Đang họp, Chủ tịch TP HCM mời phó chủ tịch quận ra về

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong thẳng thắn mời phó chủ tịch UBND quận 5 ra về vì đi thay chủ tịch quận trong cuộc họp về an toàn giao thông.

Chiều 15/8, UBND TP HCM đã tổ chức cuộc họp sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong 7 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2016 với thành phần tham dự là chủ tịch UBND 24 quận huyện.
Tuy nhiên, chủ tịch UBND quận 5 do bận tiếp xúc cử tri nên đã để cho một phó chủ tịch đi thay.
Theo Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, cuộc họp này rất quan trọng và đã có kế hoạch từ trước nên quận huyện phải sắp xếp thời gian phù hợp. Do đó, ông Phong đã mời phó chủ tịch UBND quận 5 về. Các quận 7, Thủ Đức, huyện Củ Chi cũng bị phê bình khi cử phó chủ tịch UBND đi thay.
Dang hop, Chu tich TP HCM moi pho chu tich quan ra ve
 Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho rằng nhiều quận huyện chưa nghiêm túc trước một cuộc họp quan trọng của thành phố. Ảnh: PLO.
"Tôi chẳng hiểu sao các đồng chí chủ tịch lại không tham dự cuộc họp rất quan trọng hôm nay khi lịch họp được UBND lên từ trước. Chẳng lẽ các anh không thấy xót khi 396 người chết, hơn 1.800 vụ tai nạn giao thông trong sáu tháng đầu năm" - Chủ tịch Nguyễn Thành Phong nói.
Với vai trò đứng đầu chính quyền, ông Nguyễn Thành Phong đã xin nhận khuyết điểm khi để tai nạn giao thông tăng.
"Nhưng các anh phải nhớ rằng trong các nguyên nhân tai nạn tăng có nguyên nhân là công tác chỉ đạo. Việc họp để bàn cách giảm, đó là trách nhiệm của chúng ta thế mà các quận huyện cửa ngõ lại vắng mặt", ông Nguyễn Thành Phong bức xúc.
Báo cáo tại cuộc họp, Phó trưởng Ban An toàn giao thông TP Nguyễn Ngọc Tường cho hay, 6 tháng đầu năm 2016 đã xảy ra hơn 1.800 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết 396 người và bị thương hơn 1.400 người. So với cùng kỳ năm 2015 tăng 50 vụ, tăng 53 người chết và số người bị thương giảm 52 người.
Ông Tường nhận xét, có nhiều nguyên nhân gây TNGT nhưng trong đó phần nhiều từ ý thức người tham gia giao thông kém, chiếm đến 80% vụ TNGT.
Ngoài ra, TNGT tăng là do phương tiện giao thông tăng rất cao. 6 tháng đầu năm 2015, bình quân 1 ngày tăng 1.000 xe gắn máy, 100 xe ôtô còn 6 tháng đầu năm 2016, số ôtô như đầu kéo, xe tải tăng 180 chiếc/ngày, có ngày lên 250 chiếc.

Soi tuyến đường huyết mạch khiến Phó CT TP HCM “nổi nóng“

(Kiến Thức) - "Toàn bộ công trình, dự án nâng cấp và cải tạo đường Nguyễn Huệ phải xong trước ngày 20/4/2015. Nếu không xong sẽ kỷ luật hết các đơn vị liên quan".

"Toàn bộ công trình, dự án nâng cấp và cải tạo đường Nguyễn Huệ phải xong trước ngày 20/4/2015. Nếu không xong sẽ kỷ luật hết các đơn vị liên quan", Phó chủ tịch UBND TP HCM, ông Nguyễn Hữu Tín (người thứ 3 hàng đầu từ trái sang) tỏ vẻ sốt ruột khẳng định với các đơn vị liên quan khi đi kiểm tra tiến độ thi công dự án đường Nguyễn Huệ vào ngày 25/11. Ảnh: NLĐ.
 "Toàn bộ công trình, dự án nâng cấp và cải tạo đường Nguyễn Huệ phải xong trước ngày 20/4/2015. Nếu không xong sẽ kỷ luật hết các đơn vị liên quan", Phó chủ tịch UBND TP HCM, ông Nguyễn Hữu Tín (người thứ 3 hàng đầu từ trái sang) tỏ vẻ sốt ruột khẳng định với các đơn vị liên quan khi đi kiểm tra tiến độ thi công dự án đường Nguyễn Huệ vào ngày 25/11. Ảnh: NLĐ.
Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, đến ngày 26/11, "đại công trình" thuộc dự án nâng cấp và cải tạo đường Nguyễn Huệ vẫn ngổn ngang dù thời điểm hoàn thành toàn bộ công trình còn chưa đầy 5 tháng. (Ảnh: Công nhân đang khẩn trương thi công khu vực trước trụ sở Hội đồng nhân dân - UBND TP HCM).
 Theo ghi nhận của PV Kiến Thức, đến ngày 26/11, "đại công trình" thuộc dự án nâng cấp và cải tạo đường Nguyễn Huệ vẫn ngổn ngang dù thời điểm hoàn thành toàn bộ công trình còn chưa đầy 5 tháng. (Ảnh: Công nhân đang khẩn trương thi công khu vực trước trụ sở Hội đồng nhân dân - UBND TP HCM).

Suốt nhiều tháng qua, công trình thi công bị rào chắn gây ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh mua bán của người dân, nhà hàng, khách sạn và việc tham quan của du khách quốc tế đến Sài Gòn.
 Suốt nhiều tháng qua, công trình thi công bị rào chắn gây ảnh hưởng đến việc đi lại, kinh doanh mua bán của người dân, nhà hàng, khách sạn và việc tham quan của du khách quốc tế đến Sài Gòn.
Đây cũng là mối lo rất lớn của lãnh đạo TP HCM. Phó chủ tịch UBND TP HCM vô cùng lo lắng khi khi kiểm tra, ghi nhận nhiều hạng mục vẫn chưa đạt tiến độ.
 Đây cũng là mối lo rất lớn của lãnh đạo TP HCM. Phó chủ tịch UBND TP HCM vô cùng lo lắng khi khi kiểm tra, ghi nhận nhiều hạng mục vẫn chưa đạt tiến độ.

Yêu cầu xem xét lại vụ “cướp giật bánh mỳ” ở TPHCM

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình yêu cầu xem xét lại vụ án “cướp giật bánh mỳ” ở TPHCM, liên quan đến bị cáo Ôn Thành Tân, Nguyễn Hoàng Tuấn.

Theo đó, đại diện TAND TP Hồ Chí Minh đã báo cáo về nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án Ôn Thành Tân, sinh ngày 10/9/1998 (khi phạm tội 17 tuổi 1 tháng 8 ngày) và Nguyễn Hoàng Tuấn, sinh ngày 15/8/1998 (khi phạm tội 17 tuổi 1 tháng 27 ngày), bị VKSND quận Thủ Đức truy tố về tội “Cướp giật tài sản” theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999. TAND quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh kết án về tội “Cướp giật tài sản” và ban hành mức án tại Bản án hình sự sơ thẩm số 325/2016/HSST ngày 20/7/2016.
Trong vụ án này, các bị cáo Tân và Tuấn có hành vi cướp giật tài sản. Tuy nhiên, khi phạm tội các bị cáo đều là người chưa thành niên; tài sản bị chiếm đoạt có giá trị 45.000 đồng là không lớn và đã được thu hồi, trả lại cho người bị hại; sau khi phạm tội, các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải; về nhân thân, các bị cáo chưa có tiền án, tiền sự.

Tin mới