Đằng sau chiêu trò trả tiền thừa bằng kẹo của siêu thị - điều khách hàng không ngờ tới

Khi đến một số siêu thị, với lý do không có tiền lẻ trả lại, thu ngân thường sẽ đưa cho khách hàng những viên kẹo để thay thế.

Đằng sau chiêu trò trả tiền thừa bằng kẹo của siêu thị - điều khách hàng không ngờ tới

Nhưng sự thực có phải là siêu thị hết tiền lẻ? 

Lâu nay, mỗi khi đi mua sắm ở một số siêu thị hoặc cửa hàng tạp hóa, người ta vẫn quen với việc được nhận kẹo thay cho số tiền thừa khoảng 500 - 1.000 đồng và nếu thừa dưới 500 đồng thì coi như "tiền tips" cho nhân viên. Với số tiền không quá to tát này, nhiều người cũng đơn giản cho qua. Thế nhưng không ít trong số họ cảm thấy không thoải mái khi phải nhận về thứ mình không muốn.

Dang sau chieu tro tra tien thua bang keo cua sieu thi - dieu khach hang khong ngo toi

Nhiều người không thoải mái vì cảm giác mình bị bắt ép phải nhận thứ mình không có nhu cầu dùng đến.

Vấn đề này cũng được đưa ra bàn tán rất nhiều trên mạng xã hội và nhận về hai luồng ý kiến. Trong khi có bình luận cho rằng dù sao cũng chỉ ít tiền lẻ, không cần thiết làm to chuyện. Số khác lại nghi ngờ liệu siêu thị có thực sự thiếu tiền lẻ trả lại khách đến thế.

Chưa tính đến chuyện, rất nhiều người thắc mắc rằng nếu một người không lấy 500 đồng, 1 nghìn đồng đã đành nhưng nếu là hàng nghìn người cùng không lấy, tích tiểu thành đại vậy số tiền dư ra sẽ đi đâu, là nhân viên, siêu thị hay ai được lợi.

Việc này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà cũng có tại các siêu thị lớn ở các nước đang phát triển tại châu Á. Thực ra, đây chỉ là một mánh khóe của các siêu thị khi muốn thu lợi nhuận nhiều hơn.

Một khách hàng tại Indonesia, cô Vashnavi chia sẻ: "Hầu hết chúng ta chấp nhận kẹo thay tiền thừa vì nghĩ rằng giá trị của một viên kẹo đó cũng tương đương với chỗ tiền cần phải thối lại. Tuy nhiên, xét về mặt lợi ích kinh tế, thì điều đó là sai lầm.

Dang sau chieu tro tra tien thua bang keo cua sieu thi - dieu khach hang khong ngo toi-Hinh-2

Chẳng biết từ bao giờ những viên kẹo đã trở thành một "đơn vị tiền tệ" dùng để trả lại khách. Ảnh minh họa

Chúng ta nên nhớ khi siêu thị hay cửa hàng thu mua kẹo, họ được mua với giá sỉ, trong khi bán cho chúng ta với giá lẻ, thậm chí có nhân viên trả lại bạn bằng những viên kẹo rất rẻ, ít người mua, giá trị của chúng có khi cũng chẳng bằng giá bán lẻ. Có khách hàng chẳng muốn nhận kẹo và bỏ qua luôn số tiền thừa đó. Một hai người không sao, nhưng khi số lượng khách hàng trung bình của một siêu thị lên tới nghìn người mỗi ngày, thì lợi nhuận sẽ biến thành con số khủng".

Ở Ấn Độ, chuyện trả tiền thừa bằng kẹo cũng tương tự. Khách mua hàng nghĩ việc nhận kẹo thay tiền thừa là một điều tự nhiên. Luật sư Shankar Iyver đã đến một cửa hàng trong chuỗi siêu thị DMart, mua một hộp xà phòng và bánh bích quy với giá 89 ruppee.

Khi thấy nhân viên cửa hàng trả lại khoản tiền thừa 10 ruppee bằng một thanh socola, anh đã từ chối nhận. Đến bàn chăm sóc khách hàng để phàn nàn, tất cả lời giải thích mà anh nhận được là do siêu thị thiếu tiền xu.

Shankar Iyver bức xúc: "Họ không những bắt khách hàng mua thứ đồ mình không cần mà còn đang gian lận. Tất cả những viên kẹo, thanh socola trả thay cho tiền thừa đều là những loại mặt hàng 'được mua' nhưng không in hóa đơn. Nếu không in hóa đơn, doanh thu sẽ không được ghi nhận, và từ đó họ có thể lợi dụng không phải trả thuế thu nhập cho những mặt hàng đó".

Về mặt nguyên tắc, hành vi từ chối lưu thông tiền đủ tiêu chuẩn do ngân hàng trung ương các quốc gia ban hành bị cấm. Theo Luật bảo vệ Quyền người tiêu dùng được ban hành vào năm 1986 của Ấn Độ, việc trả kẹo thay tiền thừa của hệ thống siêu thị DMart có thể bị quy kết thành hành vi vi phạm pháp luật. Nếu như các cơ sở bán hàng lợi dụng tình trạng thiếu tiền lẻ để kiếm lời, tích từng đồng nhỏ lẻ từ khách hàng, thì cơ sở đó có thể bị kết tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Dang sau chieu tro tra tien thua bang keo cua sieu thi - dieu khach hang khong ngo toi-Hinh-3

Phải biết rằng người giàu thành công nhờ tích cóp từ những thứ nhỏ nhất. Chính vì thế mà dù tiền thừa là 500 đồng hay 1 nghìn đồng, họ cũng sẽ lấy lại vì nó vốn thuộc về họ.

Kiếm tiền không dễ và việc chi tiêu sao cho hợp lý lại càng khó khăn hơn. 1 lần 1 nghìn thì không nhiều nhưng nhiều lần 1 nghìn thì đôi khi là cả một gia tài rồi.

Để khỏi bị mất tiền oan, khách hàng Vashnavi đã đưa ra một giải pháp: "Vì các loại mặt hàng trong siêu thị đều có giá rất lẻ, nên hóa đơn khi tính ra có số lẻ là điều không thể tránh được. Hãy thanh toán bằng thẻ tín dụng, ít ra ngân hàng điện tử sẽ trừ đúng số tiền trong hóa đơn".


Đứng bán hàng ăn mặc thế này, dàn chủ quán bị "ném đá" nặng

Đứng bán hàng nơi nhiều người qua lại nhưng dàn chủ quán lại chọn cách ăn mặc thế này khiến ai đi qua cũng phải chú ý.

Đứng bán hàng ăn mặc thế này, dàn chủ quán bị "ném đá" nặng
Dung ban hang an mac the nay, dan chu quan bi
 Cách đây không lâu trên mạng xã hội, người đẹp Thái Lan có tên Nong Perm gây choáng với cách ăn mặc hở hang khi đứng bán hàng hộ mẹ chồng.

Khu vực bạn nên chọn để mua sắm khi đi siêu thị được đồ tốt nhất

Đa số mọi người thường dành phần lớn thời gian mua sắm ở khu vực trung tâm cửa hàng. Tuy nhiên, đây không phải là khu vực mua sắm tốt nhất trong siêu thị.

Khu vực bạn nên chọn để mua sắm khi đi siêu thị được đồ tốt nhất
Nơi tập trung nhiều thực phẩm tươi ngon nhất và ít chế biến nhất, như trái cây, rau, thịt, các sản phẩm từ sữa và bánh mì, lại thường nằm rải rác theo phần rìa siêu thị. Thực phẩm ở các lối đi trung tâm đa số đã được chế biến sẵn, chứa các chất hóa học để duy trì chất lượng và bảo quản bên ngoài tủ lạnh.

Hậu chia tay, nữ streamer Việt ăn mặc “hở bạo” khiến fan đỏ mặt

Những hình ảnh mới của nữ streamer Lai Lai sau khi chia tay Zeros đã khiến cư dân mạng phải "đỏ mặt".

Hậu chia tay, nữ streamer Việt ăn mặc “hở bạo” khiến fan đỏ mặt
Hau chia tay, nu streamer Viet an mac “ho bao” khien fan do mat
 Nữ streamer Lai Lai được biết đến khi có mối tình đẹp với nam game thủ Zeros. 

Tin mới