Đang xét xử vụ án lừa đảo chấn động tại muaban24

(Kiến Thức) - Vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại muaban24.vn từng gây đình đám một thời, hôm nay đã được TAND TP Hà Nội đem ra xét xử. 

Đang xét xử vụ án lừa đảo chấn động tại muaban24

Hôm nay, ngày 25/6, theo lịch làm việc của TAND TP Hà Nội, tòa sẽ mời phiên sơ thẩm xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đình đám xảy ra tại Công ty cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến (Công ty MB24).

Phiên tòa sẽ do Thẩm phán Ngô Thế Phong làm Chủ tọa, dự kiến sẽ diễn ra trong 4 ngày.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử bao gồm Ngô Văn Huy (SN 1973, nguyên Phó TGĐ Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến MB24), Lê Văn Cường (SN 1975, nguyên Phó chủ tịch HĐQT, Phó TGĐ) và Nguyễn Mạnh Hà (SN 1980, Trưởng phòng kỹ thuật, quản trị trang web muaban24.vn).

Cả 3 người này bị truy tố về hành vi Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

3 bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại
 3 bị can trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại

Ngoài 3 thành phần chủ chốt trên còn có tổng giám đốc Công ty là Nguyễn Tuấn Minh (SN 1973, tạm trú tại TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) - “trùm” lừa đảo trong vụ án này đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên cơ quan điều tra quyết định tạm đình chỉ điều tra, khi nào bắt được sẽ xử lý.

Theo cáo trạng, tháng 5/2011, Ngô Văn Huy, Lê Văn Cường và Nguyễn Tuấn Minh thành lập MB24 có trụ sở tại khu đô thị Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Về danh nghĩa, các đối tượng góp gần chục tỉ đồng để kinh doanh, song thực tế vốn của MB24 chỉ vỏn vẹn hơn 400 triệu đồng. Sau đó, có thêm Nguyễn Mạnh Hà, trú tại xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội được phân công làm trưởng phòng kỹ thuật, quản lý phần công nghệ thông tin.

Theo đăng ký kinh doanh, Minh giữ chức Chủ tịch hội đồng quản trị, Huy làm giám đốc và Cường giữ chức Phó giám đốc doanh nghiệp. Mặc dù không được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động cung ứng dịch vụ “Sàn giao dịch thương mại điện tử” nhưng Huy cùng đồng bọn vẫn quảng cáo trên trang web: www.muaban24.vn. MB24 là một doanh nghiệp chuyên cung ứng sàn giao dịch thương mại điện tử.

Trên trang muaban24.vn, các đối tượng đã tạo ra các gian hàng ảo có tính năng, tác dụng như một gian hàng thương mại điện tử thực thụ làm cho hàng ngàn người tin tưởng các gian hàng điện tử này là nơi mua bán, đầu tư hợp pháp. Cùng với thủ đoạn ấy, Huy cùng đồng bọn đã tự động nhập vào hệ thống 17.576 hội viên từ một doanh nghiệp khác để khách hàng có thêm niềm tin.

Từ tháng 5/2011 đến tháng 7/2012, Minh và đồng bọn đã bán được 121.349 gian hàng ảo với số tiền hơn 631 tỉ đồng. Sau đó, Minh và đồng bọn đã rút tiền chiếm đoạt của hội viên gần 31 tỷ đồng. Số tiền này, Minh, Huy, Cường và Hà đã sử dụng chi tiêu cá nhân.

Liên quan đến vụ án này còn có 128 đối tượng khác không có mặt ở địa phương, địa chỉ không rõ ràng và 35 trường hợp cho mượn CMND nên chưa xác minh làm rõ được nên cơ quan điều tra đã tách vụ án để điều tra xử lý sau.

Đối với các chi nhánh của Công ty MB24 ở 31 tỉnh, thành phố, cơ quan điều tra Công an Hà Nội đã ủy thác điều tra, đến nay có 12 cơ quan điều tra các tỉnh, thành phố có kết quả ủy thác điều tra, còn lại 19 tỉnh, thành phố chưa có kết quả điều tra. Do vậy, cơ quan điều tra Công an Hà Nội quyết định tách tài liệu liên quan đến 31 tỉnh, thành phố để điều tra xử lý sau.

Bắt khẩn cấp 4 người đứng đầu mạng lưới MB24

Bắt khẩn cấp 4 người đứng đầu mạng lưới MB24
Sáng nay 2/8, Phòng CSHS Công an Hà Nội đã ra lệnh bắt khẩn cấp 4 thành viên chủ chốt của Công ty cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến 24 (MB24) để điều tra về hành vi sử dụng thiết bị công nghệ cao nhằm chiếm đoạt tài sản.

Những người bị bắt gồm: Ngô Văn Huy (SN 1973), Tổng giám đốc; Lê Văn Cường (SN 1975), Phó giám đốc phụ trách đào tạo kinh doanh; Nguyễn Mạnh Hà (SN 1980), Trưởng phòng kỹ thuật, quản trị trang web muaban24.vn. Riêng Chủ tịch HĐQT Nguyễn Tuấn Minh (SN 1973, tạm trú tại TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đã bỏ trốn khỏi nơi cứ trú.

Kết quả điều tra bước đầu, cảnh sát xác định, thủ đoạn của các đối tượng là rao bán và lôi kéo người dân trở thành hội viên, đóng tiền mua gian hàng điện tử trên trang web muaban24.vn với giá 5,2 triệu đồng.
Huy, Hà, Cường từ trái qua tại cơ quan công an.
Huy, Hà, Cường từ trái qua tại cơ quan công an.
Đi kèm với việc được hưởng ưu đãi trong mua hàng, những người đã trở thành hội viên sẽ được hưởng hoa hồng với số tiền 1,5 triệu đồng nếu lôi kéo thêm được 1 người khác tham gia đóng tiền mua gian hàng để thành hội viên.

Theo quy luật phát triển “nhánh cây”, thì những người đầu tiên tham gia hệ thống sẽ được hưởng lợi % hoa hồng tỷ lệ thuận theo sự phát triển của các hội viên cấp dưới.

Bước đầu, CQĐT xác định MB24 đã bán hơn 118.000 gian hàng điện tử trên web muaban24.vn cho nhiều người ở hơn 30 tỉnh thành. Song thực tế kiểm tra cho thấy, chỉ có khoảng 5% tổng số gian hàng được bán có hàng để bán. Còn lại chỉ với mục đích mua suất, kêu gọi, lôi kéo người khác tham gia đóng tiền để hưởng % hoa hồng.

Mặt khác, CQĐT xác định, MB24 không được cấp phép kinh doanh gian hàng điện tử; thực chất là kinh doanh đa cấp. Theo phép tính đơn giản, lấy 5,2 triệu đồng nhân với số gian hàng đã được bán thì MB24 đã thu về hơn 600 tỷ đồng; trừ khoản chi phí hoa hồng cho các hội viên, Công ty này còn nắm giữ hơn 200 tỷ đồng của những người tham gia đóng tiền.

Zoom bãi đá sông Hồng bị “xẻ thịt”... kinh doanh bất chính

(Kiến Thức) - Bãi đá tử thần sông Hồng đang bị "xẻ thịt" nghiêm trọng làm quán hàng, cầu phao, đầm sen... để kinh doanh thu lợi bất chính.

Zoom bãi đá sông Hồng bị “xẻ thịt”... kinh doanh bất chính
Khoảng 2 năm trở lại đây, các công trình không được phép xây dựng "mọc lên như nấm sau mưa" tại bãi đá sông Hồng (phường Nhật Tân, Hà Nội). Từ bên ngoài, chiếc cổng chào kiên cố, cao vượt lên và nổi bần bật, trong khi bên cạnh là căn chòi hình cối xay gió được tự ý dựng lên với tấm biển “Mua vé vào bãi”.
Khoảng 2 năm trở lại đây, các công trình không được phép xây dựng "mọc lên như nấm sau mưa" tại bãi đá sông Hồng (phường Nhật Tân, Hà Nội). Từ bên ngoài, chiếc cổng chào kiên cố, cao vượt lên và nổi bần bật, trong khi bên cạnh là căn chòi hình cối xay gió được tự ý dựng lên với tấm biển “Mua vé vào bãi”.
Khó có thể tưởng tượng được đây là khu vực vốn được coi là "bãi đá tử thần" hoang vu và ít người qua lại, giờ muốn vào... phải trả phí.“Vào chụp ảnh với bao nhiêu thứ được dựng lên, có phải không đâu, phải mất phí chứ làm gì có chuyện miễn phí ” - nhân viên bán vé tại đây nói. Mức giá quân bình cho ngày thường là 200 nghìn cho một studio chụp ảnh cưới 5 người và 35.000/người với các nhóm đơn lẻ. Các dịp nghỉ lễ hoặc mùa cưới, thậm chí mức giá "tâng" lên 2-3 lần.
Khó có thể tưởng tượng được đây là khu vực vốn được coi là "bãi đá tử thần" hoang vu và ít người qua lại, giờ muốn vào... phải trả phí.“Vào chụp ảnh với bao nhiêu thứ được dựng lên, có phải không đâu, phải mất phí chứ làm gì có chuyện miễn phí ” - nhân viên bán vé tại đây nói. Mức giá quân bình cho ngày thường là 200 nghìn cho một studio chụp ảnh cưới 5 người và 35.000/người với các nhóm đơn lẻ. Các dịp nghỉ lễ hoặc mùa cưới, thậm chí mức giá "tâng" lên 2-3 lần.
Đất bãi được "xẻ thịt" triệt để, một khoảng đất rộng được lát gạch và bê tông kiên cố, với hàng loạt lều, lán mọc lên san sát, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách đến chụp ảnh hoặc vui chơi.
Đất bãi được "xẻ thịt" triệt để, một khoảng đất rộng được lát gạch và bê tông kiên cố, với hàng loạt lều, lán mọc lên san sát, phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi cho khách đến chụp ảnh hoặc vui chơi. 
Tuy nhiên, theo quan sát của PV Kiến Thức, ở đây vẫn có những quán lụp xụp phục vụ khách nghèo tiền. Bạn Thùy Linh (sinh viên đại học Văn Hóa) cho biết: “Ở đây cách xa đường xá bên ngoài, muốn ăn uống gì chỉ có vào quán này thôi, mì tôm đắt hơn bên ngoài gấp rưỡi, nhưng rẻ hơn các quán kia nên chẳng còn lựa chọn nào khác”.
Tuy nhiên, theo quan sát của PV Kiến Thức, ở đây vẫn có những quán lụp xụp phục vụ khách nghèo tiền. Bạn

Thùy Linh (sinh viên đại học Văn Hóa) cho biết: “Ở đây cách xa đường xá bên ngoài, muốn ăn uống gì chỉ có vào quán này thôi, mì tôm đắt hơn bên ngoài gấp rưỡi, nhưng rẻ hơn các quán kia nên chẳng còn lựa chọn nào khác”.

Đi sâu vào phía trong, nhà lán dựng lên với đầy đủ tiện nghi, đồ đạc cho người trông nom tiểu cảnh và sân vườn nhân tạo.

Đi sâu vào phía trong, nhà lán dựng lên với đầy đủ tiện nghi, đồ đạc cho người trông nom tiểu cảnh và sân vườn nhân tạo.

Trong hình là chiếc cầu bê tông kiên cố biết "moi" tiền của khách... Chị Linh Ngân (nhân viên trang điểm tại Studio ảnh cưới trên đường Trương Định) cho biết: "Trước đây, qua cầu là trả 5000 đồng/người. Cứ thấy có ai đến gần là có người chạy ra thu tiền ngay, mùa cạn thì đi vòng sang được, chứ lúc nước sông lên một chút thôi, chẳng lẽ để cô dâu chú rể áo váy lội qua. Thế là lại móc tiền để đi qua đây".
Trong hình là chiếc cầu bê tông kiên cố biết "moi" tiền của khách... Chị Linh Ngân (nhân viên trang điểm tại Studio ảnh cưới trên đường Trương Định) cho biết: "Trước đây, qua cầu là trả 5000 đồng/người. Cứ thấy có ai đến gần là có người chạy ra thu tiền ngay, mùa cạn thì đi vòng sang được, chứ lúc nước sông lên một chút thôi, chẳng lẽ để cô dâu chú rể áo váy lội qua. Thế là lại móc tiền để đi qua đây".
Bãi sông Hồng cứ như vậy bị hàng trăm công trình tự phát "băm vằm", đẽo gọt. Thậm chí, có nơi được cải tạo thành hồ sen nhỏ, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình.
Bãi sông Hồng cứ như vậy bị hàng trăm công trình tự phát "băm vằm", đẽo gọt. Thậm chí, có nơi được cải tạo thành hồ sen nhỏ, thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp hình. 
Những chiếc cầu cầu phao đua ra mặt sông để tạo cảnh quan, phớt lờ cảnh báo nguy hiểm về khu vực cấm của chính quyền địa phương. Các đôi uyên ương không ngần ngại lội xuống nước, ra xa bờ để có bức ảnh ưng ý.

Những chiếc cầu cầu phao đua ra mặt sông để tạo cảnh quan, phớt lờ cảnh báo nguy hiểm về khu vực cấm của chính quyền địa phương. Các đôi uyên ương không ngần ngại lội xuống nước, ra xa bờ để có bức ảnh ưng ý.

Hay thản nhiên tạo dáng trước mũi hà bá, trên chiếc cầu gỗ tạm bợ, ọp ẹp. Bạn Mai Lan (sinh viên đại học Kinh doanh công nghệ cho biết): "Có lần thấy cầu rung lắc, mình cũng sợ lắm. Vì cầu gỗ gặp mưa nắng nó cũng mục nhanh. Nhưng ham ảnh đẹp nên mình cứ liều một phen".
 Hay thản nhiên tạo dáng trước mũi hà bá, trên chiếc cầu gỗ tạm bợ, ọp ẹp. Bạn Mai Lan (sinh viên đại học Kinh doanh công nghệ cho biết): "Có lần thấy cầu rung lắc, mình cũng sợ lắm. Vì cầu gỗ gặp mưa nắng nó cũng mục nhanh. Nhưng ham ảnh đẹp nên mình cứ liều một phen".
Bãi đất ven sông hàng ngày bị hàng trăm lượt khách thường xuyên lui tới và xả rác bừa bãi, vỏ trái cây, đồ ăn nhanh… bỏ lâu ngày bị ruồi muỗi bâu rất mất vệ sinh. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn thản nhiên ăn uống, cười đùa trong khung cảnh như vậy.
Bãi đất ven sông hàng ngày bị hàng trăm lượt khách thường xuyên lui tới và xả rác bừa bãi, vỏ trái cây, đồ ăn nhanh… bỏ lâu ngày bị ruồi muỗi bâu rất mất vệ sinh. Thế nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn thản nhiên ăn uống, cười đùa trong khung cảnh như vậy.

Tàu Trung Quốc đâm nát, biến dạng tàu Việt Nam

(Kiến Thức) - Chỉ trong một phút rưỡi, tàu kiểm ngư Việt Nam 951 bị liên tiếp hai cú đâm cực mạnh, ở tốc độ cao của tàu Trung Quốc, khiến mạn trái và phải của tàu biến dạng hoàn toàn...

Tàu Trung Quốc đâm nát, biến dạng tàu Việt Nam
Theo báo cáo của Cục Kiểm ngư, ngày 23/6, các tàu chấp pháp Việt Nam làm nhiệm vụ quanh giàn khoan 981 tiếp tục vấp phải sự ngăn cản quyết liệt từ tàu Trung Quốc. Tàu hải cảnh, hải giám, tàu kéo của Trung Quốc có hành động ép hướng, tăng tốc độ bám sát các tàu Việt Nam, có lúc chỉ ở khoảng cách 10-70 m.
Lúc 9h30, tàu KN 951 của Việt Nam bị cùng lúc 5 tàu vây ép gồm tàu hải tuần 11, tàu kéo 284, 285, Hữu Liên 09, tàu kéo Tân Hải 285. Tàu hải tuần 11 vây ép, tì ngăn cản. Sau đó, tàu Hữu Liên 09 và Tân Hải 285 đâm vào mạn tàu 951.

Tin mới