Vào đầu thập niên 1980, Quân đội Mỹ bắt đầu đưa vào trang bị xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams, nhằm đối đầu với loại xe tăng T-72 và T-64 của Liên Xô. M1 Abrams được đánh giá là mẫu tăng có tính cách mạng, mang nhiều tư duy thiết kế mới. Ảnh: Xe tăng M1 Abrams - Nguồn: Wikipedia. |
Ban đầu M1 Abrams được trang bị pháo nòng xoắn L7 105 mm của Anh, đây là mẫu pháo đã khẳng định được chỗ đứng và trang bị trên các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ trước đó như M-60. Tuy nhiên, tháp pháo của M1 chỉ có thể chứa được 55 viên đạn 105 mm, giảm 7 viên so với xe tăng M60. Ảnh: Xe tăng M-60 Platon - Nguồn: Wikipedia. |
Vào thời điểm đó, tình báo Mỹ phát hiện Liên Xô đang triển khai một loại xe tăng chiến đấu chủ lực mới là T-80. Giống như các loại xe tăng hiện đại khác như M-1 và Leopard 2, T-80 đã chuyển từ lớp giáp hoàn toàn bằng thép sang loại giáp hỗn hợp bao gồm thép và gốm, nâng cao đáng kể khả năng bảo vệ. Ảnh: Xe tăng T-80. Nguồn: Wikipedia. |
Phán đoán của tình báo Mỹ về xe tăng T-80 là hoàn toàn chính xác, mức bảo vệ tháp pháo phía trước của T-80 là 500 mm RHA, và tháp pháo phía sau là 450 mm RHA; như vậy các loại đạn xuyên giáp của pháo L7, không thể đủ sức xuyên giáp loại xe tăng mới này của Liên Xô. Ảnh: Xe tăng T-80. Nguồn: Army Recognition |
Khi đó các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của đối thủ Liên Xô là T-64, T-72 và T-80 đều được trang bị pháo nòng trơn 120 mm, sử dụng đạn có sức xuyên tốt hơn nhiều, vì vậy Lầu Năm Góc lại muốn trang bị cho chiếc M1 loại pháo nòng trơn Rheinmetall M256 120 mm lớn hơn do Đức thiết kế. Ảnh: Xe tăng T-72. Nguồn: Wikipedia. |
Một khẩu pháo lớn hơn cho phép M1 có thể tiêu diệt các loại xe tăng hiện tại và cả trong tương lai có giáp dày hơn; chiếc M1 Abram đã được trang bị pháo 120 mm M68, sau đó là mẫu pháo nâng cấp M256 được lắp trên phiên bản M1A1. Ảnh: Xe tăng M1A1 Abram - Nguồn: Wikipedia. |
Mặc dù M1 Abram mang nhiều công nghệ mang tính cách mạng, nhất là hệ thống điều khiển hỏa lực như xe có thể bắn trúng mục tiêu đang vận động ở cự ly đến 2.000 mét, với độ chính xác đến 90%. Tuy nhiên bắn trúng mục tiêu là một vấn đề, trúng nhưng có tiêu diệt được mục tiêu hay không lại là vấn đề khác. Ảnh: Xe tăng M1A1 Abram - Nguồn: Wikipedia. |
Để tăng khả năng xuyên của đạn xuyên giáp, Mỹ đã sử dụng uranium đã làm nghèo làm lõi đạn xuyên giáp. Uranium nghèo là một sản phẩm phụ của nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân, có đặc tính vật lý cứng và đặc hơn so với các vật liệu dùng để chế tạo đầu đạn bằng vonfram hiện có. Ảnh: Đạn xuyên giáp M829A1 của xe tăng M1A1 Abram - Nguồn: Wikipedia. |
Việc sử dụng uranium đã được làm nghèo, nguyên tố tự nhiên nặng nhất trên Trái đất làm lõi đạn xuyên giáp, dẫn đến ưu điểm vượt trội của đạn chống tăng của xe tăng Mỹ trên chiến trường. Với tốc độ cực cao, khi xuyên qua vỏ giáp xe tăng, sẽ gây ma sát lớn, sản sinh ra nhiệt độ rất cao, gây ra cháy nổ trong xe tăng trúng đạn. Ảnh: Đạn xuyên giáp M829A1 của xe tăng M1A1 Abram - Nguồn: Wikipedia. |
Với khả năng chịu lực của nòng pháo M256 và sử dụng loại thuốc phóng mới, đạn xuyên giáp có tốc độ cực cao, điều này cho phép đầu đạn DU có thể xuyên thủng qua bất kỳ lớp giáp tăng nào của Quân đội Liên Xô khi đó. Ảnh: Đạn xuyên giáp M829A1 của xe tăng M1A1 Abram - Nguồn: Wikipedia. |
Xe tăng M1A1 cải tiến được trang bị pháo 120 mm từ năm 1985. Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 đã chứng kiến sức mạnh của loại đạn M829A1, khi dùng đạn xuyên giáp bằng uranium làm nghèo; kỷ lục là đã xuyên thủng giáp tăng T-72 của Iraq ở cự ly 2.000 mét. Ảnh: Xe tăng M1A1 Abram trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 - Nguồn: Wikipedia. |
Với sơ tốc đạn cao, trọng lượng đầu đạn lớn, do vậy đạn M829A1 có cự ly bắn là (tức là chiều cao của đường đạn không vượt quá chiều cao mục tiêu) đến 3.600 mét, thừa sức phá hủy các mục tiêu bọc giáp trong cự ly bắn là của xe. Điều đó cho người ta hình dung về sức mạnh của khẩu pháo 120 mm. Ảnh: Một chiếc T-72 của Iraq bị đạn xuyên giáp M829A1 của tăng M1A1 Abram bắn cháy, trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 - Nguồn: Wikipedia. |
Thế hệ mới nhất của đạn xuyên giáp M829 là M829E4, được thiết kế để có thể xuyên giáp tốt hơn so với các phiên bản thế hệ trước, đảm bảo có thể xuyên thủng các loại giáp tăng được trang bị các hệ thống bảo vệ trên xe tăng mới nhất của Nga hiện nay. Ảnh: Xe tăng M1A1 Abram trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 - Nguồn: Wikipedia. |
Chưa biết sự kết hợp giữa pháo tăng M256 và đạn xuyên giáp bằng vật liệu uranium đã làm nghèo sẽ tiếp tục áp đảo xe tăng của đối phương trong bao lâu, nhưng với khả năng xuyên giáp vượt trội của đạn DU, chắc chắn đạn DU sẽ tiếp tục được trang bị cho xe tăng của Lục quân Mỹ thế hệ tiếp theo. Ảnh: Xe tăng M1A1 Abram trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 - Nguồn: Wikipedia. |
Video Xe tăng M1 Abram được "cải tử hoàn sinh" như thế nào? - Nguồn: QPVN