Đăng ảnh “một hành tinh” nhưng thực ra là miếng xúc xích, nhà nghiên cứu bị chỉ trích

Một nhà vật lý người Pháp đã đăng bức ảnh “một hành tinh”, viết là ảnh do kính viễn vọng của NASA (Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ) chụp được. Nhưng sự thật đúng là ngỡ ngàng...

Người ta hay nói ảnh mà mọi người đăng trên mạng xã hội thường rất “ảo”, đã được chỉnh sửa rồi. Nhưng không ngờ ảnh “một hành tinh”, do một nhà vật lý có uy tín đăng, lại cũng là “ảo” nốt.

Ông Etienne Klein, giám đốc nghiên cứu ở Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp, mới đây đã đăng một bức ảnh lên Twitter và nói đó là hình ảnh mới nhất của một ngôi sao. Ông viết: “Ảnh Proxima Centauri, ngôi sao gần Mặt Trời nhất, cách chúng ta có 4,2 năm ánh sáng. Ảnh được chụp bởi Kính viễn vọng James Webb (kính viễn vọng cực kỳ hiện đại của NASA). Hãy xem các chi tiết kìa… Cả một thế giới mới được hé lộ qua từng ngày”.

Dang anh “mot hanh tinh” nhung thuc ra la mieng xuc xich, nha nghien cuu bi chi trich

Ảnh "ngôi sao Proxima Centauri" mà nhà vật lý học Klein đăng. Ảnh: Twitter.

Hình ảnh mà ông Klein đăng trông khá giống với những hình ảnh Mặt Trời do máy của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp, cho thấy rõ cả những cơn bão Mặt Trời.

Có những người nhận ra ngay rằng ảnh “ngôi sao Proxima Centauri” đỏ rực kia là giả và có thể ông Klein muốn hài hước một chút. Tuy nhiên, công chúng nói chung không phải ai cũng có nhiều kiến thức về thiên văn học và biết rõ rằng một hành tinh phải trông thế nào, nên nhiều người lập tức tin rằng đó là ảnh một hành tinh thật.

Dĩ nhiên, cũng có những người tỏ ý nghi ngờ: “Đây là một trò đùa, hay sự thật là Proxima Centauri trông giống một lát xúc xích như vậy?”.

Dang anh “mot hanh tinh” nhung thuc ra la mieng xuc xich, nha nghien cuu bi chi trich-Hinh-2

Đây là xúc xích chorizo. Ảnh: Epicurious.

Thực tế, ảnh ngôi sao Proxima Centauri mà ông Klein đăng trông giống một lát xúc xích bởi vì… nó đúng là một lát xúc xích thật! Cụ thể là xúc xích chorizo!

Giờ thì netizen nổi đóa! Một người viết rất nghiêm khắc: “Là một giám đốc nghiên cứu khoa học, thật không phù hợp khi ông chia sẻ điều này mà không nói rõ ngay rằng đây là thông tin sai. Ông biết rằng thông tin sai lệch lan truyền nhanh đến thế nào cơ mà!”.

Dang anh “mot hanh tinh” nhung thuc ra la mieng xuc xich, nha nghien cuu bi chi trich-Hinh-3

Đây mới là ảnh Proxima Centauri do NASA đăng tải. Ảnh: NASA.

Thấy mọi người phản ứng, ông Klein mới thanh minh rằng ông chỉ muốn khuyến khích công chúng đừng nhanh chóng chấp nhận những hình ảnh từ những người có uy tín, mà hãy biết đặt câu hỏi.

Nhưng đã muộn, rất nhiều người, bao gồm cả giới nghiên cứu, phê phán Klein vì “lan truyền thông tin sai trong cộng đồng khoa học”.

Vì vậy, ông Klein đã vừa phải viết: “Tôi xin gửi lời xin lỗi tới những người có thể đã sốc vì trò đùa của tôi, trò đùa đó không thật một chút nào”.

Dang anh “mot hanh tinh” nhung thuc ra la mieng xuc xich, nha nghien cuu bi chi trich-Hinh-4

Hình ảnh tưởng tượng về Proxima Centauri. Ảnh: Exoplanet Kyoto.

Đúng là trong thời đại của mạng xã hội, không phải ai thích đăng cái gì thì đăng rồi nói rằng “tôi đùa” là xong chuyện được.

Sự nghiệp vĩ đại của nhà Vật lý từng 84 lần trượt giải Nobel

Là một trong những nhà vật lý học lỗi lạc nhất trong lịch sử nhưng Arnold Sommerfeld lại chưa một lần giành được giải thưởng Nobel danh giá.

Thời thơ ấu và con đường học vấn của Arnold Sommerfeld

Arnold Johannes Wilhelm Sommerfeld sinh ngày 5 tháng 12 năm 1868 tại Konigsberg, thuộc Đông Phổ (nay là Kaliningrad, Nga) trong một gia đình có cha là nhà Vật lý học, đây cũng là động lực thôi thúc ông theo đuổi những nghiên cứu sau này.

Từ năm 1875-1886, Sommerfeld hoàn thành chương trình giáo dục từ tiểu học tới trung học tại thành phố Königsberg, nơi ông tốt nghiệp với thành tích xuất sắc. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông ghi danh vào Đại học Albertina với chuyên ngành Toán học. Bằng trí thông minh tuyệt vời của mình, Sommerfeld đã nhận được tấm bằng Tiến sĩ Toán học vào năm 1891 khi mới chỉ ở tuổi 23.

Su nghiep vi dai cua nha Vat ly tung 84 lan truot giai Nobel

Arnold Sommerfeld. Ảnh: Famousscientist

“Việc cha tôi là một nhà vật lý học với niềm đam mê thu thập những vật chất trong tự nhiên cũng như theo đuổi khoa học dĩ nhiên là một niềm cảm hứng lớn. Nhưng năng lượng tích cực và trí thông minh của tôi được di truyền từ mẹ của mình, tôi nợ bà một món nợ không thể trả” – Sommerfeld viết trong cuốn tự truyện của mình năm 1917.

Những dấu mốc trong sự nghiệp

Sau khi có bằng Tiến sĩ, Sommerfeld tham dự kì thi lấy chứng chỉ giảng dạy vào năm 1892 trước khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc vào năm 1893.

Vào năm 1894, ông có cơ hội trở thành trợ lý của Felix Klein – một nhà toán học nổi tiếng người Đức về hình học Euclid. Trong thời gian làm trợ lý cho Klein, ông đã tiếp thu ảnh hưởng và hoàn thành luận văn Lý thuyết toán học về nhiễu xạ (Mathematical theory of diffraction), đây cũng là bài luận giúp ông trở thành một giảng viên chính thức. Những năm sau đó, ông cùng với người thầy của mình đã cùng biên soạn 4 cuốn sách về lý thuyết con quay hồi chuyển từ năm 1897-1910.

“Klein là người đã thu hút tôi vào các vấn đề vật lý trong toán học một cách lôi cuốn và logic. Với tôi, ông ấy là người thầy tuyệt vời nhất, không chỉ trong toán học, mà trong cả vật lý lẫn cơ học” - Sommerfeld viết trong cuốn tự truyện của mình năm 1917.

Vào năm 1906, Sommerfeld vinh dự trở thành Giám đốc Viện Vật lý của Đại học Munich. Tại đây, ông đã dành 32 năm để truyền đạt kiến thức cho rất nhiều thế hệ các nhà khoa học về cơ học, quang học, nhiệt động lực học, phương trình vi phân trong vật lý và điện động lực học.

Trong khoảng thời gian này, Sommerfeld đã tạo ra một trong những thành tựu lớn nhất của mình, thuyết quỹ đạo elip Sommerfeld. Nghiên cứu của ông dựa trên mô hình nguyên tử Bohr trước đó nhưng được hoàn thiện và bổ sung. Theo Sommerfeld, electron không chỉ chuyển động trên một quỹ đạo xác định mà các quỹ đạo này có hình dạng khác và quỹ đạo có thể nghiêng khi có mặt từ trường. Điều này đã thêm vào một số trạng thái cho phép có thể có nhiều vạch phổ khác nhau xuất hiện. Chính vì thế, mô hình nguyên tử này đã mang đến các kết quả gần sát với các giá trị thực nghiệm.

Su nghiep vi dai cua nha Vat ly tung 84 lan truot giai Nobel-Hinh-2

Sommerfeld (bên trái) và Bohr (bên phải). Ảnh: photolibrary

Một điểm nhấn đáng nhớ khác trong cuộc đời của Sommerfeld là những liện hệ với bộ óc được cho là vĩ đại nhất lịch sử - Albert Einstein. Thời điểm đó, thuyết tương đối của Einstein vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi, nhưng những đóng góp về mặt toán học của Sommerfeld đã giúp thuyết này dần được công nhận. Vào năm 1918, Sommerfeld lại trở thành người kế nhiệm của Einstein làm chủ tịch tại Deutsche Physikalische Gesellschaft (Cộng đồng vật lý nước Đức) – đây là tổ chức lâu đời nhất của những nhà vật lý học.

Là người đào tạo ra nhiều nhà khoa học cho thời đại mới của ngành vật lý cũng như là người đưa ra hằng số α (hằng số cấu trúc tinh tế) cho vật lý lượng tử, Sommerfeld đã nhận được vô số giải thưởng danh giá như: Huy chương vàng Lorentz, huân chương Planck, huân chương Oersted, …

Tuy vậy, Sommerfeld dường như không có duyên với giải thưởng Nobel khi chưa một lần chiến thắng dù được đề cử tận 84 lần trong hơn 30 năm. Vào năm 1951, ông qua đời ở tuổi 82 trong một tai nạn giao thông tại Munich, để lại niềm tiếc nuối vô hạn cho giới vật lý.

Con người có thể thở trên Hỏa tinh không?

Con người sẽ chết vì ngạt khí nếu thở trên Hỏa tinh mà không mặc đồ phi hành gia, tuy nhiên mọi thứ có thể thay đổi trong tương lai nhờ thiết bị chế tạo oxy của NASA.

Giống như trên Trái Đất, con người cần nước, thức ăn, nơi ở và oxy để tồn tại nếu đặt chân lên Hỏa tinh. Cây cối và một số vi khuẩn tạo ra oxy để chúng ta hít thở. Trên thực tế, thành phần oxy trong không khí chỉ chiếm 21%, phần lớn còn lại là nitơ với 78%. Tuy nhiên về cơ bản, cơ thể con người không cần đến nitơ nên sẽ không hấp thụ khí này.

Trong khi đó, bầu khí quyển trên Hỏa tinh rất mỏng, thể tích chỉ bằng 1% khí quyển Trái Đất. Nói cách khác, lượng không khí trên "hành tinh đỏ" ít hơn 99% so với Trái Đất. Một phần lý do đến từ kích thước Hỏa tinh chỉ bằng một nửa, lực hấp dẫn không đủ mạnh để ngăn khí quyển thoát ra ngoài không gian.

Tin mới