Danh tướng Nguyễn Văn Trương: Bỏ Tây Sơn, theo Nguyễn Ánh

Cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đã ghi nhận sự nổi lên của nhiều dũng tướng.

Danh tướng Nguyễn Văn Trương: Bỏ Tây Sơn, theo Nguyễn Ánh

Nguyễn Văn Trương sinh ra trong một gia đình nghèo khó ở huyện Lễ Dương (nay là huyện Thăng Bình), tỉnh Quảng Nam. Từ nhỏ ông đã phải chăn trâu thuê để giúp gia đình, và thường cùng bọn trẻ chăn trâu chia quân đánh trận giả. Lớn lên Văn Trương cùng gia đình đi vào vùng đất Gia Định lập nghiệp.

Danh tuong Nguyen Van Truong: Bo Tay Son, theo Nguyen Anh

(Tranh minh họa: Họa sĩ Sỹ Hòa, Báo Bình Phước Online)

Nghe mệnh trời, đi theo chúa Nguyễn

Lúc này ở Đàng Trong, quyền thần Trương Phúc Loan thao túng triều đình, đánh sưu cao thuế nặng. Lợi dụng hoàn cảnh đó, ba anh em nhà Tây Sơn phát động cuộc khởi nghĩa với khẩu hiệu diệt Trương Phúc Loan, phò hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương. Cuộc khởi nghĩa được nhiều người ủng hộ.

Năm 1776, Nguyễn Lữ tiến đánh được Gia Định, Nguyễn Văn Trương xin đầu quân Tây Sơn. Thấy Văn Trương có tài cầm quân, Nguyễn Lữ phong ông làm Chưởng cơ.

Nguyễn Lữ vào thành Gia Định lấy hết toàn bộ của cải chất lên thuyền rồi trở về Quy Nhơn.

Năm 1777, quân Tây Sơn lại chiếm được Gia Định. Trái với khẩu hiệu phò hậu duệ chúa Nguyễn, nhà Tây Sơn giết Nguyễn Phúc Dương, Nguyễn Phúc Thuần, cùng hoàng tộc anh em chúa Nguyễn. Riêng Nguyễn Phúc Ánh năm ấy mới 15 tuổi may mắn có đứa trẻ nhà kép hát che dấu nên thoát chết.

Nguyễn Phúc Ánh liên tục phải trốn chạy trước sự truy sát của quân Tây Sơn. Nhờ sự che chở của người dân Nam bộ, nhiều lần Nguyễn Phúc Ánh thoát chết chỉ trong gang tấc.

Trong trận đánh ở Long Xuyên, quân Tây Sơn thằng quân Nguyễn, Nguyễn Văn Trương dẫn quân đuổi theo Nguyễn Phúc Ánh. Tới Trà Sơn, Nguyễn Văn Trương cho quân vào rừng truy đuổi theo. Tuy nhiên lúc ông sắp bắt được Nguyễn Phúc Ánh thì có điềm lạ xảy ra, trời không có gió to nhưng những cây to trong rừng không hiểu sao tự nhiên đổ sập xuống chắn ngang đường, giúp Nguyễn Phúc Ánh một lần nữa chạy thoát. Nguyễn Văn Trương có ý đầu quân cho Nguyễn Phúc Ánh từ đó.

Sách “Đại Nam liệt truyện” mô tả rằng: “Trương đem quân đuổi theo, gần kịp, bỗng thấy cây to trong rừng không có gió mà tự nhổ lên, đường bị lấp, Trương lấy làm lạ, biết là có mệnh trời, mới dẫn quân đi, từ đấy quyết chí theo về”.

Năm 1787, Nguyễn vương Nguyễn Phúc Ánh tập hợp lực lượng, cho quân về Hà Tiên rồi đóng ở vùng đất Long Xuyên. Nhận thấy thực tế 3 anh em nhà Tây Sơn bất hòa lại không được lòng dân, Nguyễn Văn Trương đưa 300 quân cùng 15 chiến thuyền theo về với Nguyễn vương.

Tướng thủy chiến tài ba

Từ đây Nguyễn Văn Trương góp công lớn cho vương triều nhà Nguyễn. Cuốn “Gia Định xưa và nay” mô tả rằng: Ông “đảm nhận trọng trách điều khiển đoàn quân tiền phong thủy quân lục chiến, ông tỏ ra xứng đáng với lòng tin tưởng của Nguyễn Vương”.

Danh tuong Nguyen Van Truong: Bo Tay Son, theo Nguyen Anh-Hinh-2

Một chiến thuyền loại nhỏ của thủy quân nhà Nguyễn. (Ảnh từ Cổng TT-GTĐT tỉnh Vĩnh Phúc)

Nguyễn Văn Trương rất giỏi dùng thủy binh, lập nhiều công trạng cho quân Nguyễn trong những lần đối đầu với quân Tây Sơn. Sách “Đại Nam liệt truyện” mô tả: “Trương tài về thủy chiến, đến đâu là giặc phải chạy ngay, từng bảo nhau rằng: Bộ chiến thì tiên phong chậm, thủy chiến thì trung quân hăng hái, là nói Nguyễn Văn Thành mưu trí nhưng chậm, Trương hăng hái mà nhanh”.

Năm 1801 diễn ra trận Thị Nại lịch sử, đây chính là trận đánh then chốt khiến quân Nguyễn chiến thắng Tây Sơn. Trong trận này Nguyễn Văn Trương đóng vai trò then chốt. Theo đó, ông cho 18 thuyền của mình chất đầy hỏa khí giả làm thuyền Tây Sơn, rồi dùng mật lệnh vào được bên trong đầm Thị Nại, bất ngờ dùng hỏa công tấn công các tàu Tây Sơn. Các tàu chiến của Tây Sơn neo gần nhau liền bốc cháy, gặp gió mạnh nên lửa cứ lan hết chiếc này đến chiếc khác.

Chiến thắng này của quân Nguyễn khiến thủy binh Tây Sơn hầu như bị tiêu diệt, các chiến thuyền của quân Nguyễn đã đi lại tự do khống chế hoàn toàn đường thủy.

Danh tuong Nguyen Van Truong: Bo Tay Son, theo Nguyen Anh-Hinh-3

Đầm Thị Nại có cửa hẹp. Trận địa pháo được bố trí 2 bên trái và phải. Quân Nguyễn lên kế hoạch đánh trận địa pháo này nhằm mở đường tiến vào Đầm. (Tranh: Nghiencuulichsu.com)

Sau trận chiến này, quân Nguyễn đánh chiếm kinh thành Phú Xuân, vua Tây Sơn là Cảnh Thịnh không chống nổi vội vàng bỏ chạy.

Trận đánh quan trọng cuối cùng

Lúc này nhà Tây Sơn đã cạn quân, vua Cảnh Thịnh phải lệnh cho các trấn lấy thêm quân, dự định quay trở lại đánh chiếm kinh thành.

Nguyễn Phúc Ánh đưa quân đến đóng ở Trấn Ninh (vùng Quảng Bình) chặn đường quân Tây Sơn đến Phú Xuân.

Đầu năm 1802, quân Tây Sơn gặp quân Nguyễn ở Trấn Ninh. Trước đây chúa Nguyễn Phúc Tần cho đắp lũy Trấn Ninh và lũy Sa Phụ nương tựa vào nhau để ngăn quân chúa Trịnh cực kỳ hiệu quả. Nay quân chúa Nguyễn lại dùng lũy Trấn Ninh để ngăn quân Tây Sơn.

Danh tuong Nguyen Van Truong: Bo Tay Son, theo Nguyen Anh-Hinh-4

Bản đồ trận Trấn Ninh. (Tranh: Thuvienlichsu.com)

Phía nhà Tây Sơn do nữ tướng Bùi Thị Xuân chỉ hủy đánh rất mãnh liệt, dốc hết sức công phá Trấn Ninh.

Trong khi đó, ở cửa biển Nhật Lệ, Nguyễn Văn Trương chỉ huy đội thủy binh tấn công thủy quân Tây Sơn. Quân Nguyễn thắng lớn và thu được hầu hết các chiến thuyền, tướng Tây Sơn là Nguyễn Văn Kiên đầu hàng.

Tin thất trận ở cửa biển Nhật Lệ nhanh chóng truyền đến Trấn Ninh, khiến quân Tây Sơn đang dốc sức bỗng chốc trở nên rối loạn. Nữ tướng Bùi Thị Xuân dẫu tài ba cũng không thể ngăn được. Sau trận này quân Tây Sơn đào ngũ nhiều và không còn sức chiến đấu nữa.

Danh tuong Nguyen Van Truong: Bo Tay Son, theo Nguyen Anh-Hinh-5

Tượng Bùi Thị Xuân tại điện thờ ở Bảo tàng Quang Trung, Bình Định. (Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên, Wikipedia, CC BY-SA 4.0)

Sau đó quân Nguyễn chính thức đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi Vua hiệu là Gia Long.

Vị phúc tướng của nhà Nguyễn

Là tướng tài lập nhiều công lao nhưng Nguyễn Văn Trương rất khiêm tốn, lại nhân hậu không màng danh vọng.

Khi còn làm tướng Tây Sơn, một lần ông đánh bại quân Nguyễn và truy đuổi. Quân Nguyễn thua trận lội qua con sông để trốn, quân Tây Sơn xúm lại đâm, Nguyễn Văn Trương ngăn quân mình lại nói rằng: “Nhân lúc nguy của người mà đâm, không phải là kẻ mạnh”, nhờ vậy nhiều người thoát chết . Đến khi làm tướng của quân Nguyễn ông cũng đều hành xử như vậy với quân Tây Sơn.

Nguyễn Văn Trương tránh lạm sát người, không vì thắng lợi hay lợi thế mà tùy ý giết người. Phải chăng vì thế mà ông cầm quân đánh đâu thắng đấy? Ông chỉ thua một trận duy nhất ở núi Thần Đâu năm 1801 do viên phó tướng không nghe lời chỉ dẫn của ông.

Sách Đại Nam liệt truyện còn chép rằng ông “biết giữ pháp độ cẩn thận, không đem công nghiệp tự khoe, cho nên tuy xuất thân là hàng tướng mà trước sau được vua yêu mến, ít người theo kịp.” Vua Gia Long khen “làm tướng có lòng nhân như Trương là ít lắm”.

Sau khi đánh bại Tây Sơn, Nguyễn Văn Trương được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Có năm vì lũ lụt mà dân đói, ông đã tự ý mở kho phát chẩn cho dân, sau đó vì việc này mà bị quở trách.

Năm 1805, Nguyễn Văn Trương được cử làm Lưu trấn Gia Định. Ông làm quan thấu tình đạt lý nên người dân Gia Định tin yêu và kính trọng ông.

Năm 1810, Nguyễn Văn Trương qua đời ở Phú Xuân do tuổi cao sức yếu, thọ 70 tuổi. Ngày an táng, đích thân Vua đưa ngự thuyền ra sông Hương đưa đi, các quan đều đến dự lễ tế. Đến đời vua Minh Mạng ông được đưa vào thờ ở Thế Miếu.

Con cháu của Nguyễn Văn Trương đều thành danh. Con thứ là Nguyễn Văn Vân được phong Phó tướng Trung quân, làm quan đến Đô thống chế. Con út là Nguyễn Văn Ngoạn được vua Gia Long gả công chúa Bình Thái, làm quan đến Khâm sai, thống chế, Đốc trấn Thanh Hóa.

Sách Đại Nam liệt truyện dành gần nửa quyển 8 chỉ để viết về “phúc tướng” Nguyễn Văn Trương.

Chân dung vua Gia Long qua miêu tả của sủng thần lai Pháp

“Vua Gia Long da trắng, mắt sáng, chòm râu hoàn toàn bạc và dày hơn râu những người đàn ông khác trong xứ", Michel Đức tả về dung mạo vị vua đầu triều Nguyễn như vậy.

Chân dung vua Gia Long qua miêu tả của sủng thần lai Pháp
Sử sách Việt Nam ít khi mô tả rõ ràng dung mạo các vị quân vương, mà thường dành những ngôn từ ước lệ hoặc khoa trương, như “dáng hổ, mặt rồng”. Các vua đầu triều Nguyễn cũng ít được các sử quan mô tả dung mạo để đời sau hình dung.

Vị vua triều Nguyễn mỗi sáng chỉ húp cháo loãng, ăn cùng lính

Mỗi sáng, ông vua này thường chỉ húp bát cháo loãng. Có những lúc ra ngoài kinh thành, ông xuống thuyền ăn cùng binh lính.

Vị vua triều Nguyễn mỗi sáng chỉ húp cháo loãng, ăn cùng lính

Vi vua trieu Nguyen moi sang chi hup chao loang, an cung linh

Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", Gia Long là vị vua có thói quen ăn uống rất đơn giản. Mỗi sáng, vua thường chỉ húp bát cháo loãng. Có những lúc ra ngoài kinh thành, vua xuống thuyền ăn cùng binh lính.

Vi vua trieu Nguyen moi sang chi hup chao loang, an cung linh-Hinh-2

Quốc hiệu Việt Nam lần đầu tiên được sử dụng dưới thời vua Gia Long. Theo đó, sau khi thành lập nhà Nguyễn, vua Gia Long đổi quốc hiệu từ Đại Việt thành Việt Nam năm 1804.

Ông vua dẫn quân Thanh xâm lược nước ta, chết nơi đất khách

Dẫn đường cho quân xâm lược nước ta, ông vua này để lại tiếng xấu muôn đời, bị hậu thế chê cười vì hành động "rước voi dày mả tổ" hay "cõng rắn cắn gà nhà".

Ông vua dẫn quân Thanh xâm lược nước ta, chết nơi đất khách

Ong vua dan quan Thanh xam luoc nuoc ta, chet noi dat khach

Theo sách “Nhà Tây Sơn”, Lê Chiêu Thống là vua cuối cùng của nhà Hậu Lê. Cuộc đời làm vua của Lê Chiêu Thống bị hậu thế chê cười với những cụm từ chế nhạo như “cõng rắn cắn gà nhà” hay “rước voi về dày mả tổ” do ông ta đích thân dẫn đường cho quân Thanh sang xâm lược nước ta.

Ong vua dan quan Thanh xam luoc nuoc ta, chet noi dat khach-Hinh-2

Theo sách "Hoàng Lê nhất thống chí", cuối năm 1788, Lê Chiêu Thống sau thời gian lưu vong tại Trung Quốc đã dẫn đường cho 290.000 quân Thanh sang xâm lược nước ta.

Tin mới