Đau bụng chỗ này, coi chừng ung thư túi mật

Đau vùng bụng trên bên phải rất lâu nhưng không đi khám, người phụ nữ gục ngã khi biết mình bị ung thư túi mật đã di căn.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa gan mật Lâm Tương Hoành, người Trung Quốc, mới đây chia sẻ về một trường hợp ung thư túi mật, đồng thời chỉ ra rằng, loại ung thư này là kẻ giết người thầm lặng, bất kỳ khối u nào liên quan đến "gan, túi mật và tuyến tụy" thường không có triệu chứng, không dễ phát hiện và chẩn đoán ở giai đoạn đầu.
Theo bác sĩ Lâm, mới đây, một người phụ nữ 55 tuổi bình thường cơ thể không có khó chịu gì, nhiều nhất là thỉnh thoảng đau vùng bụng trên bên phải, đau rất lâu nhưng do không thường xuyên cũng không quá đau đớn nên cô không chú ý lắm.
Dau bung cho nay, coi chung ung thu tui mat
 Ảnh minh hoạ. 
Không ngờ gần đây, người phụ nữ đột nhiên bị nôn mửa và tiêu chảy, tình trạng nghiêm trọng nên được đưa đi cấp cứu. Qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện có khối u trong túi mật, điều đáng tiếc hơn là bạch huyết, gan và phúc mạc đã di căn, không thể cứu chữa. Lúc này, cả bệnh nhân và người nhà đều không thể chấp nhận nổi sự thật nghiệt ngã.
Qua trường hợp này, bác sĩ Lâm nhắc nhở, 80% bệnh nhân ung thư túi mật là có sỏi mật, nhưng sỏi mật là bệnh phổ biến, còn ung thư túi mật là bệnh hiếm gặp, chỉ có dưới 1% sỏi mật sẽ phát triển thành ung thư túi mật, cho nên không phải bệnh nhân sỏi mật nào cũng cần cắt bỏ túi mật.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu túi mật bị viêm mãn tính, hoặc nếu túi mật có sỏi lớn hơn 3 cm, nguy cơ ung thư túi mật sẽ tăng lên. Ngoài ra, nếu polyp túi mật lớn hơn 1 cm thì nên cắt bỏ để phòng ngừa ung thư túi mật.
Bác sĩ cũng chỉ ra, 5 tình trạng sau đây có khả năng cao dẫn đến ung thư túi mật:
1. Tiền sử gia đình làm tăng nguy cơ gấp 5 lần
2. Hút thuốc
3. Phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư túi mật cao gấp 3 đến 4 lần nam giới
4. Béo phì
5. Người cao tuổi, bởi ung thư túi mật đa số trên 65 tuổi
Do các triệu chứng ban đầu của ung thư túi mật không rõ ràng nên đa số bị chẩn đoán nhầm thành sỏi mật hoặc viêm túi mật mãn tính. Nếu thấy chán ăn, buồn nôn, đau vùng bụng trên phải hay đau hạ sườn phải dai dẳng, sụt cân, vàng da, bụng chướng, bạn nên đặc biệt chú ý. Tuy nhiên, lúc này bệnh thường đã ở giai đoạn nặng nên để đề phòng ung thư túi mật và các yếu tố nguy cơ liên quan, cần đi khám định kỳ.

>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Liệu pháp miễn dịch tự thân: Hy vọng mới trong điều trị ung thư 

Nguồn video: VTV

Biến chứng hoại tử túi mật sau hồi phục COVID-19 ở Ấn Độ

Bệnh viện Sir Ganga Ram ở Delhi, Ấn Độ gần đây đã điều trị cho 5 bệnh nhân được chẩn đoán mắc chứng hoại tử túi mật sau khi hồi phục COVID-19.

Cả 5 bệnh nhân gồm 4 nam và 1 nữ nhập viện trong tình trạng túi mật bị viêm nặng nhưng không có sỏi mật, dẫn đến hoại tử túi mật. Được biết, những bệnh nhân này đều phải phẫu thuật nội soi cấp cứu, cắt bỏ túi mật đã bị hoại tử.

Triệu chứng có thể gặp ở 70% bệnh nhân ung thư

Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Anh, chứng khó thở ảnh hưởng từ 5 đến 7 người trong số 10 bệnh nhân ung thư.

Các triệu chứng ung thư thường không xuất hiện đột ngột mà diễn ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nâng cao nhận thức về các dấu hiệu cảnh báo bệnh rất quan trọng vì phát hiện sớm sẽ đem đến kết quả điều trị tốt hơn.

Một số triệu chứng chỉ xảy ra ở một loại ung thư nhất định. Bên cạnh đó, có những biểu hiện phổ biến ở các loại ung thư khác nhau, chẳng hạn như chứng khó thở.

3 thực phẩm phổ biến hại gan nên cảnh giác

Nói đến ung thư gan, đây là căn bệnh ung thư ác tính khiến không biết bao nhiêu người phải ngán ngẩm, khó tránh khỏi, được mệnh danh là “vua của các bệnh ung thư”.

Đáng tiếc, mỗi năm trên thế giới có hơn 800.000 ca mắc ung thư gan mới và tỷ lệ mắc bệnh vẫn đang tiếp tục gia tăng.

Ung thư gan không xảy ra đột ngột, “quá trình” khởi phát của nó được biểu hiện chung là: tổn thương gan - viêm gan - xơ gan - ung thư gan. Khi nói đến tác nhân gây hại cho gan, điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến đó chính là rượu bia.

Tin mới