"Đánh bài lật ngửa" thu lãi trăm triệu với nghề nuôi ong di cư

Để có mật ngon, người nuôi ong phải rong ruổi hầu khắp các tỉnh từ Nam ra Bắc. Nghề này được ví như “đánh bài lật ngửa”.

Tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, những khu rừng keo tràm bạt ngàn ở vùng đồi núi tỉnh Hà Tĩnh hoa vàng ươm. Đây cũng là lúc những người nuôi ong mật ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đổ về dựng lán trại, đặt hàng nghìn hộp ong để đánh mật.
Tại khu vực rừng keo tràm các xã Hà Linh, Phương Điền (huyện Hương Khê), xã Kỳ Lâm, Kỳ Trung, Kỳ Văn và Kỳ Tây (huyện Kỳ Anh), không khó để bắt gặp hàng trăm lán trại nuôi ong đơn sơ đã được dựng lên.
"Danh bai lat ngua" thu lai tram trieu voi nghe nuoi ong di cu
Những hộp ong được đặt dưới tán rừng keo tràm ở Hà Tĩnh. Ảnh: Phạm Trường. 
Đang cùng những người trong đoàn thu mật trong các hộp ong, anh Liên Nhất Anh (Đắk Lắk) cho biết anh theo nghề này cuộc sống cứ nay đây mai đó, chẳng khác gì “dân du mục”. Một năm anh phải di chuyển đàn ong đi 4-5 lần, cứ đi đến các tỉnh miền Tây ra đến miền Bắc.
Rồi tầm cuối năm, họ mang ong trở vào lại Tây Nguyên lúc mùa hoa cà phê nở rộ.
"Cứ nơi nào thời tiết tốt, cây cối ra hoa thuận lợi cho đàn ong hút mật tôi lại thuê xe di chuyển hàng trăm hộp ong đến đó", anh Anh vừa làm vừa kể.
Theo anh Anh, lán anh có hơn 500 hộp ong, mỗi lần di chuyển tốn khoảng hơn 200 triệu đồng chi phí chở, chưa tính đến thức ăn, ong bị ảnh hướng sức khỏe. Nhưng đổi lại, ong đánh được nhiều mật hơn.
"Danh bai lat ngua" thu lai tram trieu voi nghe nuoi ong di cu-Hinh-2
Cứ 10 đến 15 ngày, người nuôi ong lại lấy mật một lần. Ảnh: Phạm Trường. 
Mang theo hơn 800 hộp ong từ Tây Nguyên ra Hà Tĩnh dựng lán giữa rừng keo tràm đánh mật, anh Dưỡng (28 tuổi, quê Đắk Lắk) cho hay ong mật anh chọn là giống Italy siêu mật, mật tốt. Chúng phát triển tốt nhất ở 36-37 độ C nên người nuôi ong phải di chuyển đàn đến nơi dồi dào thức ăn, không nắng quá và mỗi tuần ít nhất 1 lần có mưa.
“Thời điểm này miền Nam mưa nhiều, ong không cho mật lại dễ chết nên anh em đưa đàn ra miền Bắc. Cuối năm, khi thời tiết miền Bắc lạnh dần, ong sẽ được đưa về Tây Nguyên để đánh mật mùa hoa cà phê”, anh Dưỡng quệt mồ hôi nói.
Theo các thợ nuôi, ong có tuổi đời khoảng 30 ngày. Trong mỗi thùng luôn có một con ong đầu đàn (ong chúa) chỉ làm nhiệm vụ sinh sản ra “đội quân” ong thợ để đi kiếm hoa làm mật.
Người nuôi phải luôn kiểm tra sức khỏe ong để có thay thế đàn khi cần thiết, đảm bảo số lượng và chất lượng đánh mật.
Thông thường 8 đến 10 ngày họ sẽ thu mật một lần. Nếu gặp đúng ngày thời tiết không có nắng, ong ở lại thùng nuôi nhiều thì sẽ phải dùng đến khói để đuổi ong.
"Danh bai lat ngua" thu lai tram trieu voi nghe nuoi ong di cu-Hinh-3
Người nuôi ong xem nghề này như “đánh bài lật ngửa". Ảnh: Phạm Trường. 
Với 500 đàn ong, nếu đánh được mật tốt thì mỗi chuyến trừ chi phí cũng thu lãi khoảng gần 200 triệu đồng. Nhưng nghề nuôi ong như “đánh bài lật ngửa”, may mắn thì trúng còn không lỗ nặng. Chưa kể đến việc di cư ong còn khó khăn trong việc xin đất để đặt, rồi bảo vệ đàn ong khỏi bị mất cắp.
Nuôi ong rong ruổi khắp nơi, nghề này dễ trúng và cũng dễ lỗ do chi phí bỏ ra tiền tỷ. Nhưng chúng quen rồi, phải theo nghề thôi”, anh Dưỡng chia sẻ.

Dân đập phá trại ong ở Quảng Ngãi vì sợ mất mùa

Nhiều người dân ở xã Bình An (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đập phá trại nuôi ong mật là ong di cư vì cho rằng chúng sẽ gây mất mùa.

Ông Lê Quốc An, phó chủ tịch UBND xã Bình An (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), xác nhận thông tin người dân đập phá một số trại nuôi ong mật là ong di cư đến các rẫy keo ở địa phương. 
“Ngay sau khi xảy ra vụ việc, chính quyền đã cử công an xã đến hiện trường kiểm tra, lập biên bản vụ việc” - ông An nói.
Ông Lê Văn Toàn, chủ một trại ong, cho biết tối 18/7, hàng chục thanh niên mang theo gậy gộc đến lán trại hò hét, đập phá các trại ong, yêu cầu chủ trại ong phải dời đi. “Mấy anh em sợ quá nên bỏ chạy lên rẫy keo, đến khuya khi mọi chuyện yên trở lại, chúng tôi mới dám xuống lại trại. Nhiều thùng ong đã bị nhóm người trên đập phá” - ông Toàn kể.
Trai  nuoi ong mat o Quang Ngai bi dan dap pha

Chủ trại ong dồn đàn và gom thùng chất lại vì sợ người dân đập phá. 

Cùng đêm hôm đó, trại ong do bà Bùi Thị Ân làm chủ cũng bị đập phá, đồng thời xịt thuốc chết nhiều đàn ong. “Họ dùng thuốc xịt côn trùng xịt vào các thùng ong. Từ tối hôm đó đến giờ, trại ong cũng nhận nhiều cuộc điện thoại buộc phải di dời đàn ong khỏi thôn An Khương nếu không sẽ giết hết đàn ong” - công nhân Lê Đức Cương nói.

Nỗi ám ảnh mang tên... người giúp việc

Ước tính cả nước hiện có khoảng 300.000 người giúp việc. Họ thực sự là “chỗ dựa”, giúp đỡ cho rất nhiều gia đình trong cuộc sống, sản xuất, làm ăn...

Thuê nhầm… kẻ trộm

Tin mới