Đắp lá thuốc chữa bệnh, nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử

Việc tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, đặc biệt là phương pháp đắp lá thuốc, không chỉ có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.

Mới đây, tại Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) tiếp nhận người bệnh T.T.L 72 tuổi (Đồng Tháp) gặp phải một tai nạn sinh hoạt chấn thương khớp háng, gây hạn chế vận động, sau đó người bệnh đã tìm đến một thầy thuốc và sử dụng phương pháp đắp lá thuốc mà người bán đã điều chế sẵn.
Sau 20 ngày sử dụng, tình trạng của người bệnh không chỉ không thuyên giảm mà còn trở nên nghiêm trọng hơn khi vùng da đắp lá bị sưng tấy, nóng đỏ và đau lan rộng ra cả cẳng tay, đùi và bụng dưới, có dấu hiệu nhiễm trùng rõ rệt.
Dap la thuoc chua benh, nguy co nhiem trung, hoai tu
Sau thời gian điều trị, tình trạng viêm mô tế bào của bệnh nhân đã ổn định. Ảnh BVCC 
Thấy dấu hiệu nguy hiểm, bà L. mới vào Bệnh viện Nhân dân 115 để thăm khám. Tại khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình, sau khi thăm khám và thực hiện các phương pháp cận lâm sàng, người bệnh được các bác sĩ chẩn đoán gãy cổ xương đùi bên phải, viêm mô tế bào ở nhiều vùng (2 cẳng tay, đùi phải và 2 bên háng).
Người bệnh được khám các chuyên gia khác nhau như nội tiết và truyền nhiễm để điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu đường và nhiễm trùng,
Đồng thời chỉ định điều trị kháng sinh và kháng viêm phù hợp để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Khi tình trạng nhiễm trùng của người bệnh ổn định sẽ tiến hành phẫu thuật để điều trị gãy cổ xương đùi bên phải.
Sau 8 ngày điều trị nội khoa, tình trạng người bệnh đã có chuyển biến tích cực. Vùng đùi không còn bị sưng, tình trạng đau giảm đi nhiều và các dấu hiệu nhiễm trùng cũng được kiểm soát tốt.
Trường hợp này là lời cảnh tỉnh đối với những người bệnh và gia đình trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Việc tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian, đặc biệt là phương pháp đắp lá thuốc, không chỉ có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng mà còn dẫn đến những hậu quả khó lường.
Các phương pháp chữa bệnh cần được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa và được thực hiện trong môi trường y tế có đầy đủ trang thiết bị, nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho người bệnh.

Bé 9 tháng tuổi tử vong do đắp thuốc lá cây chữa bỏng

Bé trai mới 9 tháng tuổi ở Bắc Giang bị bỏng nước sôi ở đùi, gia đình chủ quan không đưa con đi viện mà cho con đắp thuốc lá của thầy lang, bé đã bị sốc nhiễm khuẩn nặng, tím tái và tử vong trên đường đi cấp cứu.

Chia sẻ trên Vietnamnet, TS Lê Ngọc Duy, Giám đốc Trung tâm Cấp cứu và Chống độc Nhi khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé trai 9 tháng tuổi bị bỏng ở Bắc Giang được chuyển đến bệnh viện lúc 2h30 sáng. Tuy nhiên khi kiểm tra, bé đã tím tái, ngừng tim. Các bác sĩ tiếp tục tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn nhưng trẻ không đáp ứng. Vào 3h cùng ngày, gia đình đã xin đưa trẻ về.
Be 9 thang tuoi tu vong do dap thuoc la cay chua bong
 Bệnh nhi bị sốc nhiễm khuẩn và tử vong do đắp lá chữa bỏng. (Ảnh: Người lao động)

Đắp lá chữa nhọt, bé 2 tuổi bị hoại tử vùng sinh dục

Chỉ vài giờ sau khi đắp lá chữa nhọt, trẻ sốt cao, sưng tím vùng bìu, dương vật...hiện sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm.

Khi xuất hiện mụn nhọt ở dương vật kèm đau sưng, gia đình nghe mách tự đắp lá thuốc vào vùng nhọt. Chỉ vài giờ sau đắp lá, trẻ sốt cao, sưng tím vùng bìu, dương vật...hiện sốc nhiễm khuẩn nguy hiểm.
Ngày 28/10, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết đang điều trị trường hợp bệnh nhi gần 2 tuổi ở Thanh Hóa bị hoại tử nặng vùng đùi, bụng và bộ phận sinh dục do gia đình tự đắp thuốc lá chữa bệnh cho trẻ.

Tin mới