Đạt Phương bị phạt và truy thu thuế gần 895 triệu đồng

(Vietnamdaily) - CTCP Đạt Phương (DPG) vừa công bố Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế từ Cục thuế Hà Nội với tổng số tiền bị phạt, truy thu và chậm nộp gần 895 triệu đồng.

Theo Quyết định xử phạt, DPG đã có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp, khai sai không dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp.

Do đó, Công ty bị phạt hành chính hơn 139 triệu đồng, bị truy thu gần 696 triệu đồng cho Thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Song song, DPG cũng phải nộp phạt hơn 57 triệu đồng với tiền thuế chậm nộp, số tiền này tính đến hết ngày 20/12.

Dat Phuong bi phat va truy thu thue gan 895 trieu dong
 DPG bị truy thu thuế.

Như vậy, tổng cộng số tiền Đạt Phương nộp lại cho cơ quan thuế gần 895 triệu đồng.

Ngoài ra, Công ty buộc phải điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng năm 2019 còn được khấu trừ chuyển kỳ sau hơn 40 triệu đồng.

Sơ về tình hình kinh doanh, trong 9 tháng 2020, Đạt Phương ghi nhận doanh thu là 1.371 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 76 tỷ đồng.

So với kế hoạch đề ra, doanh nghiệp đã thực hiện được 17% mục tiêu doanh thu và 32% mục tiêu lợi nhuận.

Mặc dù lợi nhuận tăng mạnh nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh chính trong 9 tháng đầu năm lại âm 8,7 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 83,6 tỷ đồng.

Do lỗi giao dịch, vợ Chủ tịch Đạt Phương chỉ mua được hơn 100.000 cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Vợ Chủ tịch Đạt Phương đã thực hiện đồng thời mua bán cổ phiếu trong thời gian đăng ký mua do lỗi giao dịch.

Bà Trần Thị Thúy Hằng vừa có thông báo kết quả giao dịch cổ phiếu DPG của CTCP Đạt Phương. Theo đó, bà Hằng đã mua vào 103.670 cổ phiếu, đồng thời bán ra 1.000 cổ phiếu DPG trong thời gian từ 17/8-3/9 và nâng sở hữu tại Công ty từ 3,808% lên 4,036% vốn.

Theo thông tin công bố trước đó, bà Hằng đăng ký mua vào 300.000 cổ phiếu DPG. Tuy vậy bà đã thực hiện đồng thời mua và bán. Bà Hằng cho biết sự việc mua bán xảy ra do lỗi giao dịch, như vậy bà Hằng chỉ mua ròng được 34% lượng cổ phiếu đăng ký trước đó.

Doanh nghiệp bất động sản và con dao 2 lưỡi đòn bẩy tài chính

(Vietnamdaily) - Trong lúc dịch bệnh COVID-19 làm thị trường bất động sản “đóng băng”, nhiều doanh nghiệp chưa thu hồi được vốn để đầu tư, theo đó vay nợ tài chính là một hình thức được ưu tiên hơn cả.

Báo cáo triển vọng ngành bất động sản của Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), cấu trúc huy động vốn dự án từ khách hàng chiếm khoảng 30-40%, giúp tỷ lệ sử dụng đòn bẩy ở mức tương đối an toàn. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu toàn ngành, theo số liệu từ FinPro, giảm nhẹ từ mức 65,3% năm 2016 về mức 62,2% năm 2019.

Tính trong 9 tháng đầu năm 2020, còn khá nhiều doanh nghiệp bất động sản có nguồn vốn chính từ đi vay với tỷ suất nợ vay/tổng nguồn vốn trên 30% như CII, DPG, HDG, VPI, NVL, VIC, CEO…