Đau đầu khi mua sắm cho mùa đến trường trong thời kỳ lạm phát

Chi phí gia tăng đang đè nặng lên các gia đình trong mùa tựu trường này. Đồ dùng học tập tăng giá có thể khiến hàng triệu người gặp khó khăn khi mua sắm.

Mua sắm mùa tựu trường năm nay không hề dễ dàng đối với Lauren Cyr. Bà mẹ ba con đã tìm kiếm các mặt hàng khuyến mãi và trải rộng việc mua sắm ở nhiều cơ sở khác nhau. Tuy nhiên, người phụ nữ 31 tuổi này nhận thấy mọi thứ từ ba lô đến giấy viết đều có giá cao hơn - và kì nghỉ hè đang siết chặt ngân sách gia đình cô nhiều hơn so với những năm trước.

Cyr, một giám đốc dịch vụ khách hàng sống ở Ruskin, Florida, cho biết: “Trước khi tôi đi mua sắm, tôi sẽ nói với bạn rằng, tôi đã vô cùng hoảng loạn và đã khóc. Chỉ là đau đầu thôi.”

Dau dau khi mua sam cho mua den truong trong thoi ky lam phat

Cyr không đơn độc. Một gia đình trung bình có con từ tiểu học đến trung học tại Mỹ có kế hoạch chi tiêu kỷ lục 890,07 USD (21 triệu VND) cho các mặt hàng phục vụ mùa tựu trường trong năm nay, theo một cuộc khảo sát với hơn 7.800 người tiêu dùng do Liên đoàn bán lẻ quốc gia và Prosper Insights and Analytics công bố vào tháng trước. Tổng chi tiêu cho các hạng mục liên quan đến trường học dành cho học sinh ở các lớp này dự kiến sẽ tăng lên mức cao mới là 41,5 tỷ USD.

Chi phí gia tăng có thể khiến hàng triệu người gặp khó khăn khi họ cố gắng lấp đầy chiếc ba lô đến trường của những đứa trẻ trong độ tuổi đi học trong năm nay. Dù lạm phát nhìn chung đã chậm lại, người tiêu dùng có thể không cảm thấy yên tâm vì giá đồ dùng học tập vẫn tiếp tục tăng.

Jay Zagorsky, giáo sư tại Trường Kinh doanh Questrom của Đại học Boston, cho biết: “Đối với những gia đình có thu nhập trung bình, sẽ có một cú sốc xảy ra.”

Mùa đến trường trong thời kỳ lạm phát

CNBC đã sử dụng chỉ số giá sản xuất (PPI) - một thước đo lạm phát được theo sát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp do Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ đo lường - để theo dõi chi phí sản xuất các mặt hàng thường mua cho học sinh sinh viên đã thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến năm 2023.

Giấy

Học sinh thường sử dụng 02 loại là giấy để viết và giấy in. Giá của cả hai đều giảm trong đại dịch Covid-19 trước khi tăng mạnh. Chi phí của các nhà sản xuất giấy vào tháng 6 năm 2023 cao hơn khoảng 24% so với cùng kỳ tháng 4 năm trước.

Dụng cụ viết, dụng cụ mỹ thuật và đồ dùng văn phòng

Giá của các sản phẩm như keo và bút chì cũng đang tăng lên. Lạm phát đối với bút mực, bút đánh dấu và bút chì cơ học - cũng như các bộ phận liên quan đến các sản phẩm này - dường như đã lên đến đỉnh điểm. Giá vào tháng 6 năm 2023 cao hơn 13% so với cùng tháng năm 2019.

Tỷ lệ lạm phát đối với một nhóm hàng hóa bao gồm bút chì và các vật dụng khác thường được sử dụng trong văn phòng và mỹ thuật cũng biến động tương tự. Giá đã tăng 23,2% từ tháng 6 năm 2019 đến tháng 6 năm 2023.

Ba lô

Đồ dùng mang tính biểu tượng nhất của một học sinh cũng trở nên đắt đỏ hơn. Giá ba lô đã tăng ít hơn so với các hàng hóa khác, nhưng vào tháng 6 năm 2023, giá này vẫn cao hơn 10,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Bật cười bài văn giới thiệu đồ dùng học tập của học sinh tiểu học

Ngay sau khi được đăng tải, bài văn này đã ngay lập tức nhận về vô số những ý kiến phản hồi từ cộng đồng mạng.

Phần lớn những bài văn miêu tả của học sinh tiểu học thường thu hút rất đông sự chú ý từ cộng đồng mạng. Tuy không được chỉnh chu, hoa mỹ như nhiều bài văn khác, thế nhưng sự hồn nhiên, ngây thơ và đôi khi là hài hước lại khiến nhiều người dùng không khỏi thích thú.

Những dấu hiệu con đang bị bắt nạt, bạo lực học đường cha mẹ cần biết

Phụ huynh có thể nhận biết con đang bị bạo lực học đường như sách vở, quần áo của trẻ tự nhiên bị rách, hỏng hóc, đồ dùng học tập bị hư hại…

Hay trên cơ thể trẻ có những vết bầm tím, xây xát bất thường… Bên cạnh những biểu hiện dễ thấy trên cơ thể, bố mẹ cũng cần chú ý đến tinh thần của con như đột ngột thay đổi, mấy hứng thú, không thích đến trường...

Thời gian gần đây liên tiếp xảy ra những vụ bạo lực học đường nghiêm trọng, để lại những tổn thương không chỉ về sức khỏe, tinh thần, thậm chí nguy hại đến cả tính mạng của học sinh.

Tin mới