Đằng sau quyết định từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ra quyết định kết thúc chiến dịch tranh cử của mình sau nhiều ngày cách ly tại ngôi nhà bên bờ biển Delaware vì Covid-19 và sau khi chứng kiến nhiều thành viên đảng Dân chủ rời bỏ ông.

Tổng thống Biden kết thúc chiến dịch tranh cử

"Được phục vụ các bạn với tư cách là Tổng thống là vinh dự lớn nhất trong cuộc đời tôi", Tổng thống Biden cho hay trong một bức thư đăng tải trên mạng xã hội X chiều 21/7 (giờ Mỹ). Ông khẳng định: "Mặc dù tôi có ý định tái tranh cử nhưng tôi tin rằng việc tôi từ bỏ chiến dịch và chỉ tập trung hoàn thành nhiệm vụ với tư cách là một tổng thống trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ là lợi ích tốt nhất cho đảng của tôi và cho đất nước".

Ông Biden nhanh chóng bày tỏ ủng hộ Phó Tổng thống Kamala Harris làm người thay thế nhưng quyết định vào cuối chiến dịch tranh cử của ông có thể kích hoạt một cuộc chạy đua hỗn loạn và gây chia rẽ nhằm ủng hộ một ứng viên đảng Dân chủ chỉ một tháng trước Đại hội đảng Dân chủ ở Chicago và chưa đầy 4 tháng trước cuộc bầu cử.

Dang sau quyet dinh tu bo cuoc dua vao Nha Trang cua ong Biden

Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters

Theo CNN, trên thực tế, chiến dịch tranh cử của ông Biden đã kết thúc vào phút thứ 20 đầu tiên trong cuộc tranh luận với ông Trump tháng trước khi Tổng thống tỏ ra bối rối, kiệt sức và không thể công kích đối thủ hoặc tạo ra một tình huống có lợi cho chính mình.

Những vấn đề của ông đã chứng thực mối lo ngại của đa số cử tri rằng ông quá lớn tuổi cho nhiệm kỳ thứ hai, vốn sẽ kết thúc khi ông 86 tuổi. Những nỗ lực nhằm cứu vãn chiến dịch của ông trong các cuộc trả lời phỏng vấn trên truyền hình và những lần xuất hiện trong các chiến dịch tranh cử chỉ làm trầm trọng thêm những mối lo ngại. 3 tuần vị thế chính trị của ông bị xói mòn nghiêm trọng đã chứng kiến sự rời bỏ hàng ngày của các nghị sĩ đảng Dân chủ. Việc cạn tiền của các nhà tài trợ dường như cũng khiến chiến lược của ông Biden trở nên không bền vững. 

Dù vậy, trước đó cũng chính Tổng thống Biden đã tự hào và kiêu hãnh chống lại mọi nỗ lực đẩy ông khỏi cuộc đua, đồng thời khẳng định, cùng với đội ngũ nhân viên nòng cốt trung thành của mình, không có thành viên đảng Dân chủ nào khác có trình độ tốt hơn hoặc có nhiều khả năng hơn ông để đánh bại ông Trump - người ông cho là mối đe dọa hiện hữu với nền dân chủ Mỹ và linh hồn đất nước. Nhưng cuối cùng, ông Biden đã không thể tìm được cách khiến các cử tri nhìn ra điều đó.  

Thành tựu bị lu mờ bởi lạm phát

Thành tích lập pháp ấn tượng của ông Biden, có thể so sánh với bất kỳ tổng thống đảng Dân chủ nào kể từ Lyndon Johnson, là một trong những lý do khiến ông chống lại những nỗ lực loại ông khỏi cuộc đua và nói rằng ông muốn hoàn thành công việc.

Trở thành tổng thống lớn tuổi nhất từng được bầu, ông Biden đã 78 tuổi khi ông nhậm chức. Ngay sau khi tuyên thệ, ông Biden đã bắt tay vào giải quyết đại dịch Covid-19 - tình trạng y tế công cộng khẩn cấp tồi tệ nhất trong 100 năm. Tổng thống Biden đã ban hành gói cứu trợ kinh tế trị giá 1.900 tỷ USD mà Nhà Trắng ghi nhận là đã giúp đưa tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong gần 50 năm và thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn so với các quốc gia phát triển khác. Ông Biden cũng thông qua dự luật chăm sóc sức khỏe, thuế và khí hậu trị giá 750 tỷ USD được gọi là Đạo luật Giảm lạm phát và gói cơ sở hạ tầng lưỡng đảng mà các tổng thống gần đây đã bỏ qua.

Tuy nhiên, ông Biden đã đánh giá thấp mối đe dọa từ lạm phát, vốn đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm. Trong khi chi phí sinh hoạt đã giảm bớt thì nhiều người Mỹ vẫn cảm thấy hậu quả nặng nề từ giá hàng hóa và lãi suất tăng cao, những điều đã tạo cơ hội cho ông Trump.

Ở nước ngoài, ông Biden đã phản ứng mạnh mẽ trước chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, trở thành nhà lãnh đạo quan trọng nhất của phương Tây kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc với những nỗ lực vực dậy NATO. Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi Afghanistan một cách hỗn loạn vào mùa hè năm 2021 đã làm tổn hại đến vị thế của ông với tư cách từng là một chuyên gia về chính sách đối ngoại. Đồng thời, việc ông xử lý cuộc chiến của Israel ở Gaza cũng ảnh hưởng nhất định đến vị thế của ông.

Quyết định khó khăn của Tổng thống Biden

Việc một tổng thống tách tham vọng của mình khỏi vận mệnh đất nước là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, khoảng cách ngày càng xa giữa các thành viên đảng Dân chủ hàng đầu và Tổng thống Biden trong những tuần gần đây là một bài học về sự khắc nghiệt của chính trị, ngay cả khi ông từng đánh bại ông Trump. Theo CNN, đó hẳn là điều đặc biệt cay đắng với ông Biden khi ông không thể cạnh tranh với ông Trump - người suốt 3 năm qua nói rằng ông đã quá ốm yếu và sa sút tinh thần nên không thể đảm nhiệm chức vụ tổng thống một cách hiệu quả.

Việc ông buộc phải gác lại nỗ lực tái tranh cử cũng khiến ông không mấy dễ chịu vì trước đó ông đã phải từ bỏ 2 chiến dịch tranh cử vào năm 1987 và năm 2008 sau khi ông không thể trở nên nổi bật trong cuộc bầu cử "bom tấn" mà ông Obama và bà Hillary Clinton là những người chiếm trọn sự chú ý.

Với lịch sử chính trị và cá nhân của mình, không có gì ngạc nhiên khi ban đầu ông Biden từ chối thay đổi quyết định trước những lời kêu gọi từ các thành viên trong đảng Dân chủ về việc ông nên từ bỏ cuộc đua.

CNN nhận định, tuy nhiên ngày càng nhiều khả năng di sản của ông sẽ được ghi nhớ không phải vì đánh bại một tổng thống khác thường nhất trong lịch sử nước Mỹ hiện đại mà là mở đường cho một nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, những động lực chính trị của ông đã bị dập tắt. Nếu canh bạc của ông Biden thành công và một ứng viên đảng Dân chủ khác đánh bại ông Trump, ông có thể đi vào lịch sử với tư cách là một trong những tổng thống một nhiệm kỳ thành công nhất trong lịch sử, Ông sẽ đạt được chiến thắng như vậy bằng cách tạm dừng tham vọng của mình vì lợi ích của đảng và đất nước.

Tuy nhiên, sự từ bỏ muộn màng của ông sẽ đặt ra câu hỏi về việc liệu ông có đặt gánh nặng lên đảng của mình và người kế nhiệm hay không, với nhiệm vụ bất khả thi là tiến hành một chiến dịch chỉ trong vài ngày chống lại đảng Cộng hòa đoàn kết sau Đại hội ở Milwaukee tuần trước - những người tin rằng họ đang trên đường tới chiến thắng.

Hơn 75% cử tri Cộng hòa tin ông Trump trở lại đường đua năm 2024

Thăm dò dư luận do Politico và Morning Consult tiến hành cho thấy đa phần cử tri Mỹ, đặc biệt là những đảng viên Cộng hòa, tin Tổng thống Trump sẽ tái tranh cử vào năm 2024.

Theo kết quả thăm dò do Politico đăng ngày 9/12, 76% cử tri Cộng hòa tin Tổng thống Trump sẽ trở lại đường đua trong 4 năm tới. Con số này đối với cử tri độc lập và Dân chủ lần lượt là 60% và 47%.

Đại cử tri đoàn bầu ông Biden: Dấu chấm hết cho nhiệm kỳ của ông Trump?

(Kiến Thức) - Đại cử tri đoàn đã chính thức xác nhận ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020. Liệu Tổng thống Trump có còn cơ hội nào đảo ngược kết quả bầu cử hay không?

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?
 Ngày 14/12, kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn cho thấy ông Joe Biden  nhận được 306 phiếu đại cử tri, vượt mốc 270 phiếu cần thiết để chính thức đắc cử Tổng thống Mỹ. Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-2
 Kết quả này sau đó được gửi tới lưỡng viện Quốc hội. Ngày 6/1/2021, lưỡng viện sẽ tổ chức một cuộc họp chung, do Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (ảnh) - Chủ tịch Thượng viện - chủ trì, để xem xét kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn. Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-3
Chủ tịch Thượng viện Mike Pence sẽ chính thức công bố tên người chiến thắng trong phiên họp chung ngày 6/1/2021. Tuy nhiên, đây chỉ còn là bước thủ tục. Ảnh: Reuters.  

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-4
 Với kết quả cuộc bỏ phiếu hôm 14/12, dư luận đặt câu hỏi liệu Tổng thống đương nhiệm Donald Trump (ảnh) có còn cơ hội nào đảo ngược kết quả bầu cử hay không? Và nhiệm kỳ tổng thống 4 năm của ông Trump chắc chắn sẽ kết thúc vào ngày 20/1/2021? Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-5
 CNN dẫn một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho biết, ông Trump sẽ không đi theo hướng công khai chấp nhận kết quả bầu cử. Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-6
 Đội ngũ phụ trách chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump trước đó cũng ám chỉ họ có kế hoạch tiếp tục thúc đẩy để lật ngược kết quả bầu cử trong những tuần tới. Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-7
 Mặc dù Tòa án Tối cao Mỹ từ chối nhận đơn kiện của phe ông Trump, một nhóm nghị sĩ Đảng Cộng hòa được cho là đang có ý định chặn việc Quốc hội xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri vào ngày 6/1/2021. Ảnh: Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu sau khi nhận đủ phiếu đại cử tri để trở thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ. Ảnh: NYT.

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-8
 Trong khi đó, Newsweek đưa tin, một số thành viên Đảng Cộng hòa cho rằng ông Donald Trump vẫn còn các lộ trình pháp lý tiềm năng để đảo ngược cuộc bầu cử. Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-9
Theo Forbes, đồng minh của ông Trump lên kế hoạch gửi phiếu bầu của nhóm "đại cử tri thay thế" ở các bang chiến trường lên Quốc hội nhằm đảo ngược kết quả. Ảnh: Reuters.  

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-10
 "Hôm nay, một nhóm đại cử tri thay thế ở các bang tranh chấp cũng bỏ phiếu và chúng tôi sẽ gửi kết quả đó lên Quốc hội. Các 'đại cử tri thay thế' sẽ tìm cách sửa chữa kết quả cuộc bầu cử gian lận này và chứng nhận ông Donald Trump là người chiến thắng", cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller (ảnh) nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News ngày 14/12. Ảnh: Reuters. 

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-11
 Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử cho rằng các "đại cử tri thay thế" mà ông Miller đề cập chỉ là những "đại cử tri tự xưng" không được luật pháp thừa nhận và sẽ không ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử. Ảnh: NBC.

Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-12
 "Lá phiếu đại cử tri chính thức chỉ có hiệu lực khi được thống đốc và quan chức phụ trách bầu cử bang ký tên, đóng dấu niêm phong để gửi tới Quốc hội. Không có các yếu tố xác thực này, phiếu của nhóm 'đại cử tri tự xưng' hoàn toàn vô nghĩa và việc gửi phiếu bầu của họ tới Quốc hội cũng không ảnh hưởng kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn", Rick Hasen, chuyên gia về luật bầu cử Mỹ, cho biết. Ảnh: Ông Joe Biden. Ảnh: AP. 
Dai cu tri doan bau ong Biden: Dau cham het cho nhiem ky cua ong Trump?-Hinh-13
 Dù vậy, hôm 8/12, các luật sư của Tổng thống Trump đã bác bỏ tầm quan trọng của cuộc bỏ phiếu đại cử tri, cho rằng "không phải là chưa từng có các cuộc tranh cử kéo dài sau ngày 8/12. Ngày cố định duy nhất theo quy định của Hiến pháp Mỹ là lễ nhậm chức của tổng thống vào trưa ngày 20/1". Ảnh: Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: Reuters.

Tin mới