Danh sách bê bối dài dằng dặc của Uber

Kể từ khi thành lập đến nay, Uber dường như chưa bao giờ bình yên khi các bê bối liên tục xuất hiện ngày này qua ngày nọ, tháng này qua tháng khác.

Danh sách bê bối dài dằng dặc của Uber
Uber đang trong tình thế nước sôi lửa bỏng do che giấu vụ xâm phạm dữ liệu khổng lồ cách đây 1 năm. Dịch vụ gọi xe đã trả cho hacker 100.000 USD để che đậy vụ tấn công khiến 57 triệu người bị lộ dữ liệu cá nhân vào tháng 10/2016. Dù mãi đến tuần này, nạn nhân mới được biết, cựu CEO Travis Kalanick lại được cho là đã biết về vụ việc ngay sau khi xảy ra.
Đây không phải lần đầu quyết định của những người đứng đầu Uber khiến công ty khốn đốn. Bê bối của startup vô cùng đa dạng, từ các chiến lược kinh doanh trái luân thường đạo lý cho đến những tố cáo tấn công tình dục. Dưới đây là danh sách scandal dài dằng dặc của Uber kể từ khi thành lập đến nay.
Tháng 10/2010
Theo New York Magazine, bê bối đầu tiên của Uber đến ngay trước khi startup đổi tên từ UberCab thành Uber. 4 tháng sau khi ra mắt tại San Francisco, Ủy ban tiện ích công cộng California gửi đi lệnh cấm hoạt động. 6 năm sau, số tài xế Uber tại đây đã là gần 45.000, so với chỉ 2.026 taxi được cấp phép.
Tháng 1/2012
Uber cho biết cước phí sẽ tăng do nhu cầu đi lại vào đêm Giao thừa. Tuy nhiên, mọi người vẫn tức giận vì buộc phải trả gấp 3 đến 6 lần so với thông thường.
Tháng 11/2012
Do phần lớn phương tiện giao thông công cộng tê liệt tại New York, nhu cầu đi Uber cũng tăng đột biến, dẫn đến giá cước tăng gấp đôi. Sau khi bị cáo buộc làm giá, công ty phải đưa về mức giá cũ nhưng vẫn trả gấp đôi cho tài xế.
Tháng 9/2013
Công dân Washington Bridget Todd đăng tin tweet về việc bị tài xế taxi túm cổ tay lôi ra khỏi xe vì “tội” “hôn gnười chồng da trắng”. Trong khi đó, lái xe này lại cho rằng Todd say xỉn và hành động mất kiểm soát, dẫn đến cuộc chiến giữa họ. Tờ Valleywwag đưa tin CEO Travis Kalanick email cho nhóm truyền thông, đổ lỗi cho báo chí vì nghĩ Uber “lừa dối trước các sự cố còn không xảy ra trong đời thực”.
Tháng 12/2013
Tài xế Uber đâm đơn kiện công ty, thay mặt cho 350.000 tài xế và cựu tài xế tại California và Massachusetts, khẳng định họ nên được đối xử như nhân viên chứ không phải người làm hợp đồng. Nếu xem lái xe như nhân viên, Uber phải trả lương tối thiểu và cung cấp các lợi ích cơ bản như bảo hiểm y tế.
Tháng 1/2014
Theo Valleywag, nhân viên Uber đóng giả làm hành khách, tạo tài khoản Gett với mục đích duy nhất là gọi rồi hủy chuyến, khiến các tài xế đang làm cho dịch vụ đối thủ Gett tốn thời gian, nhận được ít chuyến hơn. Tờ này cho rằng các lãnh đạo cao cấp của Uber tại New York cũng có liên quan đến kế hoạch, trong khi cố thuyết phục họ về làm cho Uber. Vào thời điểm ấy, Uber gọi chiến lược là “phương pháp bán hàng” trở nên “hung hăng”.
Cũng trong tháng 1/2014, Pando đưa tin một tài xế Uber xúc phạm hành khách từng phạm tội trong quá khứ và từng có thời gian ngồi tù.
Tháng 8/2014
Trang công nghệ The Verge dưa tin Uber đa trang bị cho những nhân viên hợp đồng thẻ tín dụng và điện thoại như một phần trong nỗ lực tinh vi nhằm làm suy yếu Lyft và các đối thủ khác. Với cách thức tương tự như trường hợp của Gett, Uber lợi dụng nó như chiến lược để quấy nhiễu các dịch vụ gọi xe.
Tháng 10/2014
Chi nhánh Uber tại Pháp tung ra chương trình khuyến mãi, ghép đôi khách hàng với các tài xế “nóng bỏng”. Sau khi bị la ó, chương trình ngay lập tức bị khai tử.
Tháng 11/2014
BuzzFeed đưa tin Emil Michael, khi ấy là Phó Chủ tịch kinh doanh Uber, gợi ý Uber đến điều tra góc tối của các phóng viên theo dõi Uber. Hành động đó có thể giúp Uber chống lại báo chí. Sau này, ông Michael phải xin lỗi vì đưa ra bình luận như vậy và khẳng định nó không phản ánh quan điểm của ông hay Uber.
Tháng 12/2014
Uber bị cấm hoạt động tại Ấn Độ sau khi một hành khách cho biết cô bị đưa đến khu vực hẻo lánh và cưỡng bức.
Danh sach be boi dai dang dac cua Uber
 
Tháng 5/2015
Theo The Verge, Uber đã mồi chài tối đa 50 người từ phòng thí nghiệm người máy hàng đầu của Carnegie Mellon, trong đó có nhiều nhân vật cao cấp. Đây là số lượng người nghỉ việc cùng lúc bất thường, chiếm khoảng 1/3 số nhân viên.
Tháng 6/2015
Quan chức Pháp bắt đầu điều tra Uber, trong khi tài xế taxi biểu tình phản đối các nỗ lực của công ty trong việc mở rộng dịch vụ giá rẻ UberPOP. Họ gọi Uber là “chủ nghĩa khủng bố kinh tế” vì cước phí thấp hơn, giờ làm việc linh hoạt và cách mà Uber vận hành ngoài khuôn khổ luật pháp. UberPOP đã bị ngừng hoạt động tại nước này.
Tháng 1/2016
Tháng 11/2014, BuzzFeed cho biết Uber đã theo dõi 1 trong các phóng viên của mình bằng công cụ có tên “God View”, cho phép họ theo dấu các xe và xem thông tin tài xế. Uber đã phải thỏa thuận với Tổng chưởng lý New York, chấm dứt hoạt động của God View. Công ty bị phạt 20.000 USD vì không tiết lộ vụ rò rỉ dữ liệu, ngoài ra xóa thông tin thu được từ việc theo dõi và giới hạn các nhân viên có thể sử dụng công cụ.
Tháng 2/2016
Uber đồng ý trả 28,5 triệu USD cho 25 triệu hành khách sau 2 vụ kiện liên quan đến việc công ty khiến khách hàng hiểu nhầm về các quy định an toàn. Như một phần của vụ dàn xếp, Uber phải ngừng sử dụng các cụm từ như “hàng đầu ngành” hay “đẳng cấp tốt nhất” khi miêu tả về quy trình xét duyệt hồ sơ tài xế của mình.
Cũng trong tháng này, lái xe Uber Jason Dalton bị tố cáo bắn 8 người tại Michigan. Dalton không có hồ sơ phạm tội và đã vượt qua vòng kiểm tra của Uber. Tên này cũng được xếp hạng “tốt” trên ứng dụng.
Tháng 5/2016
Bất chấp nỗ lực của Uber và Lyft chống lại biện pháp lấy dấu vân tay tài xế khi kiểm tra nhân thân, những người bỏ phiếu vẫn ủng hộ luật này. Kết quả là Uber rút khỏi Austin, Texas.
Tháng 8/2016
Vào tháng 4, Uber thông báo đã đạt thỏa thuận trong vụ kiện với tài xế California và Massachusetts với giá 84 triệu USD. Tuy nhiên, thẩm phán Edward Chen đã bác bỏ điều này.
Tháng 12/2016
Kalanick thông báo gia nhập ban cố vấn kinh tế của Tổng thống Donald Trump cùng các lãnh đạo doanh nghiệp khác. Quyết định dẫn đến làn sóng phản đối #DeleteUber của nhiều khách hàng. Theo báo cáo, Uber mất hơn 200.000 người dùng chỉ trong 1 cuối tuần.
Tháng 2/2017
Danh sach be boi dai dang dac cua Uber-Hinh-2
 
Cựu kỹ sư từng làm việc tại Uber đăng bài blog dài nói về việc bị xâm phạm tình dục và đối xử bất bình đẳng giới. Susan Fowler khẳng định một quản lý đã yêu cầu quan hệ với cô nhưng khi cô báo cáo lên phòng nhân sự, đơn khiếu nại lại bị bãi bỏ chỉ vì người quản lý kia có thành tích tốt. CEO Uber Kalanick ngay lập tức điều tra các cáo buộc của Fowler, công ty cũng thuê một bên về điều tra độc lập văn hóa làm việc công ty.
Tháng 2/2017
Waymo, công ty xe tự lái của Alphabet, tố cáo Uber sử dụng công nghệ ăn cắp trong quá trình phát triển xe tự hành. Đơn kiện khẳng định một nhóm các cựu kỹ sư Google đã lấy trộm thiết kế cảm biến laser của Waymo, thành lập công ty riêng rồi bán mình cho Uber.
Cũng trong tháng này, Bloomberg xuất bản đoạn video cho thấy Kalanick cãi nhau với tài xế Uber về cước phí. Sau đó, CEO Uber đã phải đưa ra lời xin lỗi và tìm sự giúp đỡ về cách quản lý.
Tháng 3/2017
New York Times tiết lộ Uber bí mật qua mặt các nhà chức trách trong 1 năm với công cụ Greyball, đặc biệt vào thời điểm khi họ muốn cấm dịch vụ này. Công cụ thu thập dữ liệu từ ứng dụng Uber để xác định và lẩn trốn quan chức tại các thành phố như Boston, Paris, Las Vegas.
Cùng lúc này, 5 lãnh đạo Uber ra đi trong chưa đầy 1 tháng, bao gồm cả Phó Chủ tịch kỹ thuật Amit Singhal. Ngoài ra, việc Kalanick ghé thăm một quán bar karaoke “trá hình” tại Hàn Quốc cũng được phanh phui.
Tháng 4/2017
New York Times đưa tin CEO Apple Tim Cook tố Uber vi phạm điều khoản App Store và dọa gỡ ứng dụng khỏi chợ. Uber đã trang bị đoạn mã có thể xác định các điện thoại cụ thể ngay cả sau khi chúng bị xóa dữ liệu.
Tháng 5/2017
Uber tiết lộ một lỗi kế toán khiến họ trả lương thấp hơn cho tài xế New York trong nhiều năm. Uber nói sẽ hoàn lại “hàng trăm triệu” USD cho họ, như vậy trung bình mỗi người được nhận khoảng 900 USD.
Tháng 6/2017
Uber sa thải hơn 20 nhân viên sau cuộc điều tra nội bộ. Công ty nói đã nhận được 215 khiếu nại về hành vi bất hợp lý tại nơi làm việc, tỉ lệ cao nhất là về phân biệt đối xử, quấy rối tình dục và hành vi không chuyên nghiệp.
Ngày 7/6, Uber đuổi việc một lãnh đạo cao cấp vì lấy đi hồ sơ y tế của nạn nhân bị cưỡng bức tại Ấn Độ và cho các quan chức khác xem. Cũng trong tháng này, Emil Michael và một cánh tay phải của Kalanick bị buộc thôi việc, tăng số lượng quan chức rời khỏi Uber tăng lên cả tá.
Tháng 7/2017
Danh sach be boi dai dang dac cua Uber-Hinh-3
 
Kalanick được cho là có kế hoạch quay lại vị trí CEO Uber chỉ sau 1 tháng từ chức dưới áp lực của cổ đông. Ông nói với vài người trong công ty rằng muốn trở thành Steve Jobs thứ hai, trở về công ty do mình sáng lập. Dù vậy, kế hoạch ngay lập tức bị ban quản trị dập tắt.
Tháng 8/2017
Thời báo Phố Wall đưa tin các quan chức Uber Singapore đã biết về vụ triệu hồi xe Honda Vêzl tháng 4/2016 nhưng vẫn tiếp tục cho tài xế thuê xe mà không sửa lỗi. Honda phải thu hồi xe vì nguy cơ gây cháy.
Tháng 9/2017
Uber mất quyền hoạt động tại Anh vì cách tiếp cận của công ty đối với các tài xế, hồ sơ y tế, kiểm tra an toàn và việc dùng phần mềm Greyball để qua mặt các quan chức.
Tháng 8/2017
Bộ Tư pháp Mỹ tuyên bố điều tra liệu Uber có vi phạm luật hối lộ nước ngoài hay không. Luật này cấm các cá nhân và tổ chức trả tiền cho quan chức quốc tế để được kinh doanh hoặc duy trì kinh doanh. Theo Bloomberg và Reuters, công ty đã đút lót tại Indonesia, Malaysia…
Tháng 11/2017
Mới đây nhất, Bloomberg đưa tin Uber trả 100.000 USD cho hacker để che giấu vụ tấn công mạng làm lộ dữ liệu 57 triệu khách hàng và tài xế. Dù vụ việc xảy ra năm 2016, nó chỉ được công khai sau khi Uber đăng blog nói về sự cố đầu tuần này. Cựu CEO Travis Kalanick được cho là đã biết về vụ tấn công 1 tháng sau khi xảy ra.

Video CEO và tài xế Uber cãi nhau nảy lửa

Sau khi video ghi lại hình ảnh CEO Uber cãi vã với tài xế xe Uber Black xuất hiện, CEO Travis Kalanick đã viết thư xin lỗi tài xế này.

Video CEO và tài xế Uber cãi nhau nảy lửa
Video CEO va tai xe Uber cai nhau nay lua
 CEO Uber, tài xế Uber, Uber Black, Travis Kalanick.

Ở Việt Nam nhưng bị trừ tiền đi Uber ở... Nga

Một khách hàng có tài khoản dịch vụ Uber ở Việt Nam bỗng nhiên bị trừ tiền trong thẻ tín dụng vì sử dụng Uber ở Nga.
 

Ở Việt Nam nhưng bị trừ tiền đi Uber ở... Nga
Ngày 12/4, anh Phạm Văn Hà (Hà Nội) chia sẻ thông tin trên trang Facebook cá nhân với nội dung: Cảnh báo an toàn Uber và lưu ý việc dùng thẻ tín dụng.

Các hãng taxi thế giới phản đối Uber, Grab bằng cách nào?

(Kiến Thức) - Đình công, phong tỏa các tuyến đường chính vào thủ đô, đập phá...là những cách phản đối Uber và Grab đầy cực đoan của nhiều hãng taxi trên thế giới. 

Các hãng taxi thế giới phản đối Uber, Grab bằng cách nào?
Cac hang taxi the gioi phan doi Uber, Grab bang cach nao?
Tại Indonesia, vào ngày 22/3/2016, để phản đối Uber và Grab, hàng nghìn lái xe đình công, phong tỏa các con đường bên ngoài tòa nhà quốc hội cũng như nhiều văn phòng chính quyền thành phố. Ảnh: BBC.  

Tin mới