Đang làm rõ thông tin có cá sấu “khủng” tại kênh nước ở Hải Phòng

(Kiến Thức) - Trước thông tin một số người dân thông báo nghi có cá sấu lớn phát hiện tại kênh Hòa Bình, lực lượng chức năng huyện Kiến Thụy đã tiến hành rà soát và chưa thấy loại cá nguy hiểm này.

Thời gian gần đây, người dân sinh sống tại huyện Kiến Thụy (TP Hải Phòng) xôn xao trước thông tin về việc tại kênh Hòa Bình xuất hiện một số con cá sấu lớn. Có người còn kể có con cá sấu nặng trên 100kg.
Để xác minh thông tin vụ việc trên có thật hay chỉ là đồn thổi từ một số người dân, PV đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Đức Thảo – Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy.
Ông Bùi Đức Thảo thừa nhận, những ngày gần đây, UBND huyện Kiến Thụy có tiếp nhận được thông tin từ dư luận cho rằng có cá sấu sổng chuồng trên kênh Hòa Bình.
Kênh Hòa Bình nơi người dân nghi ngờ có cá sấu.
 Kênh Hòa Bình nơi người dân nghi ngờ có cá sấu.
“Tuy nhiên, qua tham vấn chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hải Phòng thì chưa có chứng cứ để chứng minh sự việc này. Tôi đã cho rà soát xã Đông Phương và khu vực các xã lân cận, không địa phương nào có hộ gia đình nuôi cá sấu cả. Chúng tôi có tiếp nhận thông tin một số người dân làm nghề chài lưới trên kênh Hòa Bình nói lưới đánh cá của họ thường xuyên bị thủng, rách rất to.
Nhưng, chúng tôi cũng chưa thể nhận định đó là sinh vật gì, có phải cá sấu hay không vì không ai nhìn thấy sinh vật đó nổi hay bơi trên mặt nước cả” - Chủ tịch UBND huyện Kiến Thụy cho biết.
Ông Bùi Đức Thảo cũng cho rằng, trong khi chờ kết luận chính xác nhất từ phía các đơn vị chức năng có liên quan, để phòng tránh mọi tình huống xấu có thể xảy ra, UBND huyện Kiến Thụy đã chỉ đạo UBND xã Đông Phương cắm biển báo để người dân không bất chấp nguy hiểm mà bơi lội, tắm giặt, đánh bắt cá trên kênh Hòa Bình vào thời gian này.
Theo tìm hiểu của PV Kiến Thức, kênh Hòa Bình có chiều dài hơn 5km chạy song song với tuyến tỉnh lộ 363 từ xã Đông Phương của huyện Kiến Thụy tiếp giáp với tỉnh lộ 353 (đường Phạm Văn Đồng) của quận Dương Kinh. Đây là con kênh tương đối sâu dẫn là sông Đa Độ nên một số người dân cho rằng, nếu có cá sấu thì sẽ rất nguy hiểm khi chúng từ kênh Hòa Bình bơi ra sông Đa Độ qua cầu Hòa Bình.
Kênh Hòa Bình dẫn ra sông Đa Độ.
 Kênh Hòa Bình dẫn ra sông Đa Độ.
Chiều ngày 23/5, khi khảo sát tại con kênh này, PV không phát hiện dấu hiệu nào cho thấy có cá sấu cũng như không có một biển báo nhằm cảnh báo người dân được chính quyền địa phương treo hoặc cắm trên kênh.
Một số người dân cho rằng, những con cá sấu trên là của người dân xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy nuôi nhốt, bị sổng chuồng và bơi ra kênh Hòa Bình.
PV Kiến Thức tiếp tục cập nhật thông tin vụ việc trên…

Cận cảnh cá sấu và cá mập chia sẻ đại tiệc xác cá voi

(Kiến Thức) - Mới đây, anh Jeremy Tucker trong khi đang dạo quanh vùng biển Kimberley Coast, Australia, đã ghi được cảnh tượng hiếm gặp. Cá mập hổ và cá sấu nước mặn cùng nhau chia sẻ xác của một con cá voi lưng gù.

Sau khi nhìn thấy cảnh tượng hiếm hoi của cá sấu và cá mập này, Jeremy và nhóm của mình đã quyết định quan sát và tìm hiểu thêm. Để rõ ràng hơn, anh đã sử dụng thiết bị bay không người lái, ghi lại những hình ảnh ấn tượng.
 

Thanh niên xấu số nạp mạng cho cá sấu và kết kinh hoàng

(Kiến Thức) - Trốn đi vào khu vực hoang vắng, cậu bé 15 tuổi người Australia bị cá sấu xé xác và ăn thịt. Lúc tìm được, thi thể cậu bé đáng thương chỉ còn lại vài mảnh không hoàn chỉnh. 

Thảm kịch xảy ra ở phía Tây Australia, một thiếu niên 15 tuổi đã trốn khỏi ngôi nhà đang nuôi dưỡng mình và mất tích ngay sau đó khi đi lạc vào một khu rừng lầy lội gần Broome.
Đến khi được phát hiện, cậu bé đã chết thảm dưới hàm cá sấu. Thi thể cũng chỉ còn lại vài mảnh không còn nguyên vẹn.

Bí ẩn lộ trình tàu đưa du khách Úc tới chuyến “du lịch ác mộng”

(Kiến Thức) - Trả lời cơ quan chức năng Hải Phòng, chủ tàu Hoàng Phương 16 bị khách du lịch Úc tố cho biết đưa đoàn khách tới khu vực biển tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, cơ quan chức năng Quảng Ninh lại nói điều ngược lại.

Sự việc du khách Úc phản ánh “chuyến du lịch ác mộng tại vịnh Hạ Long” vẫn đang tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận. Bây giờ, tất cả đều đang hướng tới một câu hỏi, ai phải chịu trách nhiệm cho việc này.
Tưởng rằng, việc xác định đơn vị phải chịu trách nhiệm là chuyện đơn giản, hóa ra lại vô cùng phức tạp khi mà hai tỉnh Hải Phòng – Quảng Ninh đều khẳng định tàu Hoàng Phương 16 (con tàu được nhắc tới trong bài viết của du khách Úc) đều không hoạt động trên địa phận mình quản lý?

Tin mới