DAP - Vinachem báo lãi lao dốc 97% năm 2019, chỉ đạt 4% kế hoạch

(Vietnamdaily) - Vì quý 3/2019 lỗ nặng nên cả năm 2019, DDV chỉ có lãi hơn 6 tỷ đồng, giảm đến 97% so với năm 2018.
 

CTCP DAP – VINACHEM (UPCoM: DDV) đã công bố báo cáo tài chính quý 4/2019 với khoản lãi ròng giảm đến 93% so với cùng kỳ.

Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 529 tỷ đồng, giảm 28% so với quý 4/2018 chủ yếu là giảm sản lượng và cả giá bán, lãi gộp của DDV sụt giảm 39% xuống còn 66 tỷ đồng từ mức 108 tỷ đồng.

DDV cho biết, sản lượng DAP tiêu thụ trong quý 4 giảm 12.467 tấn so với sản lượng trong cùng kỳ, tương ứng giảm 19%.

Trong kỳ DDV có 189 triệu đồng doanh thu từ hoạt động tài chính nhưng chi phí của hoạt động này lại chiếm đến 10 tỷ đồng, tăng thêm 38%.

Nguyên nhân chi phí tăng đáng kể là do chi phí lãi vay tăng do công tác bán hàng chậm, Công ty phải tăng dư nợ hạng mức vay ngân hàng để thanh toán cho nhà cung cấp.

Trừ thêm các chi phí và thuế, DDV báo lãi ròng trong quý 4 chỉ vỏn vẹn 3,5 tỷ đồng, giảm 93% so với con số lãi 48 tỷ đồng của cùng kỳ.

DAP - Vinachem bao lai lao doc 97% nam 2019, chi dat 4% ke hoach
 DAP – VINACHEM báo lãi giảm 97% trong năm 2019, thực hiện chỉ 4% kế hoạch.

Vì quý 3 lỗ nặng nên cả năm 2019 DDV chỉ có lãi hơn 6 tỷ đồng, giảm đến 97% so với năm 2018. Hơn nữa, doanh thu trong cả năm 2019 của Công ty cũng chỉ 1.646 tỷ đồng, giảm 30% so năm trước.

Năm 2019, Đại hội đồng cổ đông thường niên đã thông qua mục tiêu doanh thu 2.506 tỷ đồng và 163 tỷ đồng lãi trước thuế. So với kết quả báo cáo, DDV thực hiện được 66% kế hoạch doanh thu và thực hiện được 4% kế hoạch lãi.

Tính đến ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Công ty là 1.900 tỷ đồng, giảm 4% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tổng nợ phải trả chiếm chiếm 644 tỷ đồng, giảm 10% so đầu năm. Công ty vẫn còn ghi nhận khoản lỗ lũy kế tại ngày cuối niên độ đến 210 tỷ đồng.

Năm 2020 ngành phân bón được dự báo tiếp tục còn gặp khó khăn do hầu hết giá nguyên liệu vật tư đầu vào tăng, giá cà phê, cao su, hồ tiêu tại Đông Nam Bộ và miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục ở mức thấp.

Đặc biệt, 10/13 tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long đã bị nhiễm mặn, đây là khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước, báo hiệu một mùa vụ khó khăn không những đối với nông dân mà khó khăn chung với cả các nhà sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước.

Do vậy, DDV đặt mục tiêu sản xuất, tiêu thụ 220.000 tấn DAP thành phẩm, giá bán bình quân 9 triệu đồng/tấn, doanh thu xấp xỉ 2.000 tỷ đồng, lợi nhuận khoảng 10 tỷ đồng.

Những thương vụ ngàn tỷ bất thành của SCIC trong năm 2019

SCIC phải hủy bỏ cuộc đấu giá QTP, VOC, DMC, SGC, CAG do không có nhà đầu tư tham gia.

Loạt phiên đấu giá ngàn tỷ bị hủy bỏ

Mới đây, SCIC phải thông báo hủy bỏ phiên đấu giá cả lô cổ phần Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh (UPCoM: QTP) do đến hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (16 giờ 00 ngày 4/12) không có nhà đầu tư nào đăng ký tham dự đấu giá. Theo quy định, cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Theo thông báo trước đó, SCIC đưa hơn 51,4 triệu cổ phần, chiếm 11,42% vốn điều lệ của Nhiệt điện Quảng Ninh lên đấu giá. Giá khởi điểm 23.800 đồng/cp, tương đương mức dự thu tối thiểu 1.223 tỷ.

Doanh nghiệp Mã CK Khối lượng chào bán (triệu) Giá chào bán (đồng)
Nhiệt điện Quảng Ninh QTP 51,4 23.800
Cảng An Giang CAG 7,3 99.000
Domesco DMC 12 119.600
Vocarimex VOC 44,2 22.300
XNK Sa Giang SGC 3,56 111.700

Đây không phải là trường hợp thất bại đầu tiên của SCIC trong năm 2019. Nhiều thương vụ thoái vốn quy mô hàng ngàn tỷ khác của tổng công ty cũng bị hủy bỏ do không có nhà đầu tư tham gia.

Như trong tháng 10, phiên đấu giá 7,3 triệu cp Cảng An Giang (UPCoM: CAG) giá khởi điểm 723 tỷ đồng không thể tổ chức khi không nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư. Vào tháng 8, liên tiếp phiên đấu giá 12 triệu cp Domesco (HoSE: DMC) giá 119.600 đồng/cp và 44,2 triệu cp Vocarimex (UPCoM: VOC) giá 22.300 đồng/cp. Hay trong tháng 7, 50% vốn XNK Sa Giang (HNX: SGC), tương đương 3,56 triệu cp được SCIC chào bán giá 111.700 đồng/cp không tìm ra chủ mới.

Trong năm qua, SCIC chỉ hoàn tất được với những thương vụ thoái vốn quy mô nhỏ. Tính đến hết tháng 11, 2 thương vụ thoái vốn thành công lớn nhất là bán gần 10 triệu cp Ladophar thu về 77,3 tỷ đồng và bán 10,3 triệu cp In tổng hợp Cần Thơ thu về 211 tỷ đồng. Đáng chú ý, những phiên đấu giá này thành công nhờ sự tham gia của đa phần là các cá nhân, hoàn toàn vắng bóng tổ chức.

Thất bại do đâu?

Các thương vụ thoái vốn mà SCIC tiến hành trong năm đa phần là đấu giá trọn lô, tức là mỗi nhà đầu tư tham gia sẽ phải mua toàn bộ lượng cổ phần đấu giá. Tổng công ty lý giải việc bán toàn bộ để tránh trường hợp nhà đầu tư chỉ mua một phần nhằm đạt được quyền chi phối doanh nghiệp rồi thôi, cổ đông Nhà nước phải nắm giữ số ít cổ phần còn lại mà không cách nào bán được.

Đồng thời, mức giá khởi điểm đưa ra cao hơn nhiều so với giá cổ phiếu trên thị trường. Như SCIC chào bán cổ phiếu Nhiệt điện Quảng Ninh với giá 23.800 đồng/cp trong khi thị giá chỉ ở vùng 11.000 đồng/cp, thoái Domesco với giá gấp 1,7 lần  và thoái Vocarimex với giá khởi điểm cao hơn giá thị trường 40%.

Với các thương vụ thoái vốn trước đây như Nhựa Bình Minh, Nhựa Tiền Phong, Sabeco, Vinamilk… sau khi Nhà nước thoái vốn xong với giá cao ngất ngưởng thì thị giá lại có xu hướng đi xuống.

Về hoạt động kinh doanh, một vài đơn vị lợi nhuận suy giảm hoặc đà tăng chững lại.

Nhung thuong vu ngan ty bat thanh cua SCIC trong nam 2019

Đơn vị tính: tỷ đồng

Như Vocarimex 9 tháng thực hiện được 1.838 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 45%; lãi sau thuế 136 tỷ, giảm 33% cùng kỳ. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là giá dầu trên thị trường liên tục giảm từ đầu năm đến nay trong khi giá hàng tồn kho cao.

Mới đây, công ty lấy ý kiến cổ đông điều chỉnh kế hoạch doanh thu hợp nhất năm 2019 thành 2.400 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất thành 180 tỷ đồng, giảm lần lượt 40% và 38% so với kế hoạch kinh doanh đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6.

Domesco chững lại khi doanh thu 9 tháng đạt 1.048 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 166 tỷ đồng, tăng nhẹ 8% và 2% cùng kỳ năm trước.

Nhiệt điện Quảng Ninh quý III báo lỗ 5,6 tỷ đồng, lũy kế 9 tháng lãi sau thuế 264,7 tỷ đồng; khả quan so với con số lỗ lần lượt 311 tỷ và 35 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, tính đến 30/9, phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty vẫn âm 234 tỷ đồng.

Ế ẩm thoái vốn Nhà nước 2019, có thể hy vọng vào 2020?

SCIC không bán được vốn Vocarimex, Domesco, XNK Sa Giang do không có nhà đầu tư tham gia.

Thoái vốn ế ẩm

Sau khi có quyết định 1232 của Thủ tướng phê duyệt danh mục doanh nghiệp có vốn Nhà nước thực hiện thoái vốn giai đoạn 2017-2020, hoạt động thoái vốn và IPO đã trở nên sôi động hơn. Năm 2017, thị trường thăng hoa với thương vụ thoái vốn đạt giá trị hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí hàng trăm ngàn tỷ đồng như Sabeco, Vinamilk, Nhựa Bình Minh. Đến năm 2018, loạt tập đoàn lớn như PVOil, PVPower, Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tập đoàn Cao su Việt Nam (GVR) tiến hành IPO thu hút hàng nghìn nhà đầu tư tham gia hay thoái vốn Vinaconex đem về cho ngân sách hơn 9.000 tỷ đồng.