Đạo – Đời, hai ngả đam mê

(Kiến Thức) - Với võ sư, họa sĩ Hắc Long, Chưởng môn phái Kungfu Thiếu Lâm Việt Nam, Đạo – Đời không chỉ là căn duyên, mà còn là niềm đam mê bất tận.

Đạo – Đời, hai ngả đam mê

Nhắc tới kungfu Thiếu Lâm Việt Nam, giới võ thuật không chỉ nhắc tới võ sư Hắc Long như là người đặt nền móng cho kungfu tại Việt Nam. Ngoài chức phận chưởng môn, anh còn là một họa sĩ tài danh theo trường phái thể hiện. Thế nhưng, ít ai biết anh còn là một nhà tu hành với pháp danh Tự Phúc Thăng. Với anh, Đạo – Đời không chỉ là căn duyên, mà còn là niềm đam mê bất tận.

Từ cậu bé “cò hương”

Những ngày cuối năm khi nhịp sống hối hả hơn bình thường, ngồi trong võ đường thanh tịnh của võ sư Hắc Long tại TP Thái Nguyên thấy cảm giác nhẹ nhàng hơn. Võ đường không đao to búa lớn, chỉ có những bức tranh với những gam màu tươi tắn, những nét bút hướng thiện đầy nhân sinh đã đủ tạo cho bạn bè bốn phương cùng những võ sinh một cảm giác an lành.

Một trong 4 tác phẩm “sê – ri tranh chim” hướng thiện của Hắc Long.
 Một trong 4 tác phẩm “sê – ri tranh chim” hướng thiện của Hắc Long. 

Không chỉ vậy, người lạ còn cảm giác là lạ khi đâu đó trong ngôi nhà nhỏ của Hắc Long còn đầy rẫy những chum vại cổ. Cái lớn, cái nhỏ đan xen xếp chồng lên nhau đúng theo tâm thế của một họa sĩ theo trường phái thể hiện, nhưng đồng thời cũng “lộ” ra ở Hắc Long những kỷ niệm tuổi thơ.

Rất thâm trầm, anh kể về thời thơ ấu của mình. Rằng, hồi nhỏ chỉ là một cậu bé “cò hương” với cơ thể gầy gò ốm yếu. Dù rất yêu võ thuật, dòng dõi cha ông lại là võ quan triều Nguyễn nhưng không ai đặt hi vọng vào Hắc Long. Một xác tín khắc cốt ghi xương và cũng là mặc cảm khi ai đó nói rằng, thằng bé này (Hắc Long) lớn lên cũng chỉ theo đuôi con trâu chứ không thể làm lên trò trống gì.

14 tuổi, Hắc Long khăn khói vào Nam làm thuê với công việc trông coi đồi chè. Tưởng tương lai của “cò hương” Hắc Long mãi gắn với nghiệp làm thuê, nhưng không ngờ vào một ngày, võ sư Lý Chấn Hưng dù đã mai danh ẩn tích nhưng khi phát hiện ra Hắc Long, ông đã lập tức thu nhận làm đệ tử.

Đến chưởng môn kungfu

Sau một thời gian dài gần như mất tích, Hắc Long tu luyện tại võ đường của võ sư Lý Chấn Hưng tại Sài Gòn. Khi đạt tới đỉnh cao của võ học chân truyền, Hắc Long trở về quê cũ ở Bắc Giang theo học mỹ thuật tại Trường Văn hoá nghệ thuật Hà Bắc. Năm 1990, Hắc Long làm họa sĩ cho Đoàn kịch nói Bắc Thái. Ngày vẽ, tối lại dạy võ trong các chùa chiền. Rồi ý định mở võ đường le lói trong anh nhưng thật không dễ dàng.

Hai võ sĩ của võ đường Hắc Long đang biểu diễn kungfu.
Hai võ sĩ của võ đường Hắc Long đang biểu diễn kungfu.  

Hắc Long tâm sự, một thời gian dài anh phải “dạy chui” vì môn Kungfu Thiếu Lâm lúc ấy quá mới mẻ. Ngành thể thao sở tại lúc bấy giờ không biết đó là môn võ gì, trong khi các hoạt động như nằm trên đinh, cắm thanh sắt nhọn vào cổ… quá nguy hiểm nên họ kiên quyết không cấp phép.

Nhưng rồi “hữu xạ tự nhiên hương”, nhờ “dạy chui” mà danh tiếng Hắc Long ngày một vang dội. Nghe tin Hắc Long mở võ đường, thì hàng chục cao thủ từ khắp các nơi đến thách đấu. Hắc Long bảo: “Vẫn biết việc thách đấu khi mình mở võ đường là bình thường nhưng thời ấy, thực là không đấu không được”.

Vậy là dù cao thủ ở đâu, thuộc môn phái nào đến anh cũng đều nhận lời. Nhưng anh cũng tiết lộ, các cao thủ hầu như đều dùng đến tuyệt chiêu để hạ đối thủ, nhưng Hắc Long không bao giờ tấn công mà chỉ sử dụng đòn tránh để đối thủ hiểu trình độ và sự tôn trọng của bản thân. Vì thế, hầu hết những người thách đấu với anh sau này đều trở thành những người bạn chí cốt.

Hắc Long đặt nền móng đầu tiên cho Kungfu Thiếu Lâm tại Việt Nam, với nhiều giải thưởng khi đi du đấu khắp nơi nhưng không bao giờ được anh nhắc tới. Vì với anh, giải thưởng chỉ là phù du, võ học thực chất phải được rèn luyện âm thầm đến tuyệt đỉnh.

Sau nhiều năm nghiên cứu, Hắc Long đã “chế tác” các chiêu thức mới thích hợp với hình thể người Việt. Với ưu điểm khéo léo, lấy nhu thắng cương và chú trọng đến “khí” nên nội công của những người theo phái kungfu Thiếu Lâm đều vượt trội so với các môn phái khác.

Đệ tử của Hắc Long đến nay lên tới cả nghìn người từ khắp trong Nam ngoài Bắc, nhưng Hắc Long không bao giờ tính đến số lượng. Điều quan trọng anh truyền cho võ sinh không chỉ là các tuyệt chiêu mà còn là võ đức. Võ đức là gốc võ học.

Hướng thiện qua những nhát dao

Nhiều người còn nhớ hình ảnh võ sư Hắc Long đầu trọc, mặc áo cà sa, ngồi tụng kinh trong các chùa chiền. Nhưng rồi lại thấy anh hoàn tục lấy vợ sinh con đẻ cái. Hắc Long bảo, sau một thời gian tu hành với niềm đam mê và cả nghiệp chướng. Anh nhận ra, tu tại gia vẫn là khó nhất. Và lập gia đình cũng là một cách tu hành khổ hạnh.

Vốn là người lãng mạn, lại am hiểu hội họa nên sau khi rời nhà chùa về lập võ đường, Hắc Long chuyển tải tình cảm và thông điệp nhân văn vào những tác phẩm hội họa. Anh có quan niệm “hướng thiện qua những nhát dao”, người ngoài không hiểu tưởng anh “múa đao chém người”.

Hắc Long giải thích, anh theo trường phái thể hiện vẽ sơn dầu trên toan. Mỗi nhát dao của anh là một lát cắt tinh tế tích tụ bởi khí công và sự thẩm thấu nghệ thuật. Vì thế, tranh của anh không đơn giản để hiểu, cũng không quá phức tạp để suy diễn vì nghệ thuật đích thực là đi đến sự giản đơn.

Nhìn những bức tranh của Hắc Long, người ngoại đạo cũng dễ dàng hiểu nghĩa nghệ thuật. Đó là những “sê – ri tranh chim” 4 bức mang tính hướng thiện rõ rệt. Sự hướng thiện của một nhà tu hành giản đơn bắt nguồn từ việc không sát sinh, bảo vệ thiên nhiên rồi dần trưởng thành đến chủ đề cao lớn hơn.

Hai lần triển lãm mỹ thuật với những thành công riêng nhưng Hắc Long chỉ khiêm tốn tự nhận đó là do bạn bè vun vén mà thành. Dẫu rằng, ai cũng biết để trở thành họa sĩ nổi danh thì cần đến sự khổ luyện công phu đến mức nào. Trong khi đó, anh lại bộn bề với những chiêu thức của võ học lẫn những võ đức khi mà ngày nay, sự lộn nhộn thương mại hoá của các võ đường đang ngày một lấn át đi những chủ đích cao đẹp của võ thuật chính thống.

Luyện võ tu thân: “Kungfu Thiếu Lâm chủ trương lấy nhu thắng cương, lấy yếu chế mạnh chứ không tấn công đối thủ. Với 72 tuyệt chiêu cùng sức mạnh của khí công, nếu ra đòn thì rất nguy hiểm cho người khác. Vì vậy, tôi răn dạy cho học trò lấy võ học để kết giao bạn bè và mục đích chính là luyện võ tu thân” - Võ sư Hắc Long. 

Đời cô đơn, khốn khó của võ sư lừng danh thiên hạ

Đời cô đơn, khốn khó của võ sư lừng danh thiên hạ

Nhưng, cái danh nổi như cồn ấy lại song hành cùng cái nghèo và sự cô đơn.

Tuyệt chiêu… lột vỏ dừa

Hỏi thăm mãi tôi mới tìm được đến căn phòng trọ nhỏ của anh nằm sâu trong một con hẻm trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TP.HCM. Dù là lần đầu gặp mặt, và chưa kịp hỏi tôi tên gì, từ đâu đến, Kim Tuấn đã vui vẻ: “Vào nhà đi, để tớ kêu cà phê uống, hay mình ra ngoài đầu hẻm ngồi luôn?”.

Thái độ thân mật, vồn vã của Kim Tuấn khiến tôi thấy gần gũi như đã thân từ lâu lắm.Nguyễn Kim Tuấn sinh năm 1963, trong một gia đình có đến 10 anh chị em ở vùng quê Hòa Long, Lai Vung, Đồng Tháp.
Võ sư Kim Tuấn chuẩn bị màn trình diễn bổ cau bằng 2 ngón tay
Võ sư Kim Tuấn chuẩn bị màn trình diễn bổ cau bằng 2 ngón tay

Tuổi thơ của cậu bé Kim Tuấn gắn liền với những bóng dừa nghiêng mình soi bóng dưới mặt nước. Anh kể: “Hồi nhỏ, tôi nghịch ngợm, phá phách dữ lắm. Suốt ngày bị người ta đến nhà mắng vốn cha mẹ.

Một trong những trò tôi và đám bạn thích làm nhất là đến vườn nhà người ta hái trộm dừa. Rất nhiều lần bị người ta phát hiện, họ đứng dưới gốc đợi tôi xuống để xách tai về giao cho cha đánh đòn.

Tôi ở trên ngọn cây nhìn xuống thấy họ, sợ quá nhảy ùm xuống sông, nhưng trước khi nhảy, tôi không quên ôm theo một trái. Năm 6 tuổi, tôi được cha đưa đến vùng Thất Sơn, An Giang gửi cho thầy Ba Lưới học võ. Suốt 10 năm sau đó, tôi đã được thọ giáo các môn phái Thất Sơn võ đạo, Thần quyền, Thần võ đạo…

Trong những năm học võ, các sư phụ đều nói tôi rất có “căn” về nội công nên hướng cho tôi tập mạnh môn này”.

Năm 17 tuổi, chàng trai trẻ Nguyễn Kim Tuấn hạ sơn. Thời đó, võ đài phát triển rất mạnh ở vùng sông nước. Hằng đêm, võ đài được dựng ở những bãi đất trống cho môn sinh của các lò võ thượng đài. Tuấn lân la đến các võ đài xin thi đấu. Nhưng, lúc đó anh chỉ là kẻ vô danh, không có lò võ nào bảo trợ nên anh không thể thi đấu.

Sau nhiều lần kiên nhẫn chứng minh khả năng, cuối cùng Tuấn cũng được một võ sư rất nổi tiếng thời ấy là Mười Huỳnh nhận làm môn sinh và bảo chứng cho anh thượng đài. Nhiều năm sau đó, trên võ đài, chàng võ sĩ trẻ gần như không có đối thủ. Không chỉ thế, anh còn sang thi đấu và thắng cả những võ sĩ người Thái, Campuchia…
Biểu diễn lột dừa ngay tại phòng trọ
Biểu diễn lột dừa ngay tại phòng trọ

Không chỉ thi đấu thắng thua bằng tay chân với các võ sĩ khác, mỗi lần thượng đài, Tuấn còn biểu diễn nội công, khí công và "tuyệt chiêu" lột dừa bằng răng, bằng hai ngón chân cái. Anh có thể cầm trái dừa, từ trên cầu nhảy xuống sông, sau một hơi lặn ngoi lên, trái dừa trong tay anh đã lột xong vỏ...

Tiếng tăm của Tuấn nổi đến mức hồi ấy, những đoàn Sơn Đông mãi võ mỗi khi về Đồng Tháp biểu diễn, đều tìm gặp để thông báo cho anh biết và tỏ lòng tôn trọng bậc anh tài. Năm 1999, khi những võ đài không được phép mở tự do nữa, Kim Tuấn giải nghệ và lưu lạc lên Sài Gòn. Ở đây, võ công của anh lại có dịp phát huy và tên tuổi anh tiếp tục tỏa sáng.

Tỏa sáng trong cô đơn

Nói về “tuyệt chiêu” lột dừa bằng răng, Kim Tuấn bảo: “Tính tôi khi đã quyết làm gì rồi thì phải làm cho bằng được. Chính vì thế mà những ngày tập “gặm” vỏ dừa khô, hai hàm răng ê ẩm đến mức chỉ nghĩ đến chuyện nhai… cơm thôi đã thấy sợ. Nhưng tôi vẫn không nản.

Đến năm 1990, tôi thành công với màn lột dừa bằng răng”. Anh cười phô hàm răng trắng đều tăm tắp nhưng lại thiếu mất 1 cái, bảo: Năm 1997, tôi làm trọng tài đá banh ở quê, lúc sơ ý bị ngay một trái vào mặt và tiêu mất 1 cái.
Kim Tuấn đang biểu diễn lột dừa bằng chân trong lễ hội Xuân 2011 tại TP.HCM
Kim Tuấn đang biểu diễn lột dừa bằng chân trong lễ hội Xuân 2011 tại TP.HCM

Mà lạ thật, răng mình cắn vỏ dừa khô không sao, vậy mà trái banh cao su lại “ăn” nó dễ dàng. “Mất răng vậy anh lột dừa có khó hơn không?” - tôi hỏi. “Trái lại, phần thiếu ấy lại khiến chiếc răng bên cạnh dễ dàng “móc” vỏ dừa hơn” - anh cười đáp.

Thành tích lột dừa hiện nay của Kim Tuấn là: Nếu chỉ dùng răng để lột (không dùng tay) anh hoàn thành một trái trong vòng 2 phút. Còn nếu có tay giữ anh lột xong 3 trái trong 58 giây. Dùng 2 ngón chân cái để lột một trái dừa mất hơn 4 phút. Nếu lột bằng tay không dùng răng khoảng 58 giây/2 trái.

Trong căn phòng nhỏ, Kim Tuấn lần lượt biểu diễn cho một khán giả duy nhất là tôi những màn kungfu tuyệt đỉnh: Đóng đinh xuống mặt bàn gỗ cứng bằng tay, đầu. Bàn tay cứng như thép của Kim Tuấn khiến những cây đinh cứ “ngoan ngoãn” lún dần xuống mặt bàn. Mặc dù biết chắc anh sẽ làm được mà sao tôi vẫn hồi hộp, nín thở dõi theo từng cử chỉ, biến động trên gương mặt anh.

“Muốn làm được như vậy, mình phải vận nội công để dồn khí, lực của toàn thân vào một điểm duy nhất trên bàn tay. Lúc đó, bàn tay cũng cứng y như cây búa.

Vậy mới đóng được cây đinh xuống và tay không bị đau” - anh nói. Sau màn đóng đinh là chiêu bổ cau bằng tay. Trái cau được Tuấn kẹp chặt giữa 2 ngón tay, đặt trái dừa dưới đất làm nền, anh lại tập trung dồn lực, vài giây sau 2 ngón tay kẹp trái cau chặt xuống. Trong tích tắc, trái cau được bổ làm đôi gọn gàng.
Đóng đinh bằng đầu, bàn tay trên bàn gỗ
Đóng đinh bằng đầu, bàn tay trên bàn gỗ

Điều đáng nể ở Kim Tuấn là những màn như: nằm bàn chông đặt gạch trên ngực, lấy búa đập vỡ chồng gạch, cho xe tải cán qua người, công phá trái dừa bằng đầu…anh đều biểu diễn “sống”, nghĩa là không cần sự trợ giúp của âm thanh, ánh sáng và không cần bảo hiểm.

Nhưng, một trong những tuyệt kỹ của Kim Tuấn mà rất ít người trong giới võ thuật làm được, đó là chiêu dùng cây giáo sắt nhọn đâm vào cổ trong khi anh đang nói chuyện. “Thường thì người biểu diễn dùng cây giáo chỉ có phần mũi làm bằng thép thật, còn phần thân được làm bằng cây mây sơn giống cây sắt. Khi tỳ mũi giáo vào cổ, đè xuống, do cán làm bằng cây mây, rất dẻo nên uốn cong lại.

Nhìn cảnh này, người xem sẽ rất ấn tượng, còn người biểu diễn cũng làm dễ dàng hơn. Còn tôi thì không sử dụng cây mây mà từ đầu nhọn đến cuối cán đều bằng thép. Cứng hơn cây mây rất nhiều nên muốn cho nó cong lại như cây mây khó hơn, yêu cầu nội lực cao hơn”.

"Năm 2004, mình đã được Guiness Việt Nam công nhận là người lột dừa bằng răng nhanh nhất. Nhưng ước mơ lớn của mình là được ra nước ngoài, so tài với võ sư của Trung Quốc, nơi nổi tiếng với môn nội công của phái Thiếu Lâm.

Tôi cũng muốn thi tài lột dừa bằng răng với hai kỷ lục gia người Thái Lan và Ấn Độ, và tôi tin mình sẽ thắng. Nhưng có lẽ, đó chỉ là ước mơ” - Kim Tuấn nói.

Nếu không có “phép màu” thì đó sẽ mãi chỉ là ước mơ thật. Bởi, dù đã nổi danh, nhưng đến giờ Kim Tuấn vẫn chỉ có 2 bàn tay trắng trong căn phòng trọ nhỏ. Đoạn cuối trong câu chuyện của võ sư Kim Tuấn mà tôi được nghe là những mảnh vỡ của 2 cuộc hôn nhân anh từng trải qua. Có lẽ, những mảnh vỡ này đã từng và vẫn đang khiến trái tim anh rỉ máu.


Giám đốc Mai Linh “nói lại” kiều nữ Hải Dương nghi cưỡng dâm

(Kiến Thức) - Ông Đỗ Viết Tuấn từng trả lời "như thật" trên báo chí về kiều nữ Hải Dương, nhưng giờ "khổ chủ" lặn lội về Việt Nam tẩy vết ô nhục thì vị giám đốc "nói lại cho rõ...".

Giám đốc Mai Linh “nói lại” kiều nữ Hải Dương nghi cưỡng dâm

Phạm Trung Cang cũng được “ông anh” mật báo “tháo chạy“?

(Kiến Thức) - Luật sư Phạm Văn Phất cho rằng, không loại trừ khả năng Phạm Trung Cang được “mật báo” sẽ bị điều tra lại, nên đã xuất cảnh ra nước ngoài.

Phạm Trung Cang cũng được “ông anh” mật báo “tháo chạy“?
Ngày 9/1/2014 vừa qua, TAND Thành phố Hà Nội quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, kiến nghị VKSND TP Hà Nội làm rõ vai trò đồng phạm của ông Phạm Trung Cang, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) và 4 người khác về hành vi “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng” khiến dư luận khá bất ngờ. Tuy nhiên, bất ngờ hơn nữa là việc ông Phạm Trung Cang đã xuất cảnh ra nước ngoài trước đó (23/12/2013) và cho đến thời điểm này, nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB vẫn không có mặt tại Việt Nam.
Việc “chọn đúng thời điểm” xuất cảnh của ông Cang khiến dư luận không khỏi nghi ngờ về những khuất tất xung quanh cuộc “tháo chạy”. Liệu có sự mờ ám, thiếu khách quan khi VKSND Tối cao đình chỉ quyết định khởi tố với ông Cang trước đó? Và giống như Dương Chí Dũng, ông Cang cũng có một “ông anh” nào đó đã “mật báo” về việc sẽ bị điều tra lại để “đại gia” này kịp “mất tích” khỏi Việt Nam?

Tin mới