là các loại cá đặc sản thường được người dân ưa chuộng. Nắm bắt được nhu cầu thị trường, nhiều hộ dân sinh sống quanh các đầm phá huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã thả nuôi các loài cá đặc sản như cá mú, cá vẩu và xuất bán cá với giá 300.000 đồng/ký.
 

Năm 2018, thời tiết khá thuận cho các hộ nuôi cá trên các con sông, đầm phá. Đa số các hộ nuôi đều thu được lãi. Thời điểm cuối năm và dịp tết, bên cạnh nhu cầu về nông sản, các loại thủy sản nước ngọt, nước lợ là sự lựa chọn của nhiều gia đình.
Huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) là một trong những địa phương có diện tích nuôi cá lồng trên đầm phá lớn nhất tỉnh. Đây còn là “thủ phủ” của các loại cá đặc sản như cá mú, nâu, hồng, chim…
Dan o day an Tet to nho nuoi ca mu, ca vau, ban 300 ngan/ky
 Chăm sóc cá lồng đặc sản ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đến Vinh Hiền (huyện Phú Lộc) những ngày cuối năm Mậu Tuất, chứng kiến không khí nuôi trồng, thu hoạch các loại cá đặc sản khá nhộn nhịp. Đây là địa phương này là nơi sản xuất các loại cá đặc sản truyền thống.
Ông Trần Bé (xã Vinh Hiền) là người có kinh nghiệm nuôi cá đặc sản hơn 20 năm. Vụ tết này, gia đình ông thả nuôi 12 lồng cá có giá trị cao như, hồng, chẻm, vẩu…Theo ông Bé, vùng cửa biển Vinh Hiền có nhiều lợi thế để nuôi các loại thủy sản đặc sản nước ngọt, lợ. Đặc biệt, có nguồn giống tự nhiên chất lượng.
Cách nuôi cá của ông Bé theo kiểu gối đầu, 12 lồng thời điểm nào cũng có cá để xuất bán. Để nâng cao thu nhập, gia đình ông thường canh thời điểm thả nuôi sao cho lúc thu hoạch đúng ngay dịp tết.
“Nuôi cá đặc sản ngoài những kỹ thuật cơ bản cần phải nắm bắt được nhu cầu thị trường, liên kết với lái buôn hay những đơn vị thu mua để bao tiêu sản phẩm. Thời điểm tết cần mở rộng quy mô và dày công chăm sóc để có thu nhập cao hơn thông thường. Như mọi năm, tết năm nay, giá của các loại cá được nâng lên từ 2-3 giá. Với các loại cá “đặc sản” giá giao động từ 250-350 nghìn đồng/kg”, ông Bé chia sẻ.
Ngoài Vinh Hiền, xã Lộc Bình cũng là địa phương phát triển nghề nuôi cá lồng. Khi mới triển khai mô hình nuôi cá đặc sản, nhiều người dân lo ngại. Tuy nhiên, đến nay, mô hình này mang lại hiệu quả với hàng trăm lồng cá…
Vụ cá tết thường tiêu thụ mạnh, lại bán được giá nên nhiều hộ ở Lộc Bình đang nuôi từ 2-3 lồng. Tại địa phương này, bên cạnh mô hình nuôi cá vẩu phát triển từ lâu, các loại cá “đặc sản” khác như, cá dìa, hồng mỹ, đối mục, cá mú đang người dân chú trọng.
Nắm bắt nhu cầu, họ thường xuất bán đúng thời điểm dịp tết, thích ứng với xu thế và thị trường. Điều đó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân mỗi dịp tết đến xuân về.
Ông Phan Bá Chiêm, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Bình cho biết: “So với các loại cá thông thường, việc nuôi cá “đặc sản” không khó. Nhờ chất lượng thịt thơm ngon, được nhiều người ưa chuộng, các loại cá này được thị trường tiêu thụ khá mạnh. Những ngày bình thường giá cá từ 150-200 nghìn đồng/kg. Dịp tết này, giá được nâng cao hơn như cá mú mỗi 350 nghìn đồng/kg, cá vẩu khoảng 300 nghìn/kg. Điều này giúp người nuôi thu lãi cao”.
Tết này, những hộ nuôi ở các xã Quảng Phú, Quảng Lợi, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) với các loại cá như trắm cỏ, diêu hồng có thu nhập khá, mỗi ô cá cho thu nhập gần trăm triệu đồng, đặc biệt là giá cá diêu hồng tăng khá cao.
Ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phú Lộc cho rằng, so với mọi năm, vụ cá giáp tết cuối năm 2018 thuận lợi hơn bởi lũ ít xuất hiện, nguồn nước thả nuôi các loại cá đặc sản được ổn định hơn. Do đó, sản lượng tăng cao. Dịp tết thường cầu nhiều hơn cung nên người nuôi được hưởng lợi. Với mục tiêu cung cấp các loại đặc sản cho thị trường trong và ngoài tỉnh, các hộ nuôi cũng chú trọng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật vào quy trình nuôi.
Bên cạnh vùng đầm phá, cửa biển, hiện nuôi cá lồng trên các con sông ở các địa phương huyện Quảng Điền, Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang phát triển mạnh. Nếu như vào mùa lũ năm 2017, nhiều hộ dân bị thiệt hại lớn do thiên tai, ảnh hưởng đến cá vụ tết thì năm 2018 lại hoàn toàn trái ngược, lũ ít xuất hiện, môi trường nước ổn định khiến việc nuôi cá lồng ven sông khá thuận lợi.
Ông Trần Kìm, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thọ cho rằng, không chỉ những ngày giáp tết này, sau tết những hộ nuôi cá cũng có cá để bán. Thông thường các loại cá ở địa phường thường nuôi khoảng 1,5 năm mới xuất bán.
“Mỗi hộ nuôi từ 2-3 lồng cá, nếu lồng này xuất bán thì có lồng khác gối đầu. Do vậy, người dân có thu nhập quanh năm. Mặc dù thời tiết thuận lợi, người nuôi cũng hưởng lợi từ vụ cá giáp tết nhưng theo tôi, người nuôi không được lơ là trong khâu chăm sóc trong những ngày tết bởi sẽ ảnh hưởng lớn đến vụ cá xuất bán sau tết”, ông Kìm nói.

Vào thâm sơn cùng cốc, cảnh đẹp như tiên để nuôi cá sạch

Ngoài cảnh đẹp như tiên, hồ Na Hang còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…

Lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang) là nơi hội tụ của hai dòng sông trữ tình là sông Gâm và sông Năng, được bao bọc xung quanh bởi 99 ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngoài cảnh đẹp như tiên, nơi đây còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach
 Hồ Na Hang có phong cảnh hữu tình
Na Hang nghĩa là “Ruộng cuối thung lũng”. Nơi đây có những cánh đồng lúa, ngô nằm xen kẽ dưới chân núi đá vôi xanh mướt, bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh. Thủy điện Na Hang tạo nên lòng hồ trên núi trông thật đẹp mắt. Ở đây, nghề nuôi và khai thác thủy sản cũng đang phát triển rất mạnh.
Anh Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Long Giang cho biết, năm 2013, công ty anh đầu tư xây dựng nuôi 10 lồng cá trên hồ Ngòi Là, xã Trung Môn (Yên Sơn). Anh nhận thấy nguồn nước kết hợp với nguồn thức ăn không đảm bảo nên đầu năm 2014 công ty anh quyết định di chuyển 10 lồng cá hiện có của công ty lên nuôi tại khu vực thác Mơ trên hồ thủy điện Tuyên Quang (Nà Hang).
Khi đã chắc kỹ thuật cộng với nguồn nước đảm bảo, anh bắt đầu xây dựng khu lồng bè nuôi các loại cá đặc sản như Lăng, Chiên, Bỗng, Lóc Bông... Thấy nuôi cá đặc sản cho lợi nhuận cao hơn so với cá truyền thống, công ty mở rộng quy mô đầu tư. Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng đến nay công ty anh có 25 lồng bè nuôi cá sạch.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-2
 Nuôi các loại cá đặc sản đang được chú trọng phát triển
“Nơi đây có nguồn nước chảy từ vùng lõi rừng đặc dụng, nên quanh năm mát mẻ rất phù hợp với việc nuôi các loại cá nước lạnh, cộng với nguồn thức ăn dồi dào nên tạo điều kiện rất tốt để phát triển thủy sản. Chúng tôi ở đây đều không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn cho cá đều được đánh bắt tự nhiên bằng vó đèn trên hồ thủy điện. Để cá sống tốt, như doanh nghiệp chúng tôi phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi” – anh Tuấn chia sẻ.
Huyện Na Hang hiện nay có hơn 400 lồng cá, chủ yếu của 3 doanh nghiệp lớn là: Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang, Công ty TNHH Nhật Nam, Công ty TNHH Thường Mai. Đây là 3 doanh nghiệp đã và đang phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ. Khu nuôi cá lồng của Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang và Công ty TNHH Nhật Nam là khu vực có quy mô lớn tại vùng lòng hồ thủy điện. Các lồng cá được liên kết với nhau bằng những khung thép chắc chắn trên những chiếc phao và được neo cố định nên việc đi lại rất dễ dàng, có nhà lạnh để chứa thức ăn dự trữ cho cá, đội ngũ nhân viên nuôi trồng có trình độ, kỹ thuật cao.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-3
 Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập khá cho bà con (Báo Tuyên Quang)

Những tỷ phú đưa cá nước lạnh lên Cổng Trời ở nơi âm u, huyền bí

Người đầu tiên mở đầu nuôi cá nước lạnh trên đèo Khau Phạ là Nguyễn Quang Huy. Anh kể rằng: Tôi là dân xây dựng, sau khi lên Sa Pa thăm một số hộ nuôi cá nước lạnh ở xã Bản Khoang, họ khuyên tôi ở Mù Cang Chải...

Khau Phạ tiếng Thái nghĩa là cổng trời, tiếng Mông là Đở Chua, nghĩa là đỉnh núi nhiều gió. Đèo Khau Phạ quanh co dài gần 23km nằm trên độ cao 1.600m, nơi có những cánh rừng tự nhiên thâm u và huyền bí, khởi nguồn cho nhiều con suối lớn nhỏ, nước mát lạnh từ trên những cánh rừng đại ngàn đổ xuống, nguồn nước vô tận để phát triển nghề nuôi cá nước lạnh

Tin mới