Đào mương phát hiện bảo vật ngủ vùi nghìn năm ẩn chứa bí mật quốc gia

Trong quá trình đào mương tại Thanh Oai, Hà Nội vào năm 1986, người dân đã phát hiện ra một bảo vật.

Đào mương phát hiện bảo vật ngủ vùi nghìn năm ẩn chứa bí mật quốc gia

Chuông Thanh Mai là quả chuông có niên đại sớm nhất được tìm thấy ở Việt Nam (năm 798), và được coi là đỉnh cao nghệ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Chuông Thanh Mai được công nhận là chuông đồng cổ nhất Việt Nam do Giáo hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công bố, được công nhận bảo vật quốc gia tháng 1/2015.

Bảo vật ngủ vùi trong lòng đất

Dao muong phat hien bao vat ngu vui nghin nam an chua bi mat quoc gia

Chuông Thanh Mai. (Nguồn: Bảo tàng Hà Nội)

Năm 1986, trong quá trình đào mương khai thông hệ thống thủy lợi tại thôn My Dương, xã Thanh Mai (Thanh Oai, Hà Nội), nhân dân tình cờ phát hiện một quả chuông đồng ở độ sâu 3,5m.

Khi được phát hiện, chuông Thanh Mai trong tư thế nằm nghiêng, miệng hơi ngửa và còn tương đối nguyên vẹn. Chuông được đúc bằng chất liệu đồng tốt và dày nên khi được phát hiện thì không bị biến dạng nặng.

Chính sự phát hiện tình cờ này đã đưa báu vật vô giá của lịch sử tiếp cận với công chúng, trở thành nguồn sử liệu sống cho giới nghiên cứu. Sau đó, các nhà nghiên cứu đã lấy tên Thanh Mai – nơi phát hiện cổ vật để đặt tên cho chiếc chuông quý giá này.

Vào năm 2006, Giáo hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã công nhận chuông Thanh Mai là chuông đồng cổ nhất Việt Nam, tháng 1/2015 được công nhận là bảo vật quốc gia.

Tạo hình rồng đặc trưng

Dao muong phat hien bao vat ngu vui nghin nam an chua bi mat quoc gia-Hinh-2

Chuông Thanh Mai được công nhận là chuông đồng cổ nhất Việt Nam. (Nguồn: Bảo tàng Lịch sử)

Chuông Thanh Mai được đúc rất tinh xảo, khéo léo với các đường nét hài hoà; chữ khắc trên thân chuông được chạm khắc một cách tỉ mẩn và có hồn. Xét đến tạo hình của chuông, nhiều ý kiến đánh giá rằng chuông Thanh Mai là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật chuông đồng thời bấy giờ.

Chuông Thanh Mai có kích thước cân đối, vừa phải. Chuông có tổng chiều cao là 60cm, trong đó phần thân là 52cm, quai cao 8cm, đường kính đỉnh 28cm, chuông có khối lượng là 36kg.

Toàn bộ chuông Thanh Mai được chia làm ba phần: Quai chuông, đỉnh chuông và thân chuông. Điều đặc biệt là trên thân chuông có khắc một bài minh văn với tổng cộng khoảng 1.500 chữ.

Một trong những điểm nhấn đáng chú ý nằm ở chính phần quai chuông, bởi lẽ chi tiết này được tạo hình đôi rồng quay lưng lại với nhau. Nhìn kỹ hơn vào chi tiết rồng, có thể thấy rồng có đầu lớn, thân trơn nhẵn và không có vẩy. Tạo hình rồng này được đánh giá là nét đặc trưng của chuông đồng cổ từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Phía dưới quai chuông, phần đỉnh của chuông được trang trí bằng hoa văn cánh sen nối tiếp nhau 15 cánh và trên bề mặt đỉnh chuông có các hoa văn mây xoắn, có xen kẽ vào 12 đồng tiền.

Nét đặc sắc trên thân chuông nằm tại những đường chỉ nổi, chạy ngang và dọc thân chuông, chia chuông làm 8 ô. Hai núm gõ chuông được bao quanh bởi các cánh hoa sen rất thẩm mỹ toát lên sự thanh thoát, nhẹ nhàng thể hiện rõ phong cách nghệ thuật Phật giáo.

Ngoài tạo hình độc đáo, trên thân chuông còn có bài minh văn bằng chữ Hán khoảng 1500 chữ, được khắc kín trong 8 ô. Bài minh văn này đã hé lộ nhiều phát hiện bất ngờ cho các nhà nghiên cứu.

Bức tranh lịch sử nghìn năm

Dao muong phat hien bao vat ngu vui nghin nam an chua bi mat quoc gia-Hinh-3

Chuông Thanh Mai thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng dưới thời bấy giờ. (Nguồn: Quý Đoàn)

Theo các nhà nghiên cứu, tất cả những chữ được khắc trên thân chuông Thanh Mai đều cùng thời gian với niên đại của chuông, tức năm 798. Nhận định này dựa trên việc thân chuông không có dấu hiệu bị chạm khắc thêm.

Đây là một minh chứng quan trọng, cho thấy rằng thời điểm đúc hoàn thiện chuông năm 798 là hoàn toàn chính xác.

Mở đầu bài minh văn là dòng ghi niên đại: "Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ Mậu Dần tam nguyệt Tân Tị sóc trấp nhật Canh Tuấn" (tức ngày 20 Canh Tuấn, tháng 3 Tân Tị nhuận, năm Mậu Dần Trinh Nguyên thứ 14 (798).

Như vậy, chuông Thanh Mai được đúc vào năm 798 – điều này khẳng định chuông có niên đại rất sớm, sớm hơn chuông Nhật Tảo* hơn 100 năm (năm 948).

Trên Báo Pháp luật, bà Nguyễn Thị Giang, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hà Tây (cũ) tóm tắt nội dung bài minh văn: "Duy Trinh Nguyên thập tứ niên tuế thứ, Mậu Dần tam nguyệt, Tân Tỵ sóc tráp nhật Canh Tuất, tùy hỉ xã ngũ thập tam nhân công tạo minh chung nhất khẩu, dung đồng cửu thập cân lưu thông cúng dường."

Cũng từ bài minh văn trên thân chuông Thanh Mai, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra đơn vị đo khối lượng của người Việt thời kỳ Bắc thuộc đó là "Nam xứng cửu thập cân", tức là 90 Cân Nam. Theo tìm hiểu, 1 cân nam tương đương với 0,4 kilogram hiện nay. Như vậy, có thể phỏng đoán rằng chuông Thanh Mai nặng khoảng 36kg.

Bảo vật Việt Nam

Dao muong phat hien bao vat ngu vui nghin nam an chua bi mat quoc gia-Hinh-4

Chuông Thanh Mai có niên đại năm 798. (Nguồn: Báo Thể thao văn hoá)

Cũng trên Báo Pháp luật, ông Nguyễn Tiến Đà, Phó Giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết: Quả chuông Thanh Mai có niên đại sớm nhất từ trước tới nay từng được phát hiện với hệ thống chữ khắc và hình dáng độc đáo khác biệt hoàn toàn so với tất cả các hệ thống chuông chùa hiện nay ở Việt Nam. Nghệ thuật trang trí và đúc chuông thể hiện đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc, đúc đồng của cha ông ta cách đây hơn 1.000 năm.

Trên tờ VnExpress, PGS.TS Đinh Khắc Thuân, chuyên gia viện Hán Nôm, người từng nghiên cứu về chiếc chuông này cho biết: Đây cũng là quả chuông đồng đầu tiên có văn tự được tìm thấy cho đến nay, niên đại từ thế kỷ 8, chứa đựng nhiều thông tin quan trọng cho biết hoạt động, ảnh hưởng của Phật giáo và sự giao lưu văn hóa, xã hội Việt Nam trước thời kỳ độc lập tự chủ.

Chuông Thanh Mai có ý nghĩa to lớn về lịch sử, văn hóa của người Việt, đồng thời thể hiện sự phát triển rực rỡ của Phật giáo thời Bắc thuộc, cùng nghệ thuật đúc đồng đỉnh cao thời kỳ này. Bài minh văn trên thân chuông Thanh Mai được xem là văn bản sớm nhất được tìm thấy từ trước tới nay, thể hiện khá rõ con người, xã hội Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc.

Đây cũng là một nguồn sử liệu vô cùng quý giá đối với giới nghiên cứu văn hoá, lịch sử Việt Nam. Với giá trị to lớn và tính độc bản, ngày 14-1-2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận chuông Thanh Mai là bảo vật quốc gia.

Chuông Nhật Tảo: Chuông Nhật Tảo là cổ vật độc bản, được xem là quả chuông duy nhất ở Thế kỷ X được phát hiện cho đến nay ở Việt Nam.

Bài minh trên chuông có thể coi là một trong những sử liệu chữ viết sớm nhất của thời kỳ tự chủ trong lịch sử dân tộc được biết cho đến nay. Chuông có hình dáng độc đáo, khác biệt so với các chuông chùa đã biết. Họa tiết trang trí trên chuông thể hiện đỉnh cao của của nghệ thuật điêu khắc và kỹ thuật đúc đồng thời bấy giờ. Minh văn trên chuông là nguồn sử liệu cho việc tìm hiểu xã hội người Việt thời tự chủ, giúp nghiên cứu lịch sử làng xã, tôn giáo của người Việt thế kỷ X.

Đây là hiện vật đầu tiên và duy nhất được biết cho đến nay thể hiện mối quan hệ song hành giữa Đạo giáo và Phật giáo, làm cơ sở cho việc hình thành tư tưởng Đạo - Phật - Nho cùng đồng hành trong đời sống tâm linh của người Việt thời Lý - Trần. Chuông Nhật Tảo cũng đã được công nhận là Bảo vật quốc gia tại Quyết định số 88/QĐ-TTg ngày 15/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ. (Nguồn: Cục di sản văn hoá).

Khai quật mộ cổ trong núi, chuyên gia thốt lên khi thấy kho báu "khủng"

Trong lúc đi lấy đá trên núi, một nông dân ở Chiết Giang tình cờ phát hiện mộ cổ. Từ đây, các chuyên gia tìm thấy kho báu "khủng" với nhiều cổ vật bằng vàng.

Khai quật mộ cổ trong núi, chuyên gia thốt lên khi thấy kho báu "khủng"
Khai quat mo co trong nui, chuyen gia thot len khi thay kho bau
Vào tháng 4/1956, một nông dân ở thành phố Lâm Hải, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) lên ngọn núi ở gần nhà để lấy đá về làm chuồng lợn. Trong quá trình đó, người này bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ chứa kho báu "khủng". 

Quét radar đào mương, hàng loạt kho báu ngàn năm hiện ra trong ảnh

Quá trình khảo sát một khu đất tư nhân để đào mương nước đã để lộ ra những ngôi nhà cổ khổng lồ và nhiều mộ cổ, bên trong chứa nhiều cổ vật.

Quét radar đào mương, hàng loạt kho báu ngàn năm hiện ra trong ảnh

Theo tờ Acient Origins, địa điểm khai quật thuộcGjellestad, Østfold, miền Nam Na Uy. Những ngôi nhà cổ khổng lồ được dùng làm trung tâm tôn giáo hoặc hành chính cùng nhiều ngôi mộ tàu, gò chôn cất thuộc về giới quý tộc Viking, bên trong chứa cả một kho báu, đã được xác định qua khảo sát radar xuyên đất.

Quet radar dao muong, hang loat kho bau ngan nam hien ra trong anh

Các ngôi nhà dài và mộ cổ hiện hình qua hình ảnh radar xuyên đất - Ảnh: Viện Di sản Văn hóa Na Uy

Các hiện vật thuộc thời đại đồ sắt ở Bắc Âu (550-1050 sau Công Nguyên). Trước đó, một ngôi mộ tàu khác đã được phát hiện gần địa điểm, đó là lý do khu đất được khảo sát trước khi chủ đất tiến hành đào mương, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩLars Gustavsen từViện Di sản Văn hóa Na Uy.

Các gò chôn cất được bao quanh bởi các rãnh hình vòng và được sử dụng qua nhiều thế hệ, như một dạng hầm mộ gia đình. Trong một gò chôn cất còn ẩn chứa một con tàu chôn cất, nhưng các nhà khảo cổ chưa tiếp cận trực tiếp nên chưa thể xác định ai nằm bên trong.

Khu mộ cổ được cho là chứa rất nhiều hiện vật quý giá, tương tự ngôi mộ tàu với nhiều trang sức vàng được tìm thấy trước đó.

Vị trí của khu nhà và nghĩa trang đặc biên này cũng cho thấy đây là trung tâm của một khu hành chính hoặc thương mại cổ đại, có nghĩa là có thể còn có rất nhiều kho báu khảo cổ khác ẩn tàng quanh khu vực.

Tổng cộng có 5 ngôi nhà dài kiểu Viking được tìm thấy trong khu vực, trong đó ngôi nhà khổng lồ nhất là cái sau cùng được tìm thấy, có chiều dài tới 60 mét. Các ngôi nhà dài nhỏ hơn cũng dài khoảng 30 mét, do đó cũng có thể được sử dụng cho các mục đích công cộng khác.  

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia liền hối hận

Danh tính tổ tiên của ông lão khiến nhóm chuyên gia phải bất ngờ.

Bĩu môi trước bức tranh cổ, lúc sau chuyên gia liền hối hận
Bức tranh cổ

Những năm gần đây, chương trình thẩm định bảo vật của Trung Quốc đã thu hút rất nhiều sự chú ý và quan tâm của khán giả trong và ngoài nước. Người xem đều vô cùng bất ngờ, thích thú mà không khỏi cảm thán trước số lượng bảo vật được đem đi kiểm định: "Quả không hổ danh là quốc gia có chiều dài lịch sử hàng nghìn năm, bảo vật lưu lạc trong dân gian nhiều quá!".

Câu chuyện của ông lão người Đông Bắc trong một tập phát sóng của chương trình chính là minh chứng, bởi bảo vật ông mang đi kiểm định được lưu truyền qua nhiều đời trong gia đình.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han

Lão nông họ Lý có gia cảnh nghèo khó. Hình ảnh: Baijiahao

Ông lão họ Lý, vì gia cảnh nghèo khó nên ông có ý định bán những bức tranh cổ mà ông đã lưu giữ bao năm nay, nhưng vì lo sợ bảo vật rơi vào tay những kẻ buôn bán đồ cổ nên đã quyết định mang bức tranh cổ đi đấu giá.

Vừa hay lúc đó, bộ phận di tích văn hóa địa phương đang thu mua di vật văn hóa, ông lão cảm thấy nên giao bức tranh cho quốc gia quản lý. Bởi phần tiền thưởng có lẽ đủ để ông an hưởng tuổi già, hơn nữa lại còn có thể nhìn thấy di vật đó bất cứ lúc nào.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han-Hinh-2

Một phần bức tranh ông Lý mang đi kiểm định. Hình ảnh: Baijiahao

Thế là ông lão mang bức tranh đến tham gia chương trình kiểm định để định giá, sau khi xem xét kỹ lưỡng, chuyên gia nhận thấy đây chỉ là bức tranh vẽ phong cảnh, sử dụng chất liệu lụa và màu thủ công đơn giản, không có gì quý giá như lời giới thiệu bảo vật của lão Lý.

Nhìn thấy các chuyên gia bĩu môi, lão Lý bèn tự tin lớn tiếng: "Thế các anh đã nhìn xuống góc tranh chưa?". Khi họ nhìn thấy phần ở góc bức tranh cổ thì đồng loạt đều bất ngờ và hối hận vì thái độ ban nãy.

Rốt cuộc góc tranh có cái gì mà khiến nhóm chuyên gia phải bất ngờ đến vậy?

Tổ tiên của ông Lý

Hoá ra ở góc bức tranh, các chuyên gia nhìn thấy ấn ký của vua Càn Long và vua Gia Khánh thời nhà Thanh. Đối với đội chuyên gia đã sành sỏi trong việc thẩm định bảo vật cổ thì một con dấu của Càn Long đế đã đủ để nói lên giá trị của bức tranh này. Bởi vua Càn Long vốn nổi tiếng là người đam mê nghệ thuật đặc biệt là hội hoạ thế nên bức tranh này hẳn là được Càn Long đế yêu thích lắm thì mới đóng ấn ký của mình lên đó.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han-Hinh-3

Ấn ký của vua Càn Long. Hình ảnh: Baijiahao

Vị chuyên gia sau khi nhìn rõ góc tranh thì cao hứng và nhanh chóng hỏi ông lão xem tổ tiên của ông là ai?

Thì ra tổ tiên của ông lão này là thị vệ của vua Phổ Nghi. Bởi vì có công hộ tống vua nên tổ tiên của ông được ban thưởng nhiều bảo vật, bức tranh này là một trong số đó.

Do đó, các chuyên gia đã kết luận rằng đây là một bảo vật quý giá và cần được lưu giữ bảo quản. Ông Lý không quá quan tâm về giá trị nghệ thuật của bức tranh mà chỉ sốt ruột muốn nhanh chóng được lĩnh tiền. Ông Lý nói chỉ cần đưa 8 triệu NDT rồi cho các chuyên gia lấy tranh về mà từ từ ngâm cứu.

Biu moi truoc buc tranh co, luc sau chuyen gia lien hoi han-Hinh-4

Toàn bộ bức tranh "Thập Vịnh đồ" là bảo vật gia truyền của lão Lý. Hình ảnh: Baijiahao

Thế nhưng nhóm chuyên gia định giá bức tranh ở mức 20.000 NDT. Sau đó ông lão đã tức tối mang bức tranh rời khỏi chương trình.

Sau này trong một cuộc đấu giá ở Bắc Kinh, bức tranh của ông lão đã được thu mua với giá cao là 18 triệu NDT (tương đương khoảng 65 tỷ VNĐ) và hiện được cất giữ trong Bảo tàng Cố Cung. Đến lúc này, người ta mới biết bức tranh gia truyền của ông Lý chính là trong bức "Thập Vịnh Đồ" của Trương Tiên thời Bắc Tống, vô cùng có giá trị.  

Tin mới