Dân săn nhà nghề dõi mắt tìm bắt ong ở ngược ngàn Hương Sơn

Thời gian gần đây, ở những cánh rừng trên địa bàn Hà Tĩnh, người dân thường săn ong để thuần hóa, nuôi lấy mật. Cái hay của nghề săn ong là được chiêm nghiệm tính kỷ luật, lao động cần cù của loài ong và được hòa mình vào thiên nhiên, nghe tiếng thở của núi rừng…

Dân săn nhà nghề dõi mắt tìm bắt ong ở ngược ngàn Hương Sơn
Ngược ngàn săn ong
Sáng sớm một ngày cuối thu, tôi theo chân Thi – “thợ săn” ong có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề, ngược rừng săn ong. Cung đường từ thị trấn Tây Sơn ngược lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo còn chìm trong sương được đánh thức bởi tiếng xe máy, tiếng chào hỏi nhau của hàng chục “thợ săn” từ Sơn Diệm, Sơn Tây, Sơn Lĩnh, Sơn Kim… cùng nhập hội. Đồ nghề mang theo chuyến đi của mỗi “thợ săn” chỉ đơn giản là một cái vợt bằng vải màn và vài ba cái chang (tổ mồi).
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son
Những tổ mồi (chang) được treo xung quanh khu vực có ong để "nhốt" ong sứ và dụ cả đàn ong về làm tổ 
“Hàng năm, cứ sau ngày tiết Thu phân (ngày 23 – 24/9 DL), nhóm “thợ săn” vùng thượng Hương Sơn lại cùng nhau ngược rừng săn ong. Đây là thời điểm khí hậu bắt đầu chuyển từ mát mẻ sang lạnh và cũng là lúc những đàn ong mật sống tự nhiên trong rừng sâu bắt đầu quá trình di cư tìm chỗ trú đông, tránh rét” – Thi giải thích.
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-2
 
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-3
 Nhóm thợ "săn ong" hạ trại chuẩn bị cho công việc săn ong
Sau hơn 1 giờ chạy xe ngược ngàn, hội săn ong “hạ trại” tại đỉnh Cua Tròn (khu vực khe Nước Sốt) – nơi sát bìa rừng và thường có nhiều ong di cư để bắt đầu công việc.
Lúc này đã tầm 8 giờ, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng ấm áp xua tan màn sương, nhuộm vàng trên những tán cây rừng. Đây cũng là lúc những con ong "sứ" bắt đầu ngày làm việc, tìm kiếm chỗ xây tổ, trú đông cho cả đàn.
Tốp “thợ săn” chia nhau tỏa ra từng nhóm 2 - 3 người, căng tai, dõi mắt để nghe tiếng bay vo vo của ong "sứ".
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-4
"Thợ săn" ong phải căng tai... 
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-5
... dõi mắt để tìm bắt ong "sứ" đang bay lượn tìm chỗ xây tổ trên những cột điện hay thân cây khô 
“Trong quá trình tìm chỗ trú đông, đàn ong sẽ giao việc tìm chỗ ở cho một số con ong khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhất trong đàn. Những con ong này gọi là ong "sứ” có nơi gọi là “ong thăm”. Chúng bay lượn khắp nơi và thường tìm các lỗ được đúc sẵn trên các cột điện hay lỗ tự nhiên trên thân cây để tìm chỗ trú cho đàn.
Khi phát hiện ong "sứ", người săn ong sẽ nhanh chóng dùng vợt để bắt. Sau đó, khéo léo cho ong "sứ" vào các tổ ong mồi và bịt kín nhốt khoảng 1 - 2 phút sau đó mở cửa. Theo “nghiệp vụ”, sau một vài phút thám thính trong ống mồi, nếu thấy đây là nơi lý tưởng để xây tổ thì ong "sứ" sẽ bay đi gọi đàn” – một “thợ săn” trong nhóm tóm tắt quy trình săn ong.
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-6
Khi phát hiện ong "sứ", những thợ săn ong phải hết sức khéo léo dùng vợt để bắt sống 
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-7
 
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-8
 
"Đấu trường 100"
Tổ ong mồi là một khúc gỗ cong, thường bằng gỗ mít, được khoan đục rỗng ở giữa, hai đầu bịt kín và khoét một cái cửa nhỏ ở giữa. Trước khi săn ong, người ta dùng mật ong nguyên chất quệt một ít vào phía trên thành tổ để tạo mùi hấp dẫn. Khi đến địa điểm có ong "sứ" xuất hiện, “thợ săn” treo hàng chục ống mồi xung quanh khu vực đó để chuẩn bị sẵn sàng nhốt ong "sứ".
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-9
 Tổ ong mồi được treo ở khu vực xung quanh có ong "sứ" xuất hiện
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-10
Người nào có tổ ong về được coi là may mắn và sẽ được các bạn nghề tung hô, chúc mừng. 
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-11
 Giây phút hồi hộp, nín thở chờ ong "sứ" dẫn đàn ong về
Từ khi ong "sứ" bị bắt đưa vào ống mồi đến hết quá trình những đợt ong liên tiếp đến được gọi là quá trình "ong thăm". Đây là thời điểm mà người săn ong hồi hộp đến nín thở. Bởi lúc con ong "sứ" rời tổ ong mồi bay đi sẽ có hai khả năng đến với họ. Một là nó bỏ đi tìm chỗ khác, hai là nó về gọi đàn. Nếu đợi khoảng 3 - 7 phút không thấy ong trở lại, người săn ong biết là thất bại và phải tìm con khác làm lại quy trình, với hy vọng đàn ong sẽ kéo về. Đó là thời điểm lý thú nhất của nghề săn ong. Người nào có tổ ong về được coi là may mắn và sẽ được các bạn nghề tung hô, chúc mừng.
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-12
 
“Trong hàng chục, có khi lên đến hàng trăm ống ong mồi treo cùng lúc, cùng địa điểm nhưng ong sứ chỉ chọn 1 ống để gọi đàn về. Vì vậy, chúng tôi gọi đây là đấu trường 100” – anh Thi dí dỏm giải thích.
Người được ong tự hào mình có tổ ong mồi “thơm”, người không được tiếp tục trau chuốt tổ ong, tìm đến những nơi rừng sâu, rừng xa để cầu may… đã tạo nên một không khí săn ong sôi động.
Sau khi đàn ong vào hết trong tổ, người săn ong sẽ dùng lá cây hoặc giấy bịt lỗ lại và đưa cả tổ ong mồi cùng đàn ong trong đó về nhà, bắt đầu một quy trình khác gọi là san ong. Từ tổ ong mồi nhỏ gọn, đàn ong sẽ được san sang những tổ khác rộng lớn hơn. Tổ này gọi là tổ nuôi. Thông thường cũng được làm bằng gỗ mít rỗng ruột có hình trụ, dài khoảng 50 cm, hai đầu bịt kín bằng hai mảnh gỗ, có trổ hai cửa ra vào. Từ đây, đàn ong sẽ bắt đầu quá trình sinh trưởng, làm việc để sau 2 - 3 tháng qua mùa hoa cho những tổ ong mọng mật.
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-13
Trong buổi sáng, anh Thi và một số người trong nhóm đã bắt được 1 đàn ong 
Dan san nha nghe doi mat tim bat ong o nguoc ngan Huong Son-Hinh-14
 
“Cái hay của nghề săn ong là được hòa vào thiên nhiên, được nghe tiếng thở của núi rừng. Săn ong và nuôi ong mới biết được đây là một loại rất tinh khôn, có tính kỷ luật cao, lao động cần cù và hiệu quả. Mỗi lần ngẫm về thế sự tôi lại nghĩ về đàn ong mật, nghĩ về việc săn ong để chiêm nghiệm, bồi đúc sự kiên trì, nhẫn nại. Sau mỗi lần như vậy lại thấy thư thái vô cùng...” – anh Thi tâm sự.
Cũng theo anh Thi, ong là loài vật rất tinh khôn, nhạy cảm với thời tiết, môi trường. Từ đầu mùa đến nay, hội săn ong đã bắt được gần 1.000 đàn ong. Đây cũng là năm ong về nhiều nhất từ trước đến nay. Theo kinh nghiệm của anh Thi, năm nào ong về nhiều là năm đó có rét đậm.
Săn ong mật là một nghề độc đáo bởi ngoài nguồn thu nhập tương đối cao, nghề này nhẹ nhàng và rất dễ “nghiện”. Trong một mùa săn ong, khoảng 3 tháng, có người được ong về liên tục nhưng cũng có người chỉ được một vài tổ. Thời điểm hiện nay, bình quân 1 đàn ong có giá 300 nghìn đồng, đàn đông “quân” 500 nghìn đồng.
Mặt trời dần lùi sau những cánh rừng cũng là lúc kết thúc 1 ngày làm việc của những “thợ săn” ong. Hành trình về xuôi mỗi người mang theo không chỉ là 1 vài đàn ong mà còn là những trải nghiệm đời sống thiên nhiên, về sự đoàn kết, hợp tác giữa những con người giữa đại ngàn.

Cảnh kinh hoàng về thu hoạch loại mật ong đắt hơn vàng

(Kiến Thức) - Có giá bán đắt hơn vàng nhưng để thu được loại mật ong đắt nhất thế giới này, người thợ phải đánh cược cả tính mạng, treo mình giữa vách núi. 

Cảnh kinh hoàng về thu hoạch loại mật ong đắt hơn vàng
Canh kinh hoang ve thu hoach loai mat ong dat hon vang
 Mật ong Elvish là một đặc sản tự nhiên chỉ có ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nó cũng được mệnh danh là mật ong đắt nhất thế giới. Ảnh: Youtube. 

Theo trai Mường trong đêm đốt đuốc vào rừng săn nhộng ong tử thần

Dù biết nọc của loại ong tử thần có thể gây chết người, nhưng người dân xứ Mường ở bản Heo (xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) sinh sống ven lòng hồ Sông Đà vẫn đốt đuốc trong đêm đi săn loài ong này lấy nhộng.

Theo trai Mường trong đêm đốt đuốc vào rừng săn nhộng ong tử thần
Ong bắp cày được người dân xứ Mường sinh sống ven lòng hồ Sông Đà gọi là ong “tử thần”, bởi nọc của loài ong này cực độc, khi bị ong đốt với số nọc lớn vào cơ thể có thể gây tử vong. Ong tử thần này rất hung dữ, khi tổ bị xâm hại, chúng sẽ bay ra và tấn công cho đến cùng. Tuy nhiên người dân xứ Mường ở bản Heo, xã Tà Hộc lại rất thích săn loài ong này lấy nhộng và coi là đặc sản quý hiếm, bởi nhộng của nó giàu dinh dưỡng và có giá trị cao.

Theo chân trai Thái vào rừng sâu săn nhộng ong tử thần

Loại ong bắp cày hay còn gọi là (ong tử thần) có nọc độc có thể gây chết người, nhưng người dân tộc Thái ở bản Sang (xã Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La) vẫn kéo nhau vào rừng săn loài ong này để lấy nhộng.

Theo chân trai Thái vào rừng sâu săn nhộng ong tử thần
Ong bắp cày (ong chần, ong dần) được các nhà khoa học mệnh danh là loài ong “tử thần”, bởi nọc của loài này cực độc, có thể gây chết người. Loài ong này cũng rất hung dữ, khi tổ bị xâm hại, chúng sẽ bay ra và tấn công cho đến cùng. Tuy nhiên người dân tộc Thái ở bản Sang, xã Mường Bú lại rất thích săn loài ong này lấy nhộng, bởi nhộng của nó giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao.

Tin mới